Công bố thông tin và tính minh bạch

Một phần của tài liệu Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật quản trị công ty niêm yết của việt nam (Trang 28)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.5. Công bố thông tin và tính minh bạch

“Hệ thống công bố thông tin tốt nâng cao tính minh bạch là đặc điểm cơ bản của cơ chế giám sát công ty dựa vào thị trường và là yếu tố đóng vai trò chủ yếu giúp cổ đông thực hiện quyền sở hữu của mình một cách có hiểu biết” [10, tr51]. Hệ thống công bố thông tin tốt giúp duy trì niềm tin của thị trường và do đó, tăng cường khả năng thu hút vốn; ngược lại, công bố thông tin kém, không minh bạch là cơ hội cho các hành vi phi đạo đức diễn ra, làm mất đi tính minh bạch của thị trường, gây thiệt hại cho cổ đông, cho thị trường, và cả nền kinh tế. Do đó, OECD khuyến nghị: “Khuôn khổ QTCT phải đảm bảo việc công bố thông tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu

và QTCT” [10, tr22].

Khuyến nghị trên được cụ thể hóa thành các tiểu nguyên tắc sau:

* Công bố thông tin phải bao gồm, nhưng không hạn chế, các thông

tin quan trọng về:

- Kết quả tài chính và hoạt động của công ty. - Mục tiêu của công ty.

21

- Chính sách thù lao cho thành viên HĐQT và cán bộ quản lý cấp cao, bao gồm trình độ, quy trình tuyển chọn, các vị trí đang nắm giữ tại công ty khác và liệu họ có được HĐQT coi là thành viên độc lập hay không:

- Giao dịch với các bên liên quan. - Các yếu tố rủi ro có thể tiên liệu.

- Các vấn đề liên quan đến người lao động và các bên có quyền lợi liên quan khác.

- Cơ cấu và chính sách quản trị, cụ thể là nội dung của bất kỳ quy tắc hoặc chính sách quản trị nào và quá trình thực hiện nó.

* Thông tin phải được chuẩn bị và công bố phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng cao về công bố thông tin kế toán, tài chính và phi tài chính.

* Kiểm toán hàng năm phải được tiến hành bởi một đơn vị kiểm toán độc lập, đủ năng lực và chất lượng cao nhằm cung cấp ý kiến đánh giá độc lập và khách quan cho HĐQT và các cổ đông, đảm bảo các báo cáo tài chính đã thể hiện một cách trung thực tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

* Các đơn vị kiểm toán độc lập phải chịu trách nhiệm đối với cổ đông và có trách nhiệm thực hiện công tác kiểm toán một cách chuyên nghiệp đối với công ty.

* Các kênh phổ biến thông tin phải tạo điều kiện tiếp cận thông tin một cách bình đẳng, kịp thời và hiệu quả cho người sử dụng.

* Khuôn khổ QTCT phải được bổ sung bằng các biện pháp thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ phân tích hay tư vấn do các tổ chức phân tích, môi giới chứng khoán, định mức tín nhiệm… cung cấp. Các phân tích, tư vấn có liên quan tới quyết định của nhà đầu tư này phải không bị ảnh hưởng bởi những xung đột lợi ích quan trọng có thể tác động đến tính trung thực của ý kiến phân tích hoặc tư vấn của họ [10, tr22, tr23].

Thông tin là sự thể hiện ra bên ngoài về sức khỏe của một doanh nghiệp, việc tiếp cận các thông tin trọng yếu giúp cổ đông bảo vệ quyền lợi của mình, các đối

22

tượng tham gia thị trường cải thiện khả năng đưa ra những quyết định kinh tế hợp lý hơn. Do đó, việc đảm bảo công bố thông tin đầy đủ là cách để công ty tiếp cận thị trường, tiếp cận nguồn vốn nhanh với chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, nguyên tắc của OECD không chỉ khuyến khích việc công bố thông tin mà còn yêu cầu phải đảm bảo sự minh bạch, tức là các thông tin được công bố phải đảm bảo chất lượng, có giá trị, có ý nghĩa đối với cổ đông, nhà đầu tư và cơ quan quản lý, “một chế độ công bố thông tin hiệu quả khuyến khích sự minh bạch” [11, tr495] với cơ chế tham gia và chịu trách nhiệm của các tổ chức kiểm toán độc lập, các tổ chức cung cấp dịch vụ phân tích, tư vấn đầu tư cũng như các kênh phổ biến thông tin kịp thời, đầy đủ, đảm bảo sự tiếp cận thông tin một cách bình đẳng giữa các cổ đông.

Một phần của tài liệu Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật quản trị công ty niêm yết của việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)