Mô hình “Dạy học công xưởng” của Singapore

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 48)

Mô hình “Dạy học công xưởng” là mô hình đưa môi trường sản xuất của DN vào TH, biến môi trường sản xuất và môi TH tập làm một. “Dạy học công xưởng” không phải là phòng thực nghiệm của TH cũng không phải là

xưởng sản xuất của DN, mà là một thực thể do DN và nhà trường hợp tác tạo nên phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa và yêu cầu giáo dục kỹ thuật nghề, là một tổ chức dạy học hợp thể giữa dạy học, sản xuất và đào tạo huấn luyện. Đặc trưng chủ yếu của mô hình này là:

1, DN và TH đều phải mang hai thân phận;

2, TH vừa là TH vừa là DN với việc dạy học làm chủ đạo, DN vừa là DN vừa có thể là TH chịu trách nhiệm dạy học; cả hai đều là chủ thể tổ chức hình thức này.

Thông qua việc phân tích các mô hình liên kết của các nước trên có thể nhận thấy, tuy các mô hình ở các nước phát triển trên Thế giới có những hoàn cảnh và điều kiện phát triển khác nhau, nhưng nguyên nhân căn bản, động cơ phát triển, và xu thế phát triển của chúng đều có nét tương đồng. Nhìn từ nguyên nhân căn bản và động cơ phát triển của việc tạo ra các mô hình liên kết, sự ra đời của nó là phản ánh của quy luật phát triển trong nền kinh tế, giáo dục và khoa học kỹ thuật của một quốc gia, lý do chung nằm ở sự phát triển như vũ bão của nền công nghiệp và nhu cầu nhân viên có chuyên môn kỹ thuật lớn, do đó sự phát triển của việc liên kết giữa DN và TH dựa trên sự thúc đẩy của tiến trình công nghiệp hóa đất nước và sự nâng cao trình độ giáo dục nghề nghiệp. Nhìn từ xu thế phát triển của các mô hình liên kết DN – TH, sự hợp tác này của các nước trên hình thức tổ chức đều trải qua quá trình từ nhà trường, DN tự phát triển đến nhà nước chỉ đạo hình thành một tổ chức thống nhất, phạm vi liên kết đều theo xu thế dần dần mở rộng, từ ngành công nghiệp dần dần phát triển đến các lĩnh vực như thương nghiệp, nông nghiệp, ngành dịch vụ, nội dung hợp tác cũng không ngừng gia tăng.

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 48)