Vai trò của việc liên kết đào tạo giữa TĐH và DN trong việc thúc

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 33)

thúc đẩy công tác đào tạo nhân lực

Giai đoạn hiện nay, chủ đề của hướng nghiệp cho SV là cải cách và phát triển, kết hợp vừa học vừa làm là con đường để phát triển giáo dục, hợp tác DN- TH là cách quan trọng để kết hợp thực hiện vừa học vừa làm. Hợp tác giữa DN- TH của các TH với DN không chỉ là yêu cầu tất nhiên của phát triển DN và tham gia cạnh tranh, cũng là phương hướng quan trọng trong cải cách giáo dục ở nước ta, góp phần thúc đẩy công tác đào tạo nhân lực.

1.1.2.1. Đối với trường

Việc liên kết đào tạo giúp ích cho việc xây dựng chuyên môn của các trường. Thông qua việc liên kết, TH xây dựng hệ thống bài giảng chuyên ngành liên quan, cải cách và đổi mới các phương thức dạy học, xây dựng phòng thực nghiệm trong trường và cơ sở thực tập bên ngoài trường, nâng cao tỷ lệ và chất lượng việc làm cho SV.

Việc liên kết đào tạo cũng giúp ích cho các trường xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi lý thuyết, am hiểu thực tiễn. Các giảng viên của các trường có cơ hội luyện tập, tìm hiểu quá trình sản xuất sản phẩm, công nghệ sản xuất, quản lý sản xuất, cũng có thể tìm hiểu được nhiều tri thức mới, kỹ thuật mới và công nghệ mới của các công ty hơn. Qua đó, họ có thể đưa vào nội dung dạy học, khiến các bài giảng gần với nhu cầu của các DN, thực tế sản xuất, làm tăng tính chân thực và ứng dụng hơn.

Việc liên kết đào tạo giúp ích cho việc xây dựng năng lực cơ sở của các TH. Các trường muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng thu hút đầu tư tiền bạc từ các ngành đặc biệt từ các công ty để tăng nguồn tài chính cho trường, đây cũng là mục đích chủ yếu tìm kiếm cơ hội hợp tác với các DN của các trường. Ngoài ra, các trường có thể sử dụng cơ sở sản xuất của các DN

làm nơi thực tập cho SV, giảm bớt các chi phí xây dựng cơ sở thực tập cho trường.

Thông qua mô hình hợp tác DN TH này, TH và DN liên kết để bồi dưỡng nhân tài, triệt để thay đổi mô hình bồi dưỡng nhân tài truyền thống lấy giáo trình làm trung tâm, thiết lập mô hình bồi dưỡng nhân tài lấy năng lực làm trung tâm.

1.1.2.2. Đối với DN

Thông qua hợp tác, một mặt DN có thể hoàn thành đào tạo cho nhân viên mới vào làm, đảm bảo SV tốt nghiệp có thể làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm, rút ngắn thời gian đào tạo cho nhân viên mới, giảm chi phí đào tạo huấn luyện cho nhân viên mới; mặt khác trong quá trình SV khi thực tập sản xuất, DN có thể quan sát, kiểm tra và tìm ra các SV ưu tú có khả năng và kỹ thuật cao để tuyển dụng.

Việc hợp tác có ích cho DN, nâng cao tố chất chuyên môn cho nhân viên. Thông qua hợp tác, một mặt TH có thể cung cấp các lý luận, kiến thức mới, thông tin mới cho DN, không ngừng nâng cao tố chất chuyên môn của nhân viên; mặt khác, DN có thể thông qua việc liên kết để xây dựng mối quan hệ giao tiếp tốt với các giảng viên, SV của trường, thu hút nhân tài cống hiến cho sự phát triển của DN.

Việc liên kết đào tạo có ích cho DN còn thể hiện ở chỗ nâng cao trình độ kỹ thuật của DN. DN có thể sử dụng nhân tài của trường và các thành quả nghiên cứu, để giải quyết các vấn đề kỹ thuật khó xử lý trong thực tế sản xuất, đồng thời sử dụng các dụng cụ thiết bị của trường nâng cao tính năng của sản phẩm, hoàn thiện quy trình kỹ thuật, thu được kỹ năng và kỹ thuật chuyên môn và khả năng phát triển sản phẩm mới.

Việc liên kết đào tạo có ích cho DN nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. DN có thể thông qua việc hợp tác với các trường, tìm hiểu kịp thời

các khoa học kỹ thuật mới và thành quả nghiên cứu kỹ thuật, đặc biệt là các nghiên cứu trong một số lĩnh vực ứng dụng khoa học kỹ thuật, việc hợp tác có thể giúp DN khai thác thị trường, thu được lợi nhuận và tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh với các công ty khác. Qua việc hợp tác, DN có thể truyền bá tên tuổi của mình, tạo hình tượng tốt đẹp trong mắt mọi người, nâng cao vị thế của mình hơn.

1.1.2.3. Đối với SV

Trước tiên, mô hình hợp tác DN - TH có thể nâng cao năng lực nghề nghiệp cho SV có hiệu quả, làm cho SV tốt nghiệp có thể nhanh chóng thực hiện những chuyển biến từ SV trên giảng đường hướng đến góc độ xã hội. Trong thời gian thực tập, có cảm tình với nghề nghiệp, sớm tiếp thu văn hóa DN. Đồng thời làm cho kiến thức lý luận và năng lực thực tiễn thành một thể thống nhất, làm cho chất lượng giáo dục ở TH thật sự nâng cao, quan trọng hơn là những kĩ năng nghề nghiệp, năng lực phân tích tổng hợp, tính độc lập trong công việc và khả năng ứng biến đạt được sự rèn luyện và bồi dưỡng.

Hơn nữa, mô hình hợp tác DN - TH có thể kịp thời giúp SV nắm vững thông tin nghề nghiệp, liên kết thuận lợi cho SV làm việc và DN dùng người. Hiện nay, một trong những trở ngại của SV khi tốt nghiệp gặp phải là thông tin không phù hợp, không quan trọng, những thông tin nghề nghiệp quan trọng, nhất định ở một mức độ nhất định sẽ làm SV phải bỏ ra rất nhiều tiền bạc, thời gian và cơ hội mà không thể tìm ra được công việc thật sự phù hợp với mình. Các trường thông qua hợp tác DN - TH thực hiện kết hợp vừa học vừa làm, gia tăng cơ hội để SV tiếp xúc với đơn vị dùng người, khiến họ khi sản xuất thực tế và quá trình phục vụ, tìm hiểu ý định DN tuyển dụng khi dùng nhân công mới, trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp nhận thông tin nghề nghiệp. Đồng thời thông qua hợp tác DN - TH, rất nhiều trường đã nắm vững được xu hướng phát triển của nghề nghiệp, nắm vững nhu cầu dùng người của DN,

thực hiện bồi dưỡng thử để cải thiện tình hình tìm việc của SV tốt nghiệp. Vậy nên, liên kết đào tạo có ý nghĩa quan trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng cho xã hội.

1.1.2.4. Liên kết đào tạo giữa nhà trường và DN nhằm thúc đẩy đào tạo nhân lực

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển sức cạnh tranh của DN, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, thúc đẩy phát triển toàn diện nền kinh tế, cũng như là điều kiện để người lao động tự tin, khẳng định được và củng cố được vị thế cá nhân trong xã hội. Chính vì thế sự hợp tác giữa các TĐH và các DN là rất cần thiết và rất quan trọng.

Nếu nhìn từ phía DN Việt Nam, muốn tồn tại và phát triển thì sớm, hay muộn, ít hoặc nhiều đều đứng trước nhu cầu về chất lượng lao động ngày càng cao. Hiện nay đang có một nghịch lý rất đáng quan tâm là, trong khi việc tuyển dụng lao động đáp ứng nhu cầu của các DN ngày càng khó khăn hơn, thì lượng SV đã tốt nghiệp của các TĐH còn thất nghiệp cũng ngày càng tăng. Đa số SV giỏi ra trường cũng phải mất một khoảng thời gian mới thực sự hội nhập vào công việc được giao.

Nếu nhìn từ phía các TĐH, trong thực tế từ trước đến nay, về cơ bản, các TĐH chỉ đào tạo cái mình có, theo chương trình của mình, mà chưa chú trọng đến nhu cầu thị trường, nhu cầu từng ngành nghề mà DN cần trong thực tiễn hiện tại và tương lai. Nói cách khác, các cơ sở đào tạo không biết, chưa biết và có lẽ cũng chưa có nhu cầu và động lực buộc phải biết những sản phẩm – người lao động, với tư cách “hàng hóa đặc biệt” mình làm ra - được thị trường chấp nhận, được “xã hội hóa” đến đâu…Vì vậy, cùng với nhiều lý do cộng hưởng khác, SV ra trường rất nhiều người chưa có định hướng nghề nghiệp đúng với nhu cầu thị trường và sở trường cá nhân, thiếu kỹ năng và phẩm chất nghề

nghiệp, còn lúng túng khi áp dụng lý thuyết vào thực tế, yếu kém về ngoại ngữ, nhất là ngoại ngữ liên quan trực tiếp đến lĩnh vực làm việc.

Trong bối cảnh hội nhập và yêu cầu cạnh tranh trên thương trường, buộc các DN cần xây dựng mối quan hệ hợp tác thường xuyên với Nhà trường, đồng thời cũng khiến các cơ sở đào tạo phải chú trọng hơn đến nhu cầu của thị trường, nhu cầu của DN, để đào tạo SV đáp ứng ngay được với vị trí công việc được tuyển dụng. Các hình thức hợp tác có tính khả thi và phổ biến cao là nhà trường cung cấp cho DN những SV tốt nghiệp chất lượng cao theo yêu cầu của DN;Tổ chức đào tạo chuyên sâu và ngắn hạn, cũng như đào tạo chính quy dài hạn theo hợp đồng đặt hàng có quy định nội dung, thời gian và kinh phí cần thiết cụ thể, linh hoạt. Ngoài ra, 2 bên có thể hợp tác về trao đổi và tiếp nhận chuyên gia, cố vấn, SV thực tập và các hoạt động và dịch vụ khoa học, ứng dụng triển khai và tư vấn khác…

1.2.Đặc điểm chủ yếu của liên kết đào tạo giữa trường đại học và

doanh nghiệp

Qua thực tiễn bồi dưỡng đào tạo nhân lực liên kết giữa DN và TH của các nước phát triển trên thế giới như Đức, Anh, Mỹ, giáo dục liên kết giữa DN và TH có 6 đặc điểm chính sau:

(1) DN và TH có cùng mục tiêu chung đào tạo sử dụng người có kỹ năng kỹ thuật cao;

Nhân tài chất lượng cao luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi DN và TH. Nguồn lực có chất xám, có khả năng cống hiến cho DN là đích đến của mỗi DN trong tuyển dụng. Đối với TH, thu hút nhân tài từ những học sinh ưu tú ứng tuyển thi vào trường vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ bởi nhân tài là gốc rễ của trường, trường có đào tạo ra được những SV ưu tú, có khả năng đi ra các DN làm việc tốt hay không hoàn toàn dựa vào khả năng đào tạo và bồi dưỡng trong trường. Lớp nhân tài này sẽ đóng góp vào sự phát triển tương lai

(2) Kế hoạch đào tạo liên kết do DN và TH cùng nhau bàn bạc thỏa thuận, thực hiện và quản lý;

Nếu giữa TH và DN cùng liên kết trong đào tạo nhân tài sẽ đem đến kết quả là cả hai bên cùng có lợi. DN được lợi trong việc sử dụng trực tiếp những SV có kĩ năng, có kinh nghiệm trên nền tảng kiến thức mà chính DN vạch ra. TH được lợi vì vừa tận dụng được sự giúp đỡ của DN, vừa tranh thủ mở rộng kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo. Hai bên có kế hoạch được vạch sẵn trên cơ sở nhu cầu và trình độ của cả hai, thống nhất kế hoạch đặt ra từ trước sao cho có thể dễ dàng thực hiện và quản lý, điều này vừa là điều kiện, vừa là tiền đề để TH và DN phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ trong hạng mục và cơ sở đào tạo.

(3) Thực tiễn sản xuất là bộ phận quan trọng trong kế hoạch đào tạo; Ngành nghề kinh doanh trong mỗi DN là khác nhau. Tùy theo từng DN sản xuất mà ở TH sẽ có những chuyên ngành đào tạo tương ứng phụ thuộc vào nhu cầu của DN. Chính vì thế, bản thân DN sản xuất kinh doanh mặt hàng gì, thực tiễn sản xuất ra sao, điều kiện sản xuất cũng như quy định trình độ của nhân viên như thế nào có liên quan mật thiết đến lĩnh vực đào tạo trong TĐH. Tùy vào yêu cầu trực tiếp của mỗi DN mà mỗi trường sẽ mở ra những chuyên ngành đào tạo khác nhau sao cho đáp ứng đầy đủ nhu cầu của DN. Từ đó, gắn nhu cầu trực tiếp giữa cầu của DN và cung của TH, tạo thành một bộ máy hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong quá trình đào tạo, để gắn giữa lý thuyết và thực tế, TH sắp xếp một khoảng thời gian trong quỹ đào tạo của mình để SV tiếp cận nơi sản xuất kinh doanh của DN, tích lũy và hiểu rõ hơn kiến thức tiếp thu trên TH. Điều này giúp SV ra trường có hiểu biết tổng quan về DN và nắm chắc kiến thức hơn, đồng thời kiểm nghiệm lý thuyết được học ở trường có phù hợp với thực tế hoạt động của DN trong thời kỳ mới không.

Điều kiện sản xuất thay đổi thì hạng mục liên kết đào tạo cũng sẽ thay đổi bởi tùy thuộc vào DN cần đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ được đào tạo bài bản ra sao thì TH sẽ dựa vào đó để có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nhân tài sao cho phù hợp nhất. Có quy định khoảng thời gian hợp lý để có thể tận dụng tốt nhất những kĩ năng mà SV được học ở trường, từ đó áp dụng vào công việc thực tế. Việc quy định khoảng thời gian bao lâu cho thực tiễn sản xuất phù thuộc vào mức độ, yêu cầu của từng đợt. Mỗi thực tiễn sản xuất có tiêu chí khác nhau, mục tiêu khác nhau do đó thời gian sử dụng cho hoạt động này cũng khác nhau, và được ghi rõ trong kế hoạch liên kết đào tạo của trường và DN để hai bên chủ động nắm bắt và triển khai.

(5) Thực tiễn sản xuất có tỷ lệ hợp lý trong kế hoạch đào tạo;

SV đang trong thời gian học ở TH mới tốt nghiệp đều cần có một khoảng thời gian để có thể tìm hiểu và tiếp xúc thực tế với công việc dự định sẽ làm trong tương lai. Một SV lựa chọn học một chuyên ngành, trong khoảng thời gian đầu học ở trường sẽ được dạy những kiến thức cơ sở cơ bản nhất về công việc, tuy nhiên dù có đào tạo bao lâu đi chăng nữa thì những kiến thức này cũng chỉ là lý thuyết suông nếu chưa bắt tay vào thực hiện. Để có được kinh nghiệm thì kiến thức sách vở thôi là chưa đủ, cần có những kĩ năng thực tế mà bắt buộc người học phải trải qua quá trình tiếp xúc với thực tế công việc mới có thể có khả năng vận dụng và luyện tập được thành thục. Vì thế, song song với kiến thức sách vở, SV cần được DN và TH tạo điều kiện tốt nhất để có thể định kì hoặc trong một khoảng thời gian xác định thực tập tại chính DN, tiếp xúc với môi trường công việc để từ đó mang những kiến thức đã học qua sách vở so sánh, đối chiếu với hiện thực, từ đó rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm quý báu. Tỷ lệ giữa thực tập sản xuất và chương trình học trên giảng đường phải hợp lý, phù hợp với mục tiêu của liên kết đào tạo giữa 2 bên (6) Đào tạo và kiểm tra của thực tiễn sản xuất cần duy trì chất lượng cao.

Việc liên kết đào tạo giữa nhà trường và DN là một quá trình, cần có thời gian và mục tiêu rõ ràng chứ không phải chỉ để mở ra cho có. Việc liên kết đào tạo mang lại lợi ích rõ ràng cho cả hai bên. Đây là hoạt động rất thiết thực, tuy nhiên để việc liên kết có chất lượng, đạt hiệu quả cao thì hai bên cần được đào tạo và kiểm tra một cách bài bản. Nhà trường có những giáo trình được soạn thảo dành riêng cho SV dựa trên những yêu cầu của DN, SV học được những kiến thức về DN trên cơ sở liên kết đào tạo, vừa được trực tiếp đến DN thực tập, vận dụng được kiến thức được học đưa vào thực tiễn sản xuất, điều này làm họ hình dung và nhận thức được sâu sắc nội dung công

Một phần của tài liệu Liên kết đào tạo giữa trường đại học mỏ địa chất với công ty cổ phần nền móng và công trình ngầm FECON nhằm thúc đầy đào tạo nhân lực (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)