Trong liên kết đào tạo, nguyên tắc cần tuân thủ là người học chủ động, tự thân vận động. Người học có thể mắc sai lầm nhưng từ trong những sai lầm đó phải biết rút kinh nghiệm, thúc đẩy tư duy độc lập, đề ra và bổ sung nhiều ý kiến sáng tạo chứ không dựa vào đáp án có sẵn. Nói một cách cụ thể, không chỉ coi trọng hình thành năng lực chuyên môn, càng coi trọng kế hoạch học tập của người học, biết giao lưu và chủ động học tập, bồi dưỡng phẩm chất trong công việc, cho SV tự do lựa chọn mục tiêu học tập, tiến độ học tập, và phương pháp học tập. Theo sự phát triển của khoa học kĩ thuật, con người cần ứng phó với rất nhiều vấn đề trong quá trình làm việc thực tế ngày càng tổng hợp và phức tạp. Một người làm được việc không đơn giản là nắm được kiến
thức công việc qua sách vở mà kĩ năng phát triển dựa vào quá trình làm việc thực tế.
Trong giáo dục nghề nghiệp, quán triệt thống nhất từ đầu đến cuối tư tưởng chính là kết hợp vừa học vừa làm. Nếu học sinh trung học phổ thông quen với tư duy trừu tượng, thì lên đại học các SV lại quen với việc học thông qua quan sát và thực hành.
Cần thay đổi cách làm truyền thống lấy giảng đường làm trung tâm. Khi thực hiện liên kết đào tạo thì nên áp dụng hình thức luân phiên dùng một nửa thời gian để bồi dưỡng ở DN, một nửa thời gian học kiến thức lý luận ở TH: SV vừa là người học vừa là người làm.
Quá trình hình thành kĩ năng là quá trình mà học sinh vận dụng hợp lý kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế, là quá trình kiến thức chuyển hóa thành kĩ năng, để nắm vững một số nguyên tắc cơ bản của quá trình sản xuất, cần có thao tác trong thực tế nghề nghiệp, đi cảm nhận và lý giải. Chính vì thế mà đây cũng là một nội dung quan trọng trong liên kết đào tạo.
1.5. Kinh nghiệm về hoạt động liên kết đào tạo nhân lực giữa nhà trường và DN
1.5.1. Trên Thế giới
1.5.1.1. Mô hình lấy TH làm chính của Mỹ
Giáo dục liên kết giữa DN và TH của Mỹ, Mỹ luôn duy trì mô hình liên kết đào tạo lấy TH làm chủ đạo, DN chỉ phụ trợ, đặc điểm chủ yếu là xen kẽ vừa học vừa làm. Cách làm cụ thể là:
1, TH phụ trách chiêu sinh;
2, TH chủ động tìm kiếm các chuyên ngành học cho SV và các công ty thực tập;
3, TH ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo, nội dung bao gồm: nhiệm vụ lao động, trách nhiệm, thời gian và tiền lương của SV thực tập tại công ty;
4, Nhà trường cử giáo viên hướng dẫn thực tập đến công ty trao đổi các việc liên quan, đồng thời chỉ đạo hướng dẫn và giám sát SV;
5, Trong nửa năm đầu mới vào học và nửa năm cuối trước khi tốt nghiệp SV tập trung học ở trường, thời gian còn lại cứ khoảng 2 tháng sẽ tiến hành phân bổ giữa vừa học vừa làm;
6, Công ty liên kết cử người quản lý hướng dẫn SV thực tập sản xuất, cùng giáo viên hướng dẫn của trường đánh giá biểu hiện và thành tích thực tập của SV;
7, Công ty liên kết chi trả tiền lương cho SV thực tập.
1.5.1.2. Mô hình lấy DN làm chính của Đức
Nước Đức rất coi trọng giáo dục nghề nghiệp, gọi giáo dục nghề nghiệp là “giáo dục trong bàn tay công ty”. Đức luôn duy trì mô hình đào tạo nhân tài DN đóng vai trò chính, TH chỉ hỗ trợ. Cách làm cụ thể là:
1, Nhà nước quy định trong Lập pháp: 80% thanh niên phải tiếp nhận giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp với các loại hình khác nhau;
2, DN phụ trách chiêu sinh;
3, DN và TH ký hợp đồng đào tạo;
4, TH căn cứ vào hợp đồng để triển khai các môn chuyên ngành và bài giảng;
5, Việc liên kết đào tạo vô cùng chú trọng hiệu quả thực tế, quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và chặt chẽ.
1.5.1.3. Giáo dục “Tam minh trị” ở Anh
Nước Anh luôn duy trì mô hình đào tạo lấy DN làm chủ đạo, việc học ở TH chỉ phụ trợ, đặc điểm chủ yếu là giáo dục “tam minh trị” là kết hợp vừa học vừa làm, xen kẽ học và làm. Cách làm cụ thể là:
1, DN chủ động tham gia hợp tác với TH, chủ đạo liên kết đào tạo, trực tiếp tham gia vào quản lý ở TH;
2, DN phụ trách chiêu sinh;
3, DN cung cấp trang thiết bị, cơ sở thực tập cho trường. DN tham gia và thiết lập chuẩn mực tư cách nghề nghiệp;
4, TH nghiêm chỉnh thực hiện dạy học theo tiêu chuẩn ban hành của DN hoặc hiệp hội ngành nghề;
5, Phương thức đào tạo chú trọng xen kẽ học và làm.
1.5.1.4. Giáo dục “Hợp tác đa ngành” của Nhật Bản
Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản có công không nhỏ của việc thực hiện giáo dục nghề nghiệp. Nhật Bản gọi giáo dục nghề nghiệp là “ Giáo dục trong mắt DN”. Nhật Bản cũng lấy DN làm chính, TH làm phụ trong các mô hình đào tạo nhân tài. Cách làm cụ thể là:
1, Nhà nước thiết lập chế độ giáo dục hợp tác đa ngành, các tổ chức và cơ quan phụ trách chỉ đạo, điều phối việc liên kết đào tạo;
2, Hình thức hợp tác có các loại hình như tập trung nhập học, luân phiên hướng dẫn, ủy thác đào tạo;
3, Trong thời gian làm việc, DN phụ trách đào tạo kỹ năng cho SV, thời gian còn lại TH chịu trách nhiệm dạy học;
4, Trọng tâm công việc của trường phần nhiều đặt vào việc hợp tác nghiên cứu khoa học với DN.
1.5.1.5.Mô hình “Đặt hàng của DN” của Trung Quốc
Việc làm là căn bản của đời sống, là cơ sở hài hòa xã hội, cũng là một khâu quan trọng quyết định sự hưng thịnh thành bại của các trường. Do đó tất cả các TH đều coi việc làm của SV là một điều quan trọng trong công tác của nhà trường, đồng thời ra sức xây dựng mô hình có thể mở rộng các kênh việc làm thông qua liên kết với các DN.
Mô hình “đặt hàng” này chính là dựa vào thực tế phát triển việc làm cho SV, các DN tuyển dụng căn cứ tình hình thực phát triển để dự tính nhu
cầu nhân lực cho công ty, tiến hành “đặt hàng” với TH, “mua đứt” các SV tốt nghiệp, DN và TH sẽ ký kết thỏa thuận bồi dưỡng nhân tài, cùng nhau xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy học, cuối cùng công ty tuyển dụng sẽ sắp xếp việc làm cho SV theo thỏa thuận đó. Mô hình này có hai hình thức chủ yếu, một là mục tiêu đào tạo của tất cả SV trong một lớp sẽ chỉ hướng tới một DN, phù hợp với lượng nhu cầu nhân lực tương đối nhiều của công ty đó, hai là mục tiêu đào tạo SV trong một lớp sẽ hướng tới nhiều DN khác nhau, thích hợp với các công ty có lượng nhu cầu nhân lực tương đối ít. Nhằm thu hút các DN “đặt hàng” nhiều hơn, nhà trường đã đi sâu tìm hiểu nhu cầu nhân tài của các công ty để điều chỉnh chuyên môn, cải cách nội dung dạy học, cách làm này vừa có thể giảm bớt được việc đào tạo một cách tràn lan của các TH, vừa giúp DN giải quyết được vấn cung ứng nhân tài.
Từ góc độ mở rộng kênh việc làm, mô hình “Đặt hàng có ích cho các TH thực hiện mục tiêu lấy việc làm làm định hướng, giải quyết việc làm cho SV. Đối với DN mà nói, các SV được đào tạo ra, có khả năng thích ứng công việc nhanh, có thể tiết kiệm được vốn đào tạo và thời gian cho công ty. Chính vì vậy mô hình hợp tác này đối với DN hay TH đều là hành động hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau. Theo thống kê ban đầu, Trung Quốc hiện nay đã có hơn 70% các trường dạy nghề đều thực hiện theo mô hình đào tạo nhân tài này. Trong quá trình thực hiện cần chú ý quy cách đào tạo, phương thức quản lý, đánh giá chất lượng đều cần phải có sự tham gia của các DN, đây cũng là điều quan trọng để mô hình này có thể thực hiện thuận lợi và đạt được hiệu quả như mong đợi hay không.
1.5.1.6. Mô hình “Dạy học công xưởng” của Singapore
Mô hình “Dạy học công xưởng” là mô hình đưa môi trường sản xuất của DN vào TH, biến môi trường sản xuất và môi TH tập làm một. “Dạy học công xưởng” không phải là phòng thực nghiệm của TH cũng không phải là
xưởng sản xuất của DN, mà là một thực thể do DN và nhà trường hợp tác tạo nên phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa và yêu cầu giáo dục kỹ thuật nghề, là một tổ chức dạy học hợp thể giữa dạy học, sản xuất và đào tạo huấn luyện. Đặc trưng chủ yếu của mô hình này là:
1, DN và TH đều phải mang hai thân phận;
2, TH vừa là TH vừa là DN với việc dạy học làm chủ đạo, DN vừa là DN vừa có thể là TH chịu trách nhiệm dạy học; cả hai đều là chủ thể tổ chức hình thức này.
Thông qua việc phân tích các mô hình liên kết của các nước trên có thể nhận thấy, tuy các mô hình ở các nước phát triển trên Thế giới có những hoàn cảnh và điều kiện phát triển khác nhau, nhưng nguyên nhân căn bản, động cơ phát triển, và xu thế phát triển của chúng đều có nét tương đồng. Nhìn từ nguyên nhân căn bản và động cơ phát triển của việc tạo ra các mô hình liên kết, sự ra đời của nó là phản ánh của quy luật phát triển trong nền kinh tế, giáo dục và khoa học kỹ thuật của một quốc gia, lý do chung nằm ở sự phát triển như vũ bão của nền công nghiệp và nhu cầu nhân viên có chuyên môn kỹ thuật lớn, do đó sự phát triển của việc liên kết giữa DN và TH dựa trên sự thúc đẩy của tiến trình công nghiệp hóa đất nước và sự nâng cao trình độ giáo dục nghề nghiệp. Nhìn từ xu thế phát triển của các mô hình liên kết DN – TH, sự hợp tác này của các nước trên hình thức tổ chức đều trải qua quá trình từ nhà trường, DN tự phát triển đến nhà nước chỉ đạo hình thành một tổ chức thống nhất, phạm vi liên kết đều theo xu thế dần dần mở rộng, từ ngành công nghiệp dần dần phát triển đến các lĩnh vực như thương nghiệp, nông nghiệp, ngành dịch vụ, nội dung hợp tác cũng không ngừng gia tăng.
1.5.2. Ở Việt Nam
So sánh sự phát triển liên kết đào tạo giữa DN và TH của các nước phát triển, điểm xuất phát của Việt Nam tương đối chậm. Mấy năm gần đây, cùng
với sự coi trọng của giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực có kỹ năng kỹ thuật cao, nhiều TH đã thực hiện liên kết đạo tạo với các DN ở các mức độ khác nhau.
1.5.2.1. Mô hình “ DN TH là một”
Đây là một mô hình đào tạo nhân lực có kỹ năng kỹ thuật cao liên kết giữa DN và TH ở mức độ chuyên sâu. Đặc điểm chủ yếu là hợp tác giữa DN và TH là hợp tác toàn diện. Cách làm cụ thể là: DN và TH ký thỏa thuận hợp tác chiến lược; DN và TH liên kết chiêu sinh; DN đầu tư cho trường dạy nghề bằng nhiều hình thức như đầu tư trang thiết bị, sân bãi, kỹ thuật hoặc vốn; DN trực tiếp tham gia vào quản lý và đào tạo với TH; TH căn cứ vào nhu cầu phát triển của DN xây dựng chuyên ngành; nhà trường tổ chức các công tác nghiên cứu khoa học căn cứ vào nhu cầu phát triển của DN.
Nổi bật hiện nay với những thành công bước đầu như DN FPT. Là trường chuyên sâu về Công nghệ thông tin và viễn thông (ICT - Information and Communication Technologies) thuộc tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, trường ĐH FPT có nhiều ưu thế để triển khai mô hình tương thích "Tuyển sinh - Tuyển dụng".
Mô hình tương thích "Tuyển sinh - Tuyển dụng" lấy trọng tâm từ việc tuyển sinh của trường cũng chính là vấn đề tuyển dụng của tập đoàn. Như vậy, nhà trường hoạt động dưới sự bảo trợ của tập đoàn. Được thành lập từ năm 2006 bởi tập đoàn FPT, trường ĐH FPT được định hướng đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực mà tập đoàn đang hoạt động: Công nghệ thông tin và Viễn Thông. Mô hình được thực hiện với chương trình cụ thể là "On the job training (OJT) - Thực tập tại DN", theo đó, yêu cầu 100% SV FPT từ năm thứ 3 phải tham gia làm việc tại DN từ 8 tháng đến 1 năm để lấy kinh nghiệm thực tế. Sau 6 năm thực hiện, nhà trường đã thu được kết quả hết sức khả quan. Theo thống kê từ phía nhà trường cho biết, 60% SV khoá đầu tiên tốt
nghiệp tại TĐH FPT đang làm việc cho tập đoàn FPT. Thời gian qua, nhiều SV đã được ký hợp đồng lao động trong quá trình thực tập. Qua các kết quả thu được từ tập đoàn FPT, cho thấy việc qui hoạch TH trong DN mang lại hiệu quả cao, giải quyết được bài toán đầu ra mà hiện nay các trường ĐH tại Việt Nam đang đâu đầu suy nghĩ. Với nghiên cứu chặt chẽ, hoạt động một cách quy củ và chuyên nghiệp, ví dụ điển hình về trường ĐH FPT sẽ là định hướng tốt cho một số TĐH có thể áp dụng.
1.5.2.2. Phương diện đào tạo thực tế -- Lấy mô hình “ Xen kẽ vừa học vừa làm” làm ví dụ vừa làm” làm ví dụ
“Xen kẽ vừa học vừa làm” là một mô hình hợp tác giữa DN và TH được tiến hành xen kẽ quá trình học tập và thực tập lý thuyết, quá trình đào tạo thực tập, học lý thuyết chủ yếu diễn ra ở TH, nhiệm vụ thực tập chủ yếu thực hiện ở các DN, nơi đào tạo phải bao gồm phòng thực tập trong trường lẫn nơi đào tạo bên ngoài TH. Đối với SV, mô hình này có thể đưa họ bước ra khỏi giảng đường học lý thuyết đơn thuần, việc học thực tiễn với tư cách là người đi làm có thể thúc đẩy họ mau chóng thích nghi với thực tiễn công việc, việc trao đổi vai trò SV và người đi làm sẽ có ích cho việc thích ứng với vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp. Mô hình này phát triển từ phòng học thông thường sang hiện trường sản xuất, có thể tăng cường kỹ năng nghề nghiệp cho SV, nó cũng thể hiện được tính thực tiễn, tính mở cửa, tính nghề nghiệp rõ rệt, do đó trở thành một trong những mô hình bồi dưỡng nhân tài thường được áp dụng nhất hiện nay.
Phương pháp vận hành mô hình này thông thường là: sau khi SV mới nhập học, học kỳ đầu tiên đến các DN để cảm nhận, học tập và thực tiễn làm việc, DN sẽ phụ trách định hướng giáo dục tư tưởng nhập học và hướng dẫn chuyên môn cho SV; ở học kỳ thứ hai học kiến thức lý thuyết ở trường, học kỳ thứ ba tiếp tục đến DN thực tập, học kỳ bốn, năm SV lại tiếp tục quay về
TH lý thuyết, học kỳ sáu lại đến DN thực tập tốt nghiệp vầ hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Thực hiện theo phương pháp này, SV có thể sống trong môi trường làm việc của các DN nửa thời gian 3 năm học đại học của mình, đối với một số chuyên môn yêu cầu kỹ thuật tương đối cao khi áp dụng mô hình này, thực tiễn cần phải dài hơn nữa SV mới có thể nắm vững kỹ thuật sản xuất.
Ngoài ra mô hình còn có các hình thức khác, điển hình như mô hình “2+1” và “1+1+1”. Trong mô hình “2+1” chỉ trong 2 năm học đầu việc giáo dục ở TH là chủ yếu, còn năm thứ 3 sẽ lấy thực tiễn làm nòng cốt, phương án đào tạo nhân tài sẽ được nhà trường và DN cùng nhau nghiên cứu và thực