Quy định chính sách pháp luật

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 41)

Chính phủ thông qua các điều lệ và chính sách pháp luật để điều chỉnh và ủng hộ liên kết DN - TH sao cho phát huy được tác dụng quan trọng trong quá trình phát triển. Chỉ có dưới một hệ thống thể chế pháp luật nhất định mới có thể hợp tác điều chỉnh các mặt của hai bên DN và TH: bộ phận hành chính giáo dục và tổ chức ngành nghề. Mô hình liên kết DN - trường hoc ở các quốc gia phát triển đều dựa vào lập pháp để qui định các thể chế quản lý tương ứng và hệ thống giáo dục, không ngừng thay đổi dựa vào yêu cầu phát triển của kinh tế xã hội. Như Chính phủ Đức đã xây dựng giáo dục nghề nghiệp, pháp luật bảo vệ lao động thanh niên, pháp luật thúc đẩy lao động và điều lệ ngành thủ công để điều chỉnh quan hệ nhiều bên trong hợp tác DN - TH, đối với ba đối tượng: DN - TH - SV thì trách nhiệm đều được qui định rõ ràng. Căn cứ vào pháp luật giáo dục nghề nghiệp năm 1969 của Đức, đề cập đến toàn bộ chính sách, phương châm, điều lệ trong bồi dưỡng nghề nghiệp liên bang do Bộ kinh tế Liên bang qui định, công việc cụ thể bồi dưỡng các ngành nghề do các hiệp hội địa phương quản. Các ngành nghề, bộ môn và địa phương của Đức đều có những biện pháp phối hợp thực hiện, như điều lệ tư cách giáo viên, điều lệ thi,..Ngoài ra, các nước như Mỹ, Pháp, Hàn quốc, Singapore đều thông qua biện pháp lập pháp thuế quan để cổ vũ và gắn trách nhiệm DN

tham gia giáo dục. Nước ta chỉ có một bộ luật giáo dục, chỉ có tính tượng trưng, tính khái quát hoặc tính nguyên tắc qui định nghĩa vụ của DN, TH trong triển khai giáo dục nghề nghiệp. Có thể nói, liên kết TH DN ở nước ta vẫn còn ở trạng thái ứng phó và tự phát.

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 41)