Thiết kế hệ thống chỉnh thể liên kết

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 112)

TĐH liên kết với DN là để bồi dưỡng nhân tài cho nhu cầu phát triển kinh tế của xã hội, liên kết đào tạo nhằm đạt được nhân tài cần thiết giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, điểm kết hợp giữa hai bên là SV, SV thông qua liên kết đào tạo nâng cao năng lực, nâng cao dự báo nghề nghiệp, đồng thời thông qua tham gia thực tiễn công việc đạt được những lợi ích kinh tế nhất định. Vì thế, mấu chốt của cơ chế động lực liên kết đào tạo là làm thế nào liên kết ở trình độ cao nhất đáp ứng được nhu cầu lơi ích ba bên TĐH, DN, SV, hình thành cơ chế có lợi cho nhiều bên. Đối với TĐH, nhà nước cần kiên trì phương châm giáo dục lấy nghề nghiệp làm định hướng, lấy con đường bồi dưỡng nhân tài để đánh giá lợi ích của trường, gắn kết với tài chính của trường với nhà nước, nhận biết sâu sắc tính quan trọng và tính cần thiết của liên kết đào tạo đối với TĐH. Đối với DN, nên bảo vệ tính tích cực của DN khi hợp tác với TĐH, xác định lợi ích dự kiến mà liên kết đào tạo đạt được,

bao gồm: ưu tiên quyền lựa chọn SV tốt nghiệp, có thể tận dụng nguồn lực của nhà trường, đồng thời hưởng nguồn phụ cấp tài chính hoặc miễn giảm thuế từ pháp luật. Đối với SV, nhà nước nên lấy hình thức pháp luật bảo đảm cho SV trong khi tham gia làm việc thực tế có thể đạt được kinh nghiệm làm việc thực tế và thu được một khoản thù lao nhất định, nâng cao năng lực chuyên môn và tố chất tổng hợp của SV, thúc đẩy cho sự phát triển nghề nghiệp sau này.

Vì thế, chúng ta có thể thiết kế chỉnh thể liên kết dựa trên 3 tầng như sau: Một là tầng chế độ. Kiện toàn các qui định của pháp luật, các khâu liên kết đào tạo đều thực hiện dưới sự ràng buộc của pháp luật. Xây dựng khung pháp luật hợp tác DN TĐH, qui định rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ của DN và TĐH, xây dựng hệ thống nhận định tư cách nghề nghiệp lấy năng lực làm chủ; đồng bộ các chế độ liên quan như chế độ sử dụng lao động, chế độ lương, chế độ giáo dục và học tập.

Hai là tầng cơ chế. Xây dựng cơ chế bổ sung lợi ích DN hợp lý. Nếu căn cứ pháp luật nước ta xác nhận đầu tư có hiệu quả của chủ thể đầu tư như DN tham gia vào liên kết đào tạo, sẽ được hưởng chế độ miễn giảm thuế, để khuyến khích ủng hộ các DN tham gia giáo dục và bồi dường nghề nghiệp, xây dựng các dự án đề án về nhu cầu nhân tài, nhân lực, từ đó chính phủ có thể nắm được và chỉ đạo ở tầng vĩ mô, xây dựng và hoàn thiện thể chế điều phối giữa phát triển kinh tế với phát triển giáo dục nói chung, phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cho xã hội nói riêng, làm cầu nối giữa TĐH và DN, xây dựng hợp tác đa dạng hóa DN TĐH, thúc đẩy hợp tác giữa DN với TĐH hơn nữa.

Ba là tầng thao tác. Lựa chọn bộ phận các DN có qui mô và các TĐH tiêu biểu, dưới sự chỉ đạo của chính phủ, hình thành quan hệ kết nối ổn định và hướng hợp tác, nêu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, lấy DN làm chủ, trường sẽ tổ chức các buổi, khóa bồi dưỡng và đào tạo nghề nghiệp, xây

dựng mô hình giáo dục vừa học vừa làm, xây dựng văn bản quy định về việc DN tiếp nhận SV có ngành học phù hợp với công ty đến thực tập.

c) Ý nghĩa tác dụng

Giải pháp từ phía chính phủ khuyến khích những DN tham gia giáo dục nghề nghiệp và quy định xử phạt đối với DN không chấp hành nghĩa vụ giáo dục đã được chứng minh là phương pháp vô cùng có hiệu quả trong việc cổ vũ và ràng buộc DN tham gia vào liên kết đào tạo với TĐH. Chúng ta có thể coi nguyên tắc thực hiện do nhà nước hoặc đơn vị trung gian qui định DN tham gia liên kết đào tạo với TĐH, chỉ rõ trách nhiệm và quyền hạn cụ thể và những biện pháp xử phạt tương ứng các DN nên đảm nhận, và tăng cường sự chấp hành chính sách, đối với những DN chưa thể thực hiện nghĩa vụ sẽ có sự trừng phạt nhất định về kinh tế, về mặt pháp luật hình thành tính ràng buộc doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp

Đồng thời, nên nhấn mạnh quản lý tổ chức DN và tác dụng đôn đốc, hình thành cơ chế ràng buộc đối với DN. Chính phủ nên cổ vũ DN thực hiện trách nhiệm xã hội, thông qua lập pháp để tổ chức ngành nghề có địa vị pháp luật, dưới sự chỉ đạo của chính phủ, để tổ chức tính nghề nghiệp tham gia quản lý DN. Thông qua phát huy tác dụng cầu nối của tổ chức tính nghề nghiệp, xây dựng tổ chức và cơ cấu liên kết DN, TĐH và chính phủ, để chính phủ cung cấp chính sách xây dựng và tư vấn, tuyên truyền cho DN và TĐH, mở rộng kinh nghiệm thành công của liên kết đào tạo, hình thành phạm vi tốt để DN tham gia giáo dục nghề nghiệp ở trong nội bộ ngành. Mở rộng quản lý tổ chức ngành và chức năng điều chỉnh tiêu chuẩn qui tắc bồi dưỡng nhân tài, khiến cho tổ chức DN duy trì bảo vệ được lợi ích của mình, đồng thời ràng buộc và giám sát nghĩa vụ giáo dục nghề nghiệp của DN.

Giải pháp này chỉ có thể thực hiện trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khi yếu tố cạnh tranh được đề cao, đòi hỏi TĐH và DN muốn tồn tại phải nâng cao năng lực của mình, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua hành lang pháp lý đã được xây dựng, nhà nước chỉ giữ vai trò điêu hướng, không trực tiếp tham gia thực hiện công tác đào tạo nhân lực với nhà trường và DN.

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)