6. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cơ quan quản lý về QTCT
Để có thể nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về QTCT, cán bộ của các cơ quan quản lý cần có hiểu biết về QTCT; để kiểm tra, giám sát mức độ tuân thủ của doanh nghiệp, cán bộ chuyên môn của cơ quan quản lý cũng cần phải hiểu rõ các vấn đề liên quan đến QTCT. Bởi vậy, việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của UBCKNN và các SGDCK là điều hết sức cần thiết. Trong những năm qua, UBCKNN và các SGDCK đã nhiều lần phối hợp với IFC tổ chức các khóa đào tạo nội bộ; tuy nhiên, với sự vận động không ngừng nghỉ của thị trường cũng như của
107
hệ thống pháp luật trong nước, việc thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo là điều hết sức cần thiết.
Bên cạnh việc đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, với số lượng cán bộ còn hạn chế trong khi phải quản lý số lượng lớn doanh nghiệp thì các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh nghiên cứu để ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào quá trình quản lý. Điển hình có thể kể đến Hệ thống quản lý thông tin doanh nghiệp (CIMS) của Sở GDCK Hà Nội. Với việc tham gia hệ thống này, thông qua hệ thống đường truyền dữ liệu điện tử kết nối từ doanh nghiệp đến Sở, các doanh nghiệp niêm yết có thể thực hiện công bố thông tin thẳng lên phương tiện công bố thông tin của Sở GDCK mà không phải thực hiện việc gửi văn bản theo đường công văn như trước đây. Hệ thống CIMS đã giúp doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí in ấn (được sự đồng ý của UBCKNN, các doanh nghiệp niêm yết áp dụng hệ thống CIMS được phép bỏ bản cứng khi thực hiện công bố thông tin), đồng thời đảm bảo thời gian, giảm thiểu tính trạng vi phạm do công bố thông tin chậm. Hiện hệ thống này đã được áp dụng đối với cả các công ty đăng ký giao dịch và công ty chứng khoán thành viên của HNX.
108
KẾT LUẬN
Trong thế giới toàn cầu, các doanh nghiệp và các quốc gia có hệ thống QTCT yếu thường sẽ gánh chịu những hậu quả những vụ bê bối tài chính và khủng hoảng. Các nghiên cứu cho thấy cách mà doanh nghiệp quản lý, thể hiện qua QTCT, quyết định rất lớn đến số phận của từng công ty và cả nền kinh tế trong thời đại toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá và tự do hoá thị trường tài chính mở ra những thị trường mới báo hiệu những cơ hội lợi nhuận đáng kể. Nhưng nó cũng đưa doanh nghiệp đến những cuộc cạnh tranh khốc liệt và những biến động khôn lường trong thị trường tài chính.
Các nhà đầu tư, trước khi cam kết đầu tư họ yêu cầu những bằng chứng tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh minh bạch và giảm thiểu khả năng gây ra tham nhũng hoặc lũng đoạn. Hơn thế nữa, các nhà đầu tư mong muốn có thể phân tích và so sánh các cơ hội đầu tư tiềm năng từ những chuẩn mực chung. Một doanh nghiệp uy tín không chỉ có thể tự tin trước những yêu cầu ngặt nghèo của các nhà đầu tư quốc tế mà còn là điều kiện để tiếp thị quốc tế, đó là nền tảng cho sự phát triển phồn vinh của doanh nghiệp và đất nước.
Nói tóm lại, các nhà đầu tư dù là trong nước hay bên ngoài luôn tìm kiếm các doanh nghiệp có cấu trúc QTCT tốt. Do đó, QTCT rõ ràng có lợi cho doanh nghiệp và quốc gia, và quá trình toàn cầu hoá hiện nay lại khiến vấn đề càng trở nên cấp bách. Việc thiết lập QTCT tại các nước đang phát triển như Việt Nam đòi hỏi không chỉ là thu nhập các mô hình QTCT tốt từ các quốc gia phát triển. Quan trọng là chú ý đến thiết lập hệ thống pháp lý phù hợp cho nhu cầu cụ thể. Chỉ có những định chế pháp lý được thiết kế và vận hành tốt mới có thể giúp thực thi các hướng dẫn và nguyên tắc QTCT. Nhưng ngược lại, nếu không nhận dạng các nguyên tắc và vấn đề QTCT cốt lõi của doanh nghiệp thì các định chế tốt nhất cũng không thể nào đưa ra những lời giải thích hợp. Nâng cao hiệu quả QTCT là một quá trình dài và việc không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế là một điều tất yếu; trong quá trình đó, việc học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước cũng như các nguyên tắc, các tiêu chuẩn quốc tế là một lợi thế mà những nước đi sau như Việt Nam cần tận dụng và phát huy trong thời gian tới.
109
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về QTCT cũng như các nguyên tắc QTCT của OECD, Luận văn đã phân tích các quy định pháp lý có liên quan của Việt Nam, chỉ ra những mặt được cũng như các hạn chế của hệ thống pháp luật về QTCT niêm yết ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù có sự tìm tòi, chắt lọc và đối chiếu, phân tích kỹ lưỡng các vấn đề được đưa ra nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tuy nhiên, hi vọng rằng những nghiên cứu, phân tích, kiến nghị được nêu ra trong công trình nghiên cứu này sẽ là một nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về QTCT tại Việt Nam.
110
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Daniel Blum (2004), Những kinh nghiệm về các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp
của OECD.
2. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 52/2012/TT-BTC hướng dẫn việc công bố thông
tin trên thị trường chứng khoán.
3. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 121/2012/TT-BTC Quy định về quản trị công ty
áp dụng cho công ty đại chúng.
4. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 204/2012/TT-BTC hướng dẫn hồ sơ, thủ tục
chào bán chứng khoán ra công chúng.
5. Bộ Tài chính (2003), Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ban hành 06 chuẩn mực kế
toán đợt 3, chuẩn mực số 6.
6. Ngọc Dương (2013), “Đại chúng một nửa”, Báo Nhịp cầu đầu tư, số 337.
7. Lưu Minh Đức (2007), “Thâu tóm và hợp nhất nhìn từ khía cạnh QTCT: lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Quản lý Kinh tế, (16- 9+10/2007), tr24-37.
8. Bùi Xuân Hải (2011), “So sánh cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần Việt Nam với các mô hình điển hình trên thế giới”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 4-2006. 9. Nguyễn Quốc Huân (2011), “Doanh nghiệp niêm yết: Lỗ hổng quản trị công ty”,
Sài Gòn Đầu tư Tài chính.
10. IFC (2004), Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD
11. IFC (2010), Cẩm nang quản trị công ty 12.IFC (2010), Báo cáo thẻ điểm QTCT 2009 13.IFC (2011), Báo cáo thẻ điểm QTCT 2010 14.IFC (2012), Báo cáo thẻ điểm QTCT 2011
15. Alan B.Morison (2007), Những vấn đề cơ bản của Luật pháp Mỹ, Nxb Chính trị quốc gia, tr.528
16. Quốc hội khóa 11 (2006), Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11. 17. Quốc hội khóa 11 (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11. 18. Quốc hội khóa 11 (2004), Luật Phá sản số 21/2004/QH11.
19. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (2013), Báo cáo thường niên năm 2012, Hà Nội.
111
20. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (2014), Báo cáo thường niên năm 2013, Hà Nội.
21. Bành Quốc Tuấn, Lê Hữu Linh (2012), “Hoàn thiện cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, (3),tr 37-41.
22. Đinh Minh Tuấn (2012), “Vai trò của thành viên độc lập trong HĐQT công ty cổ phần”, Tạp chí Tài chính- Bảo hiểm, (3), tr13.
23. Nguyễn Mạnh Thái (2009), Phát triển thị trường mua bán sáp nhập- hướng đi
mới cho Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế- Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ
Chí Minh, tr1.
24. Nguyễn Trần Đan Thư (2009), Nâng cao hiệu quả quản trị công ty trong các công
ty cổ phần ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế- Trường Đại học kinh tế Tp. Hồ
Chí Minh, tr2-9.
25. WorldBank (2006), Đánh giá về tình hình Quản trị công ty của Việt Nam, Báo cáo về tình hình tuân thủ chuẩn mực và nguyên tắc (ROSC).
II. Trang web
26. Vĩnh Bảo- Ngọc Dương (2013), “Đãi ngộ cổ phiếu ở công ty Việt”
http://vietstock.vn/PrintView.aspx?ArticleID=307617
27. Ls. Nguyễn Ngọc Bích (2010), “Mô hình quản trị trong công ty đại chúng”,
http://luatminhkhue.vn/quan-tri/mo-hinh-quan-tri-trong-cong-ty-dai-chung.aspx
28.Hải Định (2014), “Vai trò của Hội đồng quản trị trong điều hành doanh nghiệp”,
http://www.sapuwa.vn/tin-tuc/quan-tri-kinh-doanh/vai-tro-cua-hoi-dong-quan-tri- trong-dieu-hanh-doanh-nghiep.html
29.Thúy Hải (2014), “Ai bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”,
http://www.baomoi.com/Ai-bao-ve-quyen-loi-nguoi-tieu-dung/45/13428905.epi
30. Phan Hằng (2014), “Doanh nghiệp vẫn né công bố lương thưởng lãnh đạo”,
http://tinnhanhchungkhoan.vn/doanh-nghiep/dn-van-ne-cong-bo-luong-thuong- lanh-dao-98538.html
31.Nguyễn Thu Hiền (2014), “Nâng tầm HĐQT trong quản trị công ty”,
http://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/nang-tam-hdqt-trong-quan-tri-cong- ty-99729.html
112
32.Hải Hoàng (2009), “Cần chế tài bảo vệ quyền lợi cổ đông nhỏ”,
http://www.kinhtenongthon.com.vn/Can-che-tai-bao-ve-quyen-loi-co-dong-nho-2- 14502.html
33.Tư Hoàng (2014), “Cổ đông nhỏ cần được bảo vệ”,
http://www.thesaigontimes.vn/115214/Co-dong-nho-can-duoc-bao-ve.html
34.Trương Minh Huy (2011),“Lỗ hổng ủy thác đầu tư”,
http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/lo-hong-uy-thac-dau-tu- 20110801021430336.chn
35.Nhuệ Mẫn (2014),“Soi những điểm yếu trong quản trị doanh nghiệp Việt”,
http://tinnhanhchungkhoan.vn/thuong-truong/soi-nhung-diem-yeu-trong-quan-tri- doanh-nghiep-viet-93789.html
36.Nguyễn Trọng Nguyên (2014), “Vai trò của ban kiểm soát đối với báo cáo tài chính các công ty niêm yết”,http://www.tapchitaichinh.vn/Dien-dan-khoa- hoc/Vai-tro-cua-ban-kiem-soat-doi-voi-bao-cao-tai-chinh-cac-cong-ty-niem- yet/53800.tctc
37.Ly Nguyễn (2010), “Ban kiểm soát bị vô hiệu hóa như thế nào?”,
http://vneconomy.vn/doanh-nhan/ban-kiem-soat-bi-vo-hieu-hoa-nhu-the-nao- 20100330111055423.htm
38.OECD, http://www.oecd.org/
39.Quách Thúy Quỳnh (2010), “Quyền của cổ đông thiểu số theo pháp luật Việt Nam”,http://tranhtung.com.vn/quyen-cua-co-dong-thieu-so-theo-phap-luat-viet- nam_n58183_g739.aspx
40.Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, http://hnx.vn/web/guest/lich-su-phat-
trien
41.Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh,
http://hsx.vn/Modules/CMS/Web/ViewArticle?id=46a6dd59-2cd5-4ef7-b12a- 4c30778140c4&fid=c5b6b7cf3a9b4307ab689bcf2e8b8990
42.Từ Thảo (2013),“Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần trên thế giới và ở Việt Nam”,http://bacvietluat.vn/lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien- cong-ty-co-phan-tren-the-gioi-va-o-viet-nam.html
113
43.Nguyễn Viết Thịnh- Nguyễn Mỹ Hạnh (2010), “Để ban kiểm soát doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả”, http://effectsoft.com.vn/vi/ac103a154/de-ban-kiem-soat- doanh-nghiep-hoat-dong-hieu-qua.html
44.Vũ Xuân Tiến (2007), “Bảo vệ cổ đông thiểu số: Những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn”, http://luatminhkhue.vn/quan-tri/bao-ve-co-dong-thieu-so-nhung-vuong- mac-phat-sinh-tu-thuc-tien.aspx
45.Ls. Lê Minh Toàn (2013), “Cổ đông thiểu số là ai, được ai bảo vệ?”,
http://baodautu.vn/co-dong-thieu-so-la-ai-duoc-ai-bao-ve.html
46. Lê Hoàng Tùng (2009), “Thành viên HĐQT độc lập: Quy định và thực tiễn”,
http://luatminhkhue.vn/quan-tri/thanh-vien-hoi-dong-quan-tri-doc-lap-qui-dinh-va- thuc-tien.aspx
47.Trần Thanh Tùng (2009), “Vai trò của ban kiểm soát trong công ty cổ phần”,
http://luatminhkhue.vn/thanh-lap/vai-tro-cua-ban-kiem-soat-trong-cong-ty-co- phan.aspx
48. Tổng cục thống kê,http://gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=706&ItemID=13412
49. Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử (2014), “Thực trạng phát triển khung pháp lý về quản trị doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam”,
http://ttbd.gov.vn/Home/Default.aspx?portalid=52&tabid=108&catid=515& distid=3336
50. Trung tâm thông tin- dữ liệu, số 4/2013, http://www.vietfin.net/van-de-xung-dot-loi- ich-nhom-trong-doanh-nghiep-2/
51. Tường Vi (2014), “Quản trị công ty... làm gì để bớt xấu hổ”,
http://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/quan-tri-cong-ty-lam-gi-de-bot-xau- ho-99730.html
52. Hà Vy (2014), “Thị trường chứng khoán biến đổi về chất”,
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/chung-khoan/nam-2007-thi-truong-chung- khoan-bien-doi-ve-chat-2691170.html
53. Hoàng Xuân (2013),“Quên gửi tài liệu, bị hủy nghị quyết đại hội cổ đông”,
http://vneconomy.vn/chung-khoan/quen-gui-tai-lieu-bi-huy-nghi-quyet-dai- hoi-co-dong-20130408024640954.htm