Về quyền tiếp cận thông tin của thành viên HĐQT

Một phần của tài liệu Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật quản trị công ty niêm yết của việt nam (Trang 91)

6. Kết cấu của luận văn

2.5.4.Về quyền tiếp cận thông tin của thành viên HĐQT

Theo Luật Doanh nghiệp, thành viên HĐQT có quyền yêu cầu Giám đốc/Tổng giám đốc, Phó giám đốc/Phó tổng giám đốc, người quản lý các đơn vị trong công ty cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và các đơn vị trong công ty; người quản lý được yêu cầu phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên HĐQT. Trên thực tế, tại các công ty niêm yết nói riêng, công ty cổ phần nói chung nguyên tắc này được tuân thủ khá đầy đủ do HĐQT có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, kỷ luật đối với Giám đốc và các cán bộ quản lý khác (do Điều lệ công ty quy định), dẫn tới có tầm ảnh hưởng lớn đến các cán bộ này.

Nhìn chung, có thể thấy, trách nhiệm của HĐQT được xác định là một trong những yếu tố quan trọng nhất, đảm bảo chất lượng quản trị công ty, do đó, cùng với minh bạch và công bố thông tin, trọng số của lĩnh vực này được đánh giá cao nhất với thang điểm tối đa cho mỗi lĩnh vực là 30%. Tuy nhiên, sau 03 năm thực hiện chấm điểm quản trị công ty, mức điểm trung bình mà các doanh nghiệp niêm yết của chúng ta đạt được chỉ ở mức là 10,6; 10,8 và 10,8 lần lượt trong các năm 2009, 2010, 2011; cho thấy các doanh nghiệp Việt cần phải cố gắng rất nhiều để cải thiện chất lượng hoạt động của HĐQT:

Trung bình (%) Thấp nhất (%) Cao nhất (%)

2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011

84

Bảng 2.5: Tình hình tuân thủ nguyên tắc Trách nhiệm của HĐQT của 100 doanh nghiệp niêm yết

(Nguồn: IFC- Báo cáo Thẻ điểm Quản trị công ty năm 2011)

Theo đánh giá của giới chuyên gia trong và ngoài nước tại Hội thảo Việt Nam Holding lần thứ 8, hiệu lực và hình ảnh của HĐQT trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, công ty niêm yết nói riêng chưa được “như mong muốn” một phần do sự tập trung quá lớn tại một số ít cá nhân nắm vai trò chủ sở hữu đại diện chủ sở hữu đa số vốn của doanh nghiệp. “Sở hữu của các công ty cổ phần ở Việt Nam quá tập trung, mang tính gia đình trị và nhân trị, HĐQT như một bộ máy tập quyền, nắm cả 3 quyền lực: quyền lực của đại hội đồng cổ đông, quyền lực của HĐQT và cả quyền điều hành Doanh nghiệp.” [6].

Tình trạng này thường được biết đến với khái niệm “đại chúng một nửa” mà ví dụ điển hình có thể kể đến rất nhiều các “đại gia” trên thị trường chứng khoán như Thép Pomina (POM), Công ty cổ phần Đầu tư Alphanam (ALP), Thủy sản Minh Phú (MPC) hay Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức. Tại Alphanam, doanh nghiệp có quy mô vốn hóa thị trường có lúc lên tới hơn 2.000 tỷ đồng, các vị trí chủ chốt như Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc cho đến các Phó Tổng Giám đốc đều là người một nhà của cổ đông sáng lập. Tỷ lệ sở hữu của Chủ tịch Nguyễn Tuấn Hải và người thân lên tới hơn 90% cổ phần của công ty. Cơ cấu này vẫn được ALP giữ nguyên từ khi “lên sàn” vào năm 2007 đến nay [6]. Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung trong Hội thảo nói trên cũng cho rằng, ở Việt Nam, HĐQT nắm hết quyền lực trong công ty, nắm cả quyển cổ đông, quyền điều hành, quyền hội đồng quản trị, vì đa số thành viên HĐQT vẫn là cổ đông lớn, hoặc người đại diện của cổ đông lớn, và cũng chưa có sự tách biệt rõ nét giữa chủ sở hữu và người quản lý. Trong khi đó, thành viên không điều hành không phải là thành viên độc lập, mà là thành viên “rất phụ thuộc” vào chủ tịch HĐQT và các thành viên điều hành khác. Thực trạng rất phổ biến là chủ tịch HĐQT thường kiêm giám đốc điều hành và là người đại diện theo pháp luật, tức là người điều hành có nhiều quyền lực nhất trong công ty. Vì vậy, quyền lực tập trung vào một người và người đó vừa là người tìm ra chiến lược, vừa điều hành, nên nguy cơ lạm dụng vị thế được giao là rất lớn. Nguy cơ này đặc biệt cao trong công ty có tỷ lệ sở hữu nhà

85

nước lớn. Tiếng anh gọi rủi ro này là “key man risk”- rủi ro do quá phụ thuộc vào một người quan trọng [6].

Về phía BKS, việc thực hiện vai trò của cơ quan này trên thực tế cũng rất mờ nhạt. Theo quy định của pháp luật, BKS có quyền hạn rất lớn tại các công ty cổ phần. Trên thực tế, các cổ đông lớn có cổ phần chi phối tại đại hội đồng cổ đông thường nắm giữ hoặc cử người đại diện nắm giữ các chức vụ cao cấp nhất tại HĐQT. Những người này phần lớn là những người có cả tiền và quyền. Trong khi đó, ban kiểm soát về danh nghĩa là do đại hội đồng cổ đông bầu ra, nhưng bản chất cũng là do các cổ đông có cổ phần chi phối quyết định. Do vậy, các thành viên của BKS rất khó có thể “kiểm soát” được các thành viên HĐQT.Quy định hiện tại cũng không nêu rõ trách nhiệm mà BKS phải gánh chịu, nếu không làm tròn vai trò của mình. Luật Doanh nghiệp chỉ đưa ra các trách nhiệm khi các thành viên BKS vi phạm các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy, khi có vấn đề xảy ra do HĐQT hoặc Tổng giám đốc gây ra thì gần như trách nhiệm của BKS không được xét đến. Nhiều doanh nghiệp không xem trọng vai trò của BKS, mà chỉ thành lập để tuân thủ pháp luật. Hoạt động của BKS phần lớn mang tính hình thức và chưa có thực chất. Do đó, doanh nghiệp không đầu tư, trang bị đầy đủ cho BKS thực hiện tốt chức năng giám sát của họ. Kết quả chấm điểm của IFC cho thấy, có tới 98 (trong tổng số 100 doanh nghiệp được khảo sát) chưa thể hiện rõ vai trò của BKS trong việc xét chọn, phối hợp, giám sát hoạt động kiểm toán độc lập [11, tr69].

Luật Doanh nghiệp 2014 đã thể hiện sự thay đổi đáng kể trong tư duy quản trị doanh nghiệp của các nhà làm luật Việt Nam trong việc tiếp cận gần hơn với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về quản trị công ty khi quy định hai mô hình tổ chức quản trị của công ty cổ phần. Theo đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai mô hình sau (Điều 134):

- ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS và Giám đốc/Tổng Giám đốc. Trường hợp doanh nghiệp có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có BKS;

86

- ĐHĐCĐ, HĐQT và Giám đốc/Tổng Giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT. Các thành viên HĐQT độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

Luật này cũng tạo cơ hội cho công ty cổ phần chủ động trong việc lựa chọn người đại diện pháp luật (Chủ tịch HĐQT và/hoặc Giám đốc/Tổng Giám đốc). Trường hợp có 2 người đại diện pháp luật trở lên, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc/Tổng Giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật và cần được quy định rõ trong Điều lệ.

Với các quy định này, doanh nghiệp được quyền chủ động trong việc lựa chọn mô hình tổ chức tùy theo quy mô, tính chất hoạt động của công ty. Đặc biệt, mô hình hoạt động không có BKS đã được đông đảo các chuyên gia và nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Bởi với mô hình này, doanh nghiệp sẽ tinh giản được một bộ phận hoạt động không hiệu quả, giảm chi phí không cần thiết khi phải tuân thủ một những quy định về quản trị không phù hợp. Tuy nhiên, quy định này cũng đặt ra yêu cầu ngày càng lớn về nguồn nhân lực cho các thành viên HĐQT độc lập, đòi hỏi các cơ quan quản lý thị trường cần sớm có giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu này của thị trường (hiện nay UBCKNN đang gấp rút triển khai đề án thành lập học việc quản trị công ty theo thông lệ quốc tế, sau khi được thành lập, học viện này sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp hệ thống các chuyên gia về quản trị công ty có thể đảm nhận vị trí thành viên HĐQT độc lập); cùng với đó là cần có quy định cụ thể về cơ chế hoạt động của Ban kiểm toán nội bộ nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả hoạt động của Ban và không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực thi Luật, đặc biệt là ở thời điểm giao thời khi Luật Doanh nghiệp mới sắp sửa chính thức có hiệu lực.

Một phần của tài liệu Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật quản trị công ty niêm yết của việt nam (Trang 91)