Các giải pháp pháp lý

Một phần của tài liệu Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật quản trị công ty niêm yết của việt nam (Trang 102)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.Các giải pháp pháp lý

Tại thị trường Hoa Kỳ, sau khi các vụ gian lận tại Enron, Tycon và WorldCom bị vỡ lở, năm 2002 Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành Đạo luật Sarbanes-Oxley (SOX). Đạo luật này đã tiến bước dài trong việc nâng cao các tiêu chuẩn hướng tới mục tiêu minh bạch, công khai nhằm đảm bảo yêu cầu niêm yết, giảm thiểu gian lận và bảo vệ lợi ích của cổ đông công ty đối với các cổ phiếu niêm yết tại tại 2 sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq và NYSE. Đạo luật SOX cũng tạo điều kiện cho việc thành lập Ủy ban

95

giám sát tính tuân thủ pháp luật để giám sát nỗ lực tuân thủ pháp luật của công ty đại chúng đang niêm yết trên các sàn chứng khoán [9].

Mặc dù IFC nhận định Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn sơ khai của việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty, nên cần độ trễ thời gian để rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực, song mức điểm thấp đồng nghĩa với tình trạng kém minh bạch trên TTCK sẽ là trở ngại rất lớn đối với việc thu hút dòng vốn từ những tổ chức đầu tư quốc tế đến thị trường vốn của Việt Nam. Tái cấu trúc TTCK Việt Nam không thể tách rời việc nâng cao chất lượng hàng hóa niêm yết. Một trong những hướng để đạt được điều này là việc nâng cao hơn nữa quá trình áp dụng quy chế quản trị công ty theo tiêu chuẩn quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Việc áp dụng này là sự tự nguyện của doanh nghiệp, nhưng ở góc độ quản lý nhà nước cần có hành lang pháp lý đầy đủ nhằm định hướng, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ thực hiện. Đồng thời cần áp dụng những chế tài, hình phạt thật nghiêm khắc như buộc hủy, cấm tái niêm yết trong một thời gian nhất định đối với các cổ phiếu không đạt tiêu chuẩn. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể:

Một phần của tài liệu Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật quản trị công ty niêm yết của việt nam (Trang 102)