Giáo dục “Hợp tác đa ngành” của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 47)

Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản có công không nhỏ của việc thực hiện giáo dục nghề nghiệp. Nhật Bản gọi giáo dục nghề nghiệp là “ Giáo dục trong mắt DN”. Nhật Bản cũng lấy DN làm chính, TH làm phụ trong các mô hình đào tạo nhân tài. Cách làm cụ thể là:

1, Nhà nước thiết lập chế độ giáo dục hợp tác đa ngành, các tổ chức và cơ quan phụ trách chỉ đạo, điều phối việc liên kết đào tạo;

2, Hình thức hợp tác có các loại hình như tập trung nhập học, luân phiên hướng dẫn, ủy thác đào tạo;

3, Trong thời gian làm việc, DN phụ trách đào tạo kỹ năng cho SV, thời gian còn lại TH chịu trách nhiệm dạy học;

4, Trọng tâm công việc của trường phần nhiều đặt vào việc hợp tác nghiên cứu khoa học với DN.

1.5.1.5.Mô hình “Đặt hàng của DN” của Trung Quốc

Việc làm là căn bản của đời sống, là cơ sở hài hòa xã hội, cũng là một khâu quan trọng quyết định sự hưng thịnh thành bại của các trường. Do đó tất cả các TH đều coi việc làm của SV là một điều quan trọng trong công tác của nhà trường, đồng thời ra sức xây dựng mô hình có thể mở rộng các kênh việc làm thông qua liên kết với các DN.

Mô hình “đặt hàng” này chính là dựa vào thực tế phát triển việc làm cho SV, các DN tuyển dụng căn cứ tình hình thực phát triển để dự tính nhu

cầu nhân lực cho công ty, tiến hành “đặt hàng” với TH, “mua đứt” các SV tốt nghiệp, DN và TH sẽ ký kết thỏa thuận bồi dưỡng nhân tài, cùng nhau xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy học, cuối cùng công ty tuyển dụng sẽ sắp xếp việc làm cho SV theo thỏa thuận đó. Mô hình này có hai hình thức chủ yếu, một là mục tiêu đào tạo của tất cả SV trong một lớp sẽ chỉ hướng tới một DN, phù hợp với lượng nhu cầu nhân lực tương đối nhiều của công ty đó, hai là mục tiêu đào tạo SV trong một lớp sẽ hướng tới nhiều DN khác nhau, thích hợp với các công ty có lượng nhu cầu nhân lực tương đối ít. Nhằm thu hút các DN “đặt hàng” nhiều hơn, nhà trường đã đi sâu tìm hiểu nhu cầu nhân tài của các công ty để điều chỉnh chuyên môn, cải cách nội dung dạy học, cách làm này vừa có thể giảm bớt được việc đào tạo một cách tràn lan của các TH, vừa giúp DN giải quyết được vấn cung ứng nhân tài.

Từ góc độ mở rộng kênh việc làm, mô hình “Đặt hàng có ích cho các TH thực hiện mục tiêu lấy việc làm làm định hướng, giải quyết việc làm cho SV. Đối với DN mà nói, các SV được đào tạo ra, có khả năng thích ứng công việc nhanh, có thể tiết kiệm được vốn đào tạo và thời gian cho công ty. Chính vì vậy mô hình hợp tác này đối với DN hay TH đều là hành động hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau. Theo thống kê ban đầu, Trung Quốc hiện nay đã có hơn 70% các trường dạy nghề đều thực hiện theo mô hình đào tạo nhân tài này. Trong quá trình thực hiện cần chú ý quy cách đào tạo, phương thức quản lý, đánh giá chất lượng đều cần phải có sự tham gia của các DN, đây cũng là điều quan trọng để mô hình này có thể thực hiện thuận lợi và đạt được hiệu quả như mong đợi hay không.

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 47)