Về trách nhiệm công khai lợi ích có liên quan của Thành viên HĐQT và

Một phần của tài liệu Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật quản trị công ty niêm yết của việt nam (Trang 66)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Về trách nhiệm công khai lợi ích có liên quan của Thành viên HĐQT và

cao của công ty hoặc các vấn đề ảnh hưởng tới công ty

Để đảm bảo quyền bình đẳng, bảo vệ lợi ích cho các cổ đông, Luật Doanh nghiệp và Thông tư 121/2012/TT-BTC đều có các quy định nhằm hạn chế các xung đột lợi ích của thành viên HĐQT và cán bộ quản lý cấp cao với lợi ích chung của công ty. Cụ thể:

Luật Doanh nghiệp quy định, thành viên HĐQT, thành viên BKS, Giám đốc/Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải thực hiện kê khai trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh/thay đổi (sửa đổi, bổ sung) lợi ích liên quan của họ với công ty, bao gồm doanh nghiệp mà họ sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần hoặc doanh nghiệp mà những người liên quan của họ cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần hoặc phần vốn góp trên 35% vốn điều lệ (tỷ lệ này là 10% tại Luật Doanh nghiệp 2014). Thành viên HĐQT, Giám đốc/Tổng giám đốc nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để thực hiện công việc dưới mọi hình thức trong phạm vi

59

công việc kinh doanh của công ty đều phải giải trình bản chất, nội dung của công việc đó trước HĐQT, BKS và chỉ được thực hiện khi đa số thành viên còn lại của HĐQT chấp thuận; nếu thực hiện mà không khai báo hoặc không được sự chấp thuận của HĐQT thì tất cả thu nhập có được từ hoạt động đó thuộc về công ty.

Thành viên HĐQT, BKS, Giám đốc/Tổng giám đốc và các cán bộ quản lý của công ty đại chúng,công ty niêm yết còn phải tuân thủ các quy định riêng tại Điều 23 Thông tư 121/2012/TT-BTC, theo đó: Họ không được phép sử dụng những cơ hội kinh doanh có thể mang lại lợi ích cho công ty vì mục đích cá nhân; không được sử dụng các thông tin có được nhờ chức vụ của mình để tư lợi cá nhân hay phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Thành viên HĐQT, thành viên BKS, Giám đốc/Tổng giám đốc điều hành và các bộ quản lý khác có nghĩa vụ thông báo cho HĐQT các giao dịch giữa công ty, công ty con, công ty do công ty đại chúng nắm quyền kiểm soát với chính thành viên đó hoặc với những người có liên quan tới thành viên đó. Công ty đại chúng phải thực hiện công bố thông tin về nghị quyết ĐHĐCĐ hoặc nghị quyết HĐQT thông qua các giao dịch này trong thời hạn 24 giờ trên trang thông tin điện tử của công ty và báo cáo UBCKNN nhà nước.

Nhìn chung có thể thấy các quy định này của pháp luật Việt Nam đã phần nào phản ánh được các yêu cầu của OECD về việc hạn chế các xung đột lợi ích giữa bộ máy quản lý, điều hành công ty với chính công ty đó.

Đây là lĩnh vực được đánh giá là thực hiện tốt nhất ở Việt Nam, tuy nhiên kết quả chấm điểm của IFC lại cho thấy chiều hướng đi xuống qua các năm của các doanh nghiệp niêm yết trong việc đảm bảo đối xử bình đẳng với cổ đông.

Trung bình (%) Thấp nhất (%) Cao nhất (%)

2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011

65,1 61,0 57,8 25,0 39,0 13,9 86,1 78,0 80,6

Bảng 2.2: Tình hình tuân thủ nguyên tắc Đối xử bình đẳng với cổ đông của 100 doanh nghiệp niêm yết

60

Hầu hết các công ty đều áp dụng toàn bộ Điều lệ mẫu mà không có sự cân nhắc, chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp mình, cũng như rất ít công ty đưa ra các quy định tiến bộ hơn so với Luật Doanh nghiệp và Điều lệ mẫu [11, tr45]. Do đó, phần lớn các công ty đều công nhận rộng rãi nguyên tắc mỗi cổ phiếu cùng loại đều có quyền ngang nhau, mỗi cổ phần một phiếu biểu quyết và cổ đông được quyền thông qua những thay đổi quan trọng của công ty; đó là những điểm mà theo đánh giá của các chuyên gia IFC là tương đối tốt trong quản trị công ty của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam [11, tr45].

Tuy nhiên, cũng chính việc bê nguyên Điều lệ mẫu lại gây ra những hạn chế như: không có quy định rõ ràng về giao dịch với các bên liên quan; hạn mức các hợp đồng, giao dịch mà HĐQT có quyền tự quyết đều ở mức cao- dưới 50% tổng tài sản (theo các chuyên gia, ngưỡng giới hạn này cần được quy định ở mức thấp hơn để đảm bảo quyền của các cổ đông); hầu hết các công ty chưa thực sự tạo điều kiện để cổ đông thực hiện biểu quyết ở nước ngoài (trước thời điểm Thông tư 121/2012/TT-BTC có hiệu lực, hình thức biểu quyết từ xa, biểu quyết thông qua họp ĐHĐCĐ trực tuyến không được pháp luật thừa nhận) khi thời gian gửi tài liệu và thông báo họp thường chỉ là 15 ngày... Nhiều trường hợp công ty gửi tài liệu họp ĐHĐCĐ không đầy đủ (thậm chí là không gửi) cho các cổ đông nhỏ [11, tr48].

Tuy nhiên, trong một số trường hợp sự bất bình đẳng giữa các cổ đông không phải do doanh nghiệp mà chính từ các lỗ hổng của pháp luật. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 65% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận (Luật Doanh nghiệp 2014 đã có sự phân loại tỷ lệ cổ đông chấp thuận là 65% và 51% tùy theo mức độ quan trọng của vấn đề cần thông qua, cụ thể tại khoản 1, 2 Điều 144); lợi dụng quy định này, không ít cổ đông lớn đã thực hiện quyền phủ quyết các quyết định tại ĐHĐCĐ không có lợi cho họ. Mùa ĐHĐCĐ thường niên năm 2013, không ít cổ đông tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM) đã bày tỏ bức xúc khi Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC- nắm giữ 45% cổ phiếu VNM) phủ quyết kế hoạch phát hành cổ phiếu ESOP (Employee Stock

61

Ownership Plan- Kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho người lao động) dành cho cán bộ công nhân viên của công ty; lý do SCIC đưa ra là lo sợ tỷ lệ cổ phần của tổ chức này tại VNM bị pha loãng khoảng 1,2%. Hay tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2012 của Công ty cổ phần Vicostone (VCS), hai quỹ đầu tư nước ngoài Red River Holdings và Beira Ltd đã liên kết nắm giữ 36,39% cổ phần để yêu cầu sửa đổi Điều lệ công ty nhằm có một chân tại HĐQT. Vấn đề này đã bị các cổ đông khác kịch liệt phản đối; hai quỹ đã dùng quyền phủ quyết toàn bộ nội dung HĐQT trình lên ĐHĐCĐ và đại hội đã thất bại sau 6 tiếng đồng hồ căng thẳng [26].

Một phần của tài liệu Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật quản trị công ty niêm yết của việt nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)