Xây dựng khung pháp lý đối với các tổ chức định mức tín nhiệm

Một phần của tài liệu Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật quản trị công ty niêm yết của việt nam (Trang 110)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.7.Xây dựng khung pháp lý đối với các tổ chức định mức tín nhiệm

Ngày nay hầu hết những thị trường chứng khoán của các nước trên thế giới đều tồn tại ít nhất một tổ chức định mức tín nhiệm, một phần là do xu thế của thời đại, nhưng phần lớn là do vai trò quan trọng của tổ chức định mức tín nhiệm trên thị trường tài chính... Các tổ chức định mức tín nhiệm đóng vai trò như một cầu nối giữa nhà đầu tư và thị trường, là công cụ để giám sát thị trường tài chính, nhằm giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư và rủi ro hệ thống nói chung.

103

Trong bài trình bày “Khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện thành lập Công ty Định mức tín nhiệm trong nước và những khuyến nghị cho Việt Nam” (thuộc Dự án Hỗ trợ kỹ thuật của Ban Thư ký ASEAN vì sự phát triển Thị trường Trái phiếu Việt Nam) đại diện của Viện nghiên cứu Normura (NRI) định nghĩa “định mức tín nhiệm là việc đánh giá về khả năng một tổ chức phát hành thực hiện thanh toán đúng hạn một nghĩa vụ tài chính”. Công ty định mức tín nhiệm (Credit Rating Agency - viết tắt là CRA) là công ty cung cấp quan điểm của họ về độ tín thác của một doanh nghiệp trong nghĩa vụ thanh toán tài chính. Các nghĩa vụ tài chính có thể bao gồm: trái phiếu, thương phiếu và cổ phiếu ưu đãi, song không nhất thiết giới hạn. Việc thành lập tổ chức định mức tín nhiệm là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo cho sự minh bạch của thị trường chứng khoán thông qua việc cung cấp cho tất cả các nhà đầu tư cái nhìn khách quan của các chuyên gia tài chính về tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp niêm yết. Hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Tài chính tiến hành xây dựng Nghị định về hoạt động của doanh nghiệp định mức tín nhiệm. Tuy nhiên, song song với quá trình ban hành Nghị định mới thì cũng cần phải tiến hành rà soát lại các quy định có liên quan như Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp hay các quy định của tố tụng dân sự… đảm bảo cho các CRA có đủ khả năng thực hiện chức năng của mình.

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 đã được ban hành và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, có thể chỉ ra một số điểm mới ảnh hưởng đến hoạt động quản trị công ty của doanh nghiệp như sau:

- Thứ nhất, doanh ngiệp có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật, tùy theo nhu cầu quản trị. Số lượng, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật sẽ do doanh nghiệp tự quyết định tại Điều lệ công ty.

- Thứ hai, về mô hình quản trị công ty cổ phần. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai mô hình: ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS và Giám đốc/Tổng Giám đốc hoặc mô hình ĐHĐCĐ, HĐQT (phải có ít nhất 20% số thành viên là thành viên HĐQTđộc lập và phải có Ban kiểm toán nội bộ thuộc HĐQT), Giám đốc/Tổng Giám đốc.

- Thứ ba, về điều kiện tiến hành họp và thông qua nghị quyết ĐHĐCĐ: Giảm điều kiện tổ chức họp ĐHĐCĐ từ số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% xuống còn

104

51% tổng số phiếu biểu quyết. Các nghị quyết của ĐHĐCĐ được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp tán thành.Việc biểu quyết các vấn đề của đại hội, luật mới cho phép cổ đông bỏ phiếu điện tử hoặc qua fax, e-mail. Luật khuyến khích tiến hành họp đại hội đồng cổ đông trực tuyến.Những quy định này giúp cơ hội tổ chức thành công đại hội sẽ cao hơn.

- Thứ tư, về việc xác định doanh nghiệp được xem là doanh nghiệp nhà nước. Theo quy định mới của Luật, chỉ các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới được gọi là doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, tất cả các doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa (dù tỷ lệ cổ phần bán ra chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ) đều phải tuân thủ các quy định của Luật doanh nghiệp về quản trị công ty cổ phần. Lúc này, Nhà nước cũng sẽ đóng vai trò như các cổ đông góp vốn khác của doanh nghiệp; không được áp đặt lên doanh nghiệp các nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động theo cơ chế hành chính, mệnh lệnh mà sẽ thực hiện các quyền của mình qua lá phiếu tại ĐHĐCĐ.

Có thể thấy, những thay đổi nói trên đã thể hiện được sự thay đổi trong tư duy của các nhà làm luật về quản trị công ty nhằm cụ thể hóa mục tiêu tiếp cận gần hơn với các thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, sẽ cần phải có thời gian để kiểm chứng tính hiệu quả của các quy định mới này trong thực tế.

Một phần của tài liệu Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật quản trị công ty niêm yết của việt nam (Trang 110)