Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 94)

Điểm chung giữa DN và TH có cùng mục tiêu chung đào tạo sử dụng người có kỹ năng kỹ thuật cao. Cả trường ĐH mỏ địa chất và công ty

FECON đều có mục tiêu chung là đào tạo ra lớp người có kĩ năng cho công việc. Đối với trường, đó là những SV nắm vững kiến thức chuyên ngành, ra trường dễ dàng tìm được việc làm phù hợp, góp phần nâng cao uy tín của trường. Đối với FECON, công ty mong muốn tiếp nhận được những nhân tài không chỉ giỏi chuyên môn mà còn nắm vững kĩ năng thực hành, ứng dụng vào thực tế công việc để đóng góp phát triển, làm nền tảng, cán bộ nguồn cho công ty. Chính vì lý do đó, 2 bên ký kết văn bản hợp tác liên kết đào tạo. Tuy nhiên, công tác triển khai hiện thực hóa văn bản đó lại chưa có tính khả dụng, thực tế các hoạt động chưa thực sự được chú trọng, giữa hai bên hiện nay vẫn chưa phân công trách nhiệm của người hướng dẫn thế nào, nhiệm vụ của SV khi đến DN, trách nhiệm của trường trong việc giám sát SV trong thời gian làm việc tại DN và hỗ trợ DN trong việc đào tạo và tìm kiếm những SV ưu tú, cũng như việc tạo điều kiện tốt nhất cho DN đến trường thu hút SV.

Hàng năm, hai bên có sự liên kết bằng việc mở các hội chợ việc làm, trong đó có sự tham gia của các bên, tuy nhiên, sự hợp tác này chưa quy định được quyền và nghĩa vụ giữa các bên, lợi ích mà hai bên sẽ đạt được nếu tham gia vào quá trình hợp tác, cho nên, sự tham gia của 2 bên vẫn chưa thật sự tích cực, kỹ năng liên kết kém.

Liên kết giữa FECON và trường Mỏ nói riêng và hợp tác DN TĐH nói chung ở Việt Nam thiếu sự ủng hộ của nhà nước. Nhà nước Việt Nam hiện nay chưa có một chính sách cũng như một quy định nào điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp và trường học trong lĩnh vực liên kết. Vì thế, liên kết đào tạo chỉ dừng lại ở bề nổi, chưa được trường và doanh nghiệp thực sự chú trọng. Mà trên thực tế, vai trò của nhà nước là vô cùng quan trọng bởi nhà nước chính là trung gian, có quyền lập pháp và hành pháp, đưa ra những văn bản pháp quy có tính bắt buộc thi hành, làm cho các bên cả doanh nghiệp và trường học đều phải nghiêm chỉnh chấp hành theo các chính sách mà nhà nước đưa ra. Do vậy, việc đưa ra các hệ thống chính sách tích cực, có hiệu

quả sẽ góp phần thúc đẩy rất lớn đối với mối liên hệ này, tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai cũng như tác động đến sự phát triển của bản thân FECON và trường mỏ địa chất.

Các trường đại học ở Việt Nam nói chung và trường đại học Mỏ địa chất nói riêng, tùy theo điều kiện của từng trường thực lực là khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung đều thiếu thực lực. Vốn đầu tư vào phát triển giáo dục còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào nhà nước. Bản thân các trường chưa chú trọng vào đầu tư cho gắn kết với các trường, chủ yếu đầu tư cho việc giảng dạy. Tuy nhiên, nếu xét về hiệu quả lâu dài thì đây lại là một mô hình vô cũng có hiệu quả. Bởi, các TĐH đều rất coi trọng uy tín. SV của trường sau khi ra trường có dễ dàng cầm tấm bằng tốt nghiệp tìm được một công việc thích hợp không, SV của trường có làm được việc không và số lượng những cựu SV sau ra trường thành đạt, có nhiều cống hiến cho xã hội là bao nhiêu... Những nhân tố này hoàn toàn có thể giải quyết được nếu có sự đầu tư hợp lý của các trường cho liên kết đào tạo.

DN cũng chưa ý thức được sâu sắc sự cần thiết phải có sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, bởi nếu chỉ trông ở bề ngoài thì việc liên kêt đào tạo này chưa mang lại lợi ích trước mắt cho doanh nghiệp. Hơn nữa, nhận thức đối với vấn đề này của cả 2 phía: DN - TĐH vẫn chưa đủ, đã có những sự gắn kết nhất định nhưng chưa đi vào khuôn khổ, chưa có sự chú trọng thật sự cho đầu tư liên kết nên mặc dù có nhiều hiệu quả nhưng chưa khai thác được hết tiềm năng giữa hai bên.

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 94)