6. Kết cấu của luận văn
2.4.4. Về việc thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ phân tích, tư vấn do các tổ
môi giới chứng khoán, định mức tín nhiệm… cung cấp
Hiện nay, định chế trung gian tham gia cung cấp các dịch vụ phân tích, tư vấn đầu tư chứng khoán trên thị trường gồm có các công ty chứng khoán. Để hạn chế xung đột lợi ích, làm ảnh hưởng đến các phân tích, tư vấn có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư, pháp luật đã có một số quy định như: Nhân viên thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán cho công ty không được đồng thời làm nghiệp vụ môi giới; công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt chứng khoán thuộc sở hữu của khách hàng và chứng khoán thuộc sở hữu của công ty; phải quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch chứng khoán của từng khách hàng, tách bạch tiền của khách hàng và tiền của công ty. Bên cạnh đó, theo điểm c khoản 1 Điều 81 Luật Chứng khoán thì người hành nghề chứng khoán không được đồng thời làm Giám đốc/Tổng giám đốc của một tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc tổ chức niêm yết; tuy nhiên, một thực tế có thể thấy rõ trên thị trường đó là ngày càng có nhiều công ty chứng khoán thực hiện niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán, do đó, mâu thuẫn lợi ích giữa tổ chức kinh doanh chứng khoán và nhà đầu tư vẫn diễn ra.
Mâu thuẫn lợi ích còn diễn ra giữa nhà đầu tư và nhân viên tư vấn đầu tư của công ty chứng khoán. Bởi một thực tế rằng, nhân viên tư vấn đầu tư nhiều khi cũng chính là các nhà đầu tư, do đó, thật khó để đảm bảo rằng những lời tư vấn của họ đối với khách hàng không có sự tác động của lợi ích cá nhân của họ trong đó.
75
Dưới đây là kết quả khảo sát của IFC về mức độ tuân thủ của các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn đối với nguyên tắc minh bạch và công bố thông tin:
Trung bình (%) Thấp nhất (%) Cao nhất (%)
2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011
39,4 43,2 40,1 15,6 24,3 21,7 62,5 61,3 60,0
Bảng 2.4: Tình hình tuân thủ nguyên tắc Minh bạch và công bố thông tin của 100 doanh nghiệp niêm yết
(Nguồn: IFC- Báo cáo Thẻ điểm Quản trị công ty năm 2011)
Bên cạnh BCTC, Báo cáo thường niên cũng là một công cụ cung cấp thông tin về quản trị công ty cho các cổ đông nắm rõ, tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đang xem đây chủ yếu như là một công cụ quảng bá hình ảnh, quan hệ công chúng do đó thiếu những thông tin quan trọng như: tình hình tham dự các cuộc họp HĐQT, BKS của từng thành viên; chi tiết chế độ thù lao của các cán bộ quản lý, điều hành; xác định cụ thể thành viên HĐQT độc lập…
Ngoài ra, liên quan đến việc công bố thông tin về lương thưởng của lãnh đạo cũng là một vấn đề mà nhiều doanh nghiệp đang tìm cách né tránh. Tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VNM), mức thù lao của HĐQT (gồm 8 thành viên) được công bố là 4,88 tỷ đồng, BKS (5 thành viên) là 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Báo cáo thường niên năm 2013 của công ty thì chỉ có BKS được nêu rõ mức thu nhập, theo đó, các thành viên BKS không nhận khoản thưởng nào, thu nhập đến từ thù lao được VNM chi trả, cụ thể: Ông Nguyễn Trung Kiên, Trưởng BKS- nhận mức thù lao 615 triệu đồng/năm, bà Tuyết Mai nhận mức 378 triệu đồng/năm, ông Ngọc Chương nhận 511 triệu đồng/năm... Đối với HĐQT và Ban điều hành (6 người), VNM không công bố con số thu nhập cụ thể mà chỉ công bố tỷ lệ lương, thưởng trong tổng thu nhập từ Công ty. Chẳng hạn, bà Mai Kiều Liên- Chủ tịch HĐQT có khoản thưởng chiếm 62% tổng thu nhập; ông Mai Hoài Anh- Giám đốc điều hành, lương chiếm 51% tổng thu nhập. Cách thức công bố tương tự cũng được thực hiện tại một số doanh nghiệp khác như Công ty cổ phần FPT (FPT), Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE)... [28]. Có thể nói, việc công bố chi tiết mức lương/thưởng của từng thành viên trong ban lãnh đạo là để giúp cổ
76
đông, nhà đầu tư có thể hiểu được mức độ đóng góp của từng thành viên cũng như mức độ công bằng, minh bạch của doanh nghiệp trong việc đánh giá sự đóng góp của ban lãnh đạo tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.