DN nên tăng cường hơn nữa trách nhiệm xã hội, chủ động tham gia

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 117)

tham gia hợp tác với TĐH

Các DN cần tăng cường tính tích cực và chủ động, đi sâu hơn nữa tham gia vào giáo dục nghề nghiệp. TĐH là tổ chức mang tính công ích của xã hội, lấy giáo dục con người làm mục tiêu, theo đuổi lợi ích của xã hội; DN là tổ chức kinh tế của xã hội, lấy lợi nhuận làm mục tiêu, theo đuổi lợi ích kinh tế. Việc DN có muốn tham gia vào liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp hay

không, điều quan trọng nằm ở việc họ thu được gì từ việc hợp tác đó. Còn DN có thể tìm thấy các DN phù hợp với việc liên kết đào tạo hay không, điều quan trọng nằm ở việc trường có đủ sức thu hút không. Nhiều trường do các chuyên ngành không phù hợp với nhu cầu của công ty, hay khả năng của SV không tương ứng với vị trí thực tập, tư chất SV cũng như quan niệm kỷ luật của SV quá kém, khiến nhiều DN không muốn tiếp nhận các SV của trường đó vào thực tập và huấn luyện đào tạo. Không ít nhà DN chỉ cho rằng tham gia liên kết đào tạo với TH chỉ là việc không mang lại lợi ích gì. Nhìn từ thực tiễn, rất nhiều hợp tác giữa DN và TH chỉ là hợp tác bề nổi trong thời gian ngắn.

3.4.2.4.DN cần thay đổi hiện trạng vị trí thực tập ít mà thời gian thực tập dài.

Tình trạng phổ biến là rất ít DN, tổ chức cho sinh viện thực tập được trực tiếp làm việc hay chỉ dạy tận tình. Đến thực tập nhưng hầu như công việc chuyên ngành, kiến thức được truyền đạt ở trường hầu như không phát huy được vì SV chỉ được đứng ngoài và quan sát công việc, ngồi đọc tài liệu, chứng từ hoặc làm những việc lặt vặt. Các DN, tổ chức với tâm lý e ngại nhận SV năm cuối các trường đến thực tập vì kinh nghiệm ở họ chưa có, không có lợi cho đơn vị, sợ “bị quấy rầy”, thậm chí có DN thu nhận toàn bộ hồ sơ danh sách SV có yêu cầu đến thực tập và công khai cho phép SV về nhà nghỉ hè, khỏi đến cơ quan, đơn vị để thực tập, họ hẹn ngày đến trả giấy chứng nhận thực tập.“Thực tập ở nhà, chờ xin dấu” là một thực trạng phổ biến hiện nay của SV năm cuối các TĐH. Đến cơ quan, đơn vị thực tập nhưng không được thực tập thực sự, thời gian đó đối với SV hầu như chỉ là thời gian rãnh rỗi, sát ngày nộp báo cáo thì chỉ cần xin bảng số liệu, tài liệu để viết.

Do SV thực tập không quen với quy trình công nghệ sản xuất, thao tác kỹ thuật không thành tạo, khiến tỷ lệ phế phẩm cao, thêm vào đó số SV thực tập nhiều, nên nhiều DN khó sắp xếp công việc, một số DN chỉ ứng phó với

yêu cầu thực tập của TĐH là một phương án giải quyết vấn đề nhân lực. Một số công ty coi SV thực tập của các trường dạy nghề là lao động giá rẻ, không muốn sắp xếp đào tạo, luân chuyển công việc cho SV thực tập.Thời gian làm việc của nhiều SV thực tập ở một số công ty vượt quá 8 tiếng đồng hồ, thậm chí buổi tối hay cuối tuần còn liên tục tăng ca, ảnh hưởng đến sức khỏe của SV. Tiền lương thực tập của nhiều công ty quá thấp, có nơi thậm chí còn không trả lương thực tập. Chính vì vậy, DN cần thay đổi quan niệm coi những SV thực tập là lao động giá rẻ hoặc lao động miễn phí.

3.4.2.6.DN cần nâng cao tầm quan trọng của việc đào tạo nhân viên đang làm việc

Các DN ở các nước phát triển rất coi trọng việc huấn luyện đào tạo và tiếp tục bồi dưỡng cho nhân viên đang làm việc. So sánh với các nước phát triển, các DN của nước ta hiện nay ngoài việc giáo dục và đào tạo an toàn cho nhân viên ra, rất ít chú trọng đến việc đào tạo tiếp chuyên môn cho nhân viên. Do đó, các DN ít chủ động hợp tác liên kết đào tạo với các trường. Tuy nếu DN thực hiện đào tạo nguồn nhân lực đó một cách chuyên sâu và tốt hơn, mặc dù DN phải chi trả các chi phí đào tạo đó không ít, nhưng chắc chắn hiệu quả công việc của những nhân viên có năng lực và kỹ năng đem lại cho DN không hề nhỏ. Chính vì vậy, các DN nên nhìn nhận và đầu tư tương lai cho định hướng phát triển công ty của mình ngay từ việc thực hiện liên kết đào tạo kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn cho nhân viên của công ty mình.

c) Ý nghĩa tác dụng

Các giải pháp từ phía DN vừa nêu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình thiết lập liên kết đào tạo giữa TĐH và DN. Các giải pháp này khi đưa vào thực thi sẽ giúp DN định hướng và xác định các nội dung và mục tiêu liên kết cụ thể của mình, chủ động hơn nữa trong liên kết đào tạo với TĐH nhằm đạt được mục tiêu thúc đẩy đào tạo nhân lực.

d) Điều kiện khả thi

Các giải pháp nêu trên chỉ có thể áp dụng trong điều kiện DN có sự phát triển nhất định, có tiềm lực kinh tế và các điều kiện nền tảng về điều kiện cơ sở vật chất, có môi trường cho SV thực tập. Có như vậy, sự liên kết mới thực sự đi sâu vào chất lượng và nâng cao hiệu quả của nó.

3.4.3. Giải pháp từ phía TĐH

a) Căn cứ đề xuất

Rất nhiều TĐH ở nước ta hiện nay có chương trình giảng dạy và mô hình quản lý SV về cơ bản vẫn là các mô hình truyền thống giáo dục thông thường. Tuy tên chuyên ngành, tên chương trình có thay đổi, nhưng vẫn chủ yếu thực hiện theo mô hình chung ban ngày lên lớp, buổi tối tự học, cuối kỳ thi. Nhìn bề ngoài trình tự dạy học tương đối ổn, nhưng lại không có đặc điểm của giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, nguyên nhân chủ yếu là khó thay đổi mô hình giảng dạy, xây dựng trang thiết bị thực tập, quản lý SV, cải cách dạy học của các TH.

b) Cách làm

3.4.3.1. Nhà trường cần tăng cường xây dựng năng lực chuyên môn

Thứ nhất, cần thay đổi hiện trạng hệ thống lý thuyết cách xa thực tiễn ở các TĐH. Các chương trình học của TĐH hiện nay thường tồn tại vấn đề khoảng cách giữa thiết lập chuyên ngành và nhu cầu xã hội, giữa hệ thống dạy học lý thuyết và thực tiễn sản xuất còn cách nhau khá xa. Do nhiều trường không chú trọng điều tra xã hội, nên không thể đổi mới chuyên ngành và chương trình giảng dạy theo nhu cầu của xã hội và DN.

Thứ hai, cần bổ sung lượng thiếu giáo viên giỏi kiến thức, am hiểu thực tiễn. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhiều DN cảm thấy không hứng thú với việc liên kết đào tạo hay thiếu sự tích cực và chủ động đó chính là đội ngũ giáo viên giỏi của các trường còn quá ít, giáo viên hiểu biết

về tri thức mới hay kỹ thuật mới rất ít, không theo kịp với xu thế và nhu cầu phát triển của xã hội, nên không góp ích được nhiều cho sự phát triển sản phẩm mới của công ty. Các trường không đủ khả năng kết hợp nghiên cứu sản xuất và việc học tập khó có thể thu hút các DN tham gia liên kết đào tạo.

3.4.3.2. Nhà trường cần gắn kết tạo môi trường văn hóa DN cho TĐH

Do cơ chế quản lý TH và cơ chế vận hành của DN không giống nhau nên văn hóa công ty và văn hóa nhà trường có sự khác biệt khá lớn, một bộ phận SV của các TĐH không thể thích ứng được với môi trường làm việc trong thời gian ngắn ở công ty, đối mặt với sự quản lý nghiêm khắc của công ty, tâm lý của nhiều SV thay đổi, họ tự ti nghi ngờ vào khả năng của mình, mất đi niềm tin vào công viên, khó phát huy kiến thức và khả năng của mình, khiến việc hợp tác chiều sâu khi liên kết đào tạo chịu những ảnh hưởng nhất định. Chính vì vậy, nhà trường nên tạo môi trường tập mô phỏng theo những đặc điểm văn hóa DN, để SV có thể làm quen ngay từ trong giảng đường, mà không gặp phải khó khăn hay bỡ ngỡ với công việc ngay sau khi tốt nghiệp.

3.4.3.3. Nhà trường cần thay đổi sự quản lý SV thực tập của trường

Các SV khi đến các công ty thực tập, do các địa điểm thực tập phân tán trên diện rộng, hơn nữa số lượng giáo viên của trường cũng có hạn, nên lượng giáo viên được cử để hướng dẫn thực tập không nhiều. Do nhiều công ty có cường độ làm việc lớn, thường xuyên tăng ca, nếu TĐH và DN không quan tâm sát sao, không tăng cường chỉ dẫn và quản lý đúng đắn, SV rất dễ phát sinh vấn đề về cuộc sống, công việc và tâm lý.

Hơn nữa, trách nhiệm an toàn của SV thực tập là vấn đề cả DN và TĐH đều rất lo lắng, cũng là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều sâu của liên kết đào tạo. TĐH cho rằng SV tham gia thực tập đã bước ra khỏi mái trường đến với công ty thực tập, tách rời khỏi sự giám sát của nhà trường, làm việc và đem lại lợi nhuận cho công ty, thì đương nhiên do công ty

đó chịu trách nhiệm an toàn của SV đó; còn DN lại cho rằng, SV chưa tốt nghiệp, trách nhiệm an toàn của SV vẫn phải thuộc về phía nhà trường. Trong khi đó nhà nước không có bất kỳ pháp quy nào liên quan đến vấn đề an toàn cho SV thực tập, hay Luật lao động của Việt Nam không có điều khoản liên quan bảo hộ an toàn nhân thân của SV thực tập. Chính vì vậy, việc thực tập trở thành một việc làm “cưỡi ngựa xem hoa” của các SV, nên hiệu quả thực hành thực tế không hề có. Việc nhà trường quản lý và giám sát SV thực tập là vô cùng quan trọng, tuy nhiên nên kết hợp chặt chẽ với phía DN, bởi SV thực tập trực tiếp ở DN, để hiệu quả và lợi ích đạt được tốt nhất cho chính SV, nhà trường cũng như DN.

c) Ý nghĩa tác dụng

Các giải pháp từ phía TĐH tập trung vào trọng tâm thực trạng của các trường. Sự liên kết sẽ không thực sự hiệu quả nếu như các trường không chủ động trong việc tự thay đổi, điều chỉnh để thích nghi. Khi các trường nhìn nhận, đánh giá và phát triển chính nội lực của mình, thì liên kết đào tạo sẽ là động lực tiếp thêm cho mục tiêu nâng cao chất lượng nhân lực của nhà trường.

d) Điều kiện khả thi

Điều kiện khả thi của các giải pháp trên là bản thân nhà trường có mục tiêu phát triển ngắn hạn và dài hạn được xây dựng rõ ràng trên nền tảng năng lực và định hướng phát triển tự thân, thay đổi, điều chỉnh từ chính nội lực của trường để đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.

3.4.4.Giải pháp từ phía SV

a) Căn cứ đề xuất

Thực tập là cơ hội thực hành thực tiễn, không ngừng nâng cao tố chất nghề nghiệp tổng hợp của SV. Chính vì vậy, SV nên có thái độ đúng đắn về thực tập.

Đối với những SV năm cuối của các trường cao đẳng, đại học, “học đi đôi với hành” được tập trung thể hiện qua thời gian thực tập của mình ở các DN, cơ sở, đơn vị tư nhân hoặc nhà nước. Tuy nhiên câu chuyện thực tập cũng có nhiều vấn đề để nói. Với thời gian đi thực tập, nhiều SV coi đây là một cơ hội lớn để mình học hỏi những kiến thức không được dạy trên ghế nhà trường, nhưng bên cạnh đó lại có những SV coi thực tập là một quãng thời gian để nghỉ ngơi và không thu hoạch được gì. Đối với hầu hết các trường, thực tập là quy định bắt buộc để nhà trường xét cho thi tốt nghiệp để ra trường. Phía nhà trường sẽ cấp giấy giới thiệu cho SV, và nhiều TĐH SV phải tự mình tìm nơi thực tập, nếu không tìm được thì nhà trường hoặc khoa sẽ liên hệ và giới thiệu đơn vị thực tập cho SV. Nhưng có trường, SV phải tự túc tìm kiếm chỗ thực tập, quá thời gian thực tập mà chưa có chỗ nhận thực tập, không có con dấu xác nhận của DN hay các cơ quan, đơn vị thì SV không đủ điều kiện để có thể ra trường. Mỗi năm vào thời gian này, áp lực và gánh nặng tâm lý lại đè nặng lên vai mỗi SV, tìm kiếm, liên hệ địa chỉ thực tập, ngay cả khi tìm được nơi thực tập thì câu chuyện về thực tập của SV cũng chưa dừng lại đó. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng không phải không có những SV thực tập thành công, đạt hiệu quả và sau thời gian thực tập họ được nhận ở lại làm ở đơn vị mình thực tập. Đó là sự thành công của những SV chăm chỉ, biết hòa mình vào công việc và tập thể. Nhưng những trường hợp này không phải nhiều trong một thực trạng chung hiện nay, và trường hợp như thế không phủ nhận có yếu tố may mắn.

b) Cách làm

Bản thân mỗi SV phải nhận thức được rằng mỗi kỳ thực tập rất quan trọng đối với tương lai của mình. Vì thế, trước hết SV cần phải cố gắng hết sức để bắt kịp công việc, không phải chỉ để đối phó lấy một bản nhận xét tốt. Và để có thể làm việc tốt, SV cần có kiến thức vững vàng. Điều này cần phải

được trau dồi trong suốt quá trình học tập của SV trước đó. Muốn vậy, nhà trường, giáo viên cần củng cố ý thức này cho SV ngay từ khi mới bước chân vào trường chứ không chỉ trước kỳ thực tập. Thứ hai, SV cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm đơn vị cũng như vị trí thực tập phù hợp với chuyên ngành học. Việc tìm kiếm này không phải cứ đợi đến sát thời kỳ thực tập mới tiến hành tìm hiểu mà nên lưu tâm từ trước đó một thời gian dài. Thứ ba, mỗi SV nên luôn ý thức chấp hành tốt nội quy đơn vị đi thực tập, cũng như những quy định của giáo viên hướng dẫn, luôn có tinh thần học hỏi và cầu tiến. Thứ tư, đối với nội dung bài báo cáo thực tập giữa khóa, khuyến khích SV nên tự tìm tòi, phân tích, đặc biệt là những chủ đề mới lạ trong DN. SV không nên phụ thuộc quá nhiều vào những bản báo cáo có sẵn tại đơn vị thực tập rồi đem “xào nấu”, copy lại và nộp cho giáo viên hướng dẫn.

c) Ý nghĩa tác dụng

Thực tập được coi là cơ hội để các bạn SV sắp ra trường tiếp xúc, va chạm với thực tiễn, vận dụng những kiến thức đã được truyền đạt trong suốt mấy năm ngồi trên ghế nhà trường. Rõ ràng mục đích của việc đề ra chương trình, kế hoạch thực tập cho SV là đúng đắn, hợp lý khi nó thể hiện triết lý giáo dục “học đi đôi với hành”. Với cách làm trên, SV sẽ nhận rõ được vai trò và tác dụng của quá trình thực tập, thực sự chú tâm và coi trọng khoảng thời gian thực tập tại DN.

d) Điều kiện khả thi

Giải pháp đối với SV tập trung vào sự nhận thức và vai trò, tầm quan trọng của thực tập thực tế để SV chủ động hơn nữa trong cơ hội được làm quen, tiếp xúc với điều kiện thực tế ở các DN.

Tuy nhiên, điều kiện quan trọng để giải pháp này thực sự thấm nhuần vào tư tưởng của SV phải có sự hợp tác, hỗ trợ từ cả phía TĐH và DN. Chỉ khi TĐH và DN đi sâu, đi sát vào thực tế thực tập của SV, cùng định hướng,

hướng dẫn cho SV tại nơi thực tập, có như vậy công tác thực tập thực tế của SV mới thực sự đạt kết quả.

Tóm lại, bốn nhân tố TĐH, DN, chính phủ và thị trường cấu thành 4 yếu tố trong hợp tác DN TĐH. TĐH và DN là chủ thể phát sinh hành vi liên kết nhà trường DN, 2 bên có nhu cầu lợi ích riêng, thông qua liên kết thực

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 117)