0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Quyền của cổ đông được tham gia và được cung cấp đầy đủ thông tin về

Một phần của tài liệu VIỆC TIẾP NHẬN CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ CÔNG TY CỦA OECD TRONG PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT CỦA VIỆT NAM (Trang 47 -47 )

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Quyền của cổ đông được tham gia và được cung cấp đầy đủ thông tin về

quan tới những thay đổi cơ bản của công ty

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, cổ đông thông qua cơ quan của mình là ĐHĐCĐ được quyền tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của công ty như sau:

- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng gián trị tài sản được ghi trong BCTC gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;

- Đối với việc phát hành thêm cổ phiếu: Theo quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành (như Nghị định 58/2012/NĐ-CP, Thông tư 204/2012/TT-BTC) việc chào bán chứng khoán phải có quyết định của ĐHĐCĐ thông qua phương án cháo bán và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán.

Cuộc họp ĐHĐCĐ chỉ được tiến hành khi có số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự họp (tại Luật Doanh nghiệp 2014, tỷ lệ này chỉ còn là 51%). Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành (do không đủ số cổ đông cần thiết) thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% (tại Luật Doanh nghiệp 2014 là 33%)tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì được triệu tập lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, trong trường hợp này, cuộc họp sẽ được tiến hành mà không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp.

Về việc tiếp cận thông tin, thì như trên đã nói, công ty niêm yết có trách nhiệm phải thực hiện công bố thông tin định kỳ về Nghị quyết ĐHĐCĐ, tuy nhiên, khác với việc công bố BCTC, Báo cáo thường niên hay Báo cáo tình hình quản trị công ty, Thông tư 52/2012/TT-BTC không quy định cụ thể phương thức công bố thông tin đối với Nghị quyết ĐHĐCĐ ( khoản 4 Điều 7).

40

Một phần của tài liệu VIỆC TIẾP NHẬN CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ CÔNG TY CỦA OECD TRONG PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT CỦA VIỆT NAM (Trang 47 -47 )

×