6. Kết cấu của luận văn
2.1.5. Về thị trường giao dịch thâu tóm công ty
Thâu tóm và sáp nhập công ty (Mergers and Acquisitions- M&A) là hoạt động đã từ lâu không còn xa lạ với các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Hơn 100 năm qua, Hoa Kỳ đã chứng kiến 5 chu kỳ đỉnh cao của hoạt động sáp nhập công ty: đó là các năm 1895-1905; 1925-1929; 1965-1970; 1980-1985 và 1998-2000 [7, tr24]. Làn sóng M&A diễn ra mạnh mẽ và song hành với những giai đoạn kinh tế tăng trưởng nóng. Đó
43
là thời điểm ban quản trị các công ty liên tục hoạt động dưới sức ép cạnh tranh rất lớn từ thị trường. Khái niệm tăng trưởng lợi nhuận và mở rộng hoạt động thông qua M&A đồng nghĩa với sự tồn tại của công ty nói chung, cũng như địa vị của chính họ ở các công ty này nói riêng [7, tr24]. Bước vào thế kỷ XXI, làn sóng M&A lại tiếp tục đổ bộ không chỉ ở các nền kinh tế phát triển mà còn lan tỏa sang các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông... [23].
Tại Việt Nam, hoạt động thâu tóm đã được ghi nhận tại Nghị định 144/2003/NĐ- CP (Điều 36) tuy nhiên, đến Luật Doanh nghiệp năm 2005, thâu tóm được thể hiện dưới hình thức hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp. Những năm gần đây, trong khi nhiều doanh nghiệp bị vòng xoáy khủng hoảng chung của nền kinh tế toàn cầu làm cho khốn đốn thì vẫn có không ít doanh nghiệp vươn lên hùng mạnh, hoạt động thâu tóm vì thế cũng diễn ra ngày càng phổ biến.
* Các quy định đảm bảo một thị trường thâu tóm minh bạch và công khai:
Không trực tiếp quy định rõ về giao dịch thâu tóm như Nghị định 144/2003/NĐ-CP nhưng Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã có những quy định khá cụ thể về các giao dịch có thể dẫn tới quyền kiểm soát tổ chức niêm yết như:
- Quy định về việc chào mua công khai [25, tr26]:
Điều 32 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán quy định các trường hợp sau phải thực hiện chào mua công khai:
+ Chào mua cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ đóng dẫn đến việc sở hữu từ 25% trở lên cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một công ty đại chúng, quỹ đóng;
+ Tổ chức, cá nhân và người có liên quan nắm giữ từ 25% trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ của một công ty đại chúng, quỹ đóng mua tiếp từ 10% trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của công ty đại chúng, quỹ đóng.
44
+ Tổ chức, cá nhân và người có liên quan nắm giữ từ 25% trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ của một công ty đại chúng, quỹ đóng mua tiếp từ 5% đến dưới 10% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng, quỹ đóng trong thời gian dưới 01 năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào mua công khai trước đó.
Tổ chức, cá nhân chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng phải gửi tài liệu đăng ký chào mua đến UBCKNN. Tài liệu đăng ký chào mua phải được đồng thời gửi cho công ty mục tiêu. Để bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông nhỏ, Thông tư 194/2009/TT-BTC quy định thành viên HĐQT, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng, cổ đông lớn và người có liên quan của tổ chức chào mua công khai, công ty mục tiêu, nhân viên công ty chứng khoán và những người khác biết thông tin về đợt chào mua công khai không được lợi dụng việc biết thông tin để mua bán chứng khoán cho chính mình hoặc cung cấp thông tin, xúi giục, lôi kéo người khác mua, bán chứng khoán trước thời điểm chào mua công khai chính thức. Bên cạnh đó, quy định về chào mua công khai cũng có nhiều ràng buộc đối với bên chào mua như: (1) Trong quá trình chào mua công khai, bên chào mua chỉ được tăng giá chào mua và phải đảm bảo giá tăng thêm được áp dụng đối với tất cả các cổ đông của công ty mục tiêu kể các cổ đông hoặc nhà đầu tư đã chấp nhận bán cho bên chào mua; (2) Kể từ thời điểm gửi đăng ký chào mua công khai đến khi nhận hoàn thành đợt chào mua, bên chào mua không được thực hiện các hành vi như trực tiếp hoặc gián tiếp mua hoặc cam kết mua cổ phiếu của công ty mục tiêu bên ngoài đợt chào mua công khai, đối xử không công bằng với những người sở hữu cùng loại cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đang được chào mua, từ chối mua cổ phiếu của cổ đông công ty mục tiêu hoặc chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư của quỹ đầu tư mục tiêu trong quá trình chào mua.
- Nghĩa vụ công bố thông tin của cổ đông lớn [25, tr26]:
Theo quy định tại Thông tư 52/2012/TT-BTC, tổ chức, cá nhân, nhóm người có liên quan nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng có thay đổi về số lượng cổ phiếu vượt quá các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu (kể cả trường hợp cho hoặc được cho, tặng hoặc được tặng, thừa kế, chuyển nhượng hoặc
45
nhận chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu phát hành thêm... hoặc không thực hiện giao dịch cổ phiếu) phải thực hiện báo cáo trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi trên cho công ty đại chúng, UBCKNN, SGDCK (trường hợp là tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch).
* Về quyền chống thâu tóm:
Nguyên tắc của OECD khuyến nghị khuôn khổ quản trị công ty của các quốc gia không được cho phép sử dụng công cụ chống thâu tóm để bảo vệ Ban Giám đốc và HĐQT khỏi trách nhiệm của họ [10, tr19].
Thông tư 194/2009/TT-BTC, bên cạnh việc quy định chi tiết về trách nhiệm của bên chào mua công khai, cũng cho phép công ty được thể hiện ý kiến của mình về đề nghị chào mua công khai, tuy nhiên, hiện nay chưa có hướng dẫn đối với trường hợp công ty mục tiêu không đồng ý thì việc chào mua công khai lúc đó có được thực hiện hay không. Ngoài ra, việc xác định mục đích của việc từ chối chào mua công khai có phải nhằm bảo vệ quyền lợi của Ban Giám đốc, HĐQT công ty hay không cũng là một việc không dễ dàng, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định về nội dung này.