Những đặc điểm khác biệt của diễn ngôn KHTA và KHTV

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng anh và tiếng việt (full) (Trang 136)

8. Bố cục của luận án

4.3. Những đặc điểm khác biệt của diễn ngôn KHTA và KHTV

4.3.1. Phương thức sử dụng

KHTA và KHTV khác nhau về phương thức sử dụng, cơ quan ban hành và quyền phát ngôn của chủ thể phát ngôn. Trước hết nói về cơ quan quản lý và ban hành, nếu ở KHTA, vai trò này phân bố đều cho các cơ quan của nhà nước, chính phủ, các tổ chức như tập đoàn, hội, nhóm chung lợi ích, trường học… và cả cá nhân trong các cuộc biểu tình, tuần hành tự phát… thì ở KHTV, phần lớn (90%) khẩu hiệu (thuộc tư liệu nghiên cứu) là do các cơ quan thông tin truyền thông từ cấp trung ương đến địa phương ban hành, theo chỉ thị của các tổ chức đoàn thể, chính quyền… Số còn lại là do người dân tự phát in ấn và trình bày trước công chúng như khẩu hiệu phê bình những người “hôi bia” ở Bình Dương năm 2013 (thuộc phạm vi tư liệu luận án) hay khẩu hiệu phản đối việc đặt giàn khoan HD981 trên Biển Đông (ngoài phạm vi tư liệu luận án). Trong khi đó, ở KHTA, dạng khẩu hiệu do từng nhóm cá nhân tự biên soạn và mang theo hô hào trong các cuộc biểu tình hoặc các cuộc vận động là khá phổ biến (khẩu hiệu trên phố Wall đòi đánh thuế người giàu, khẩu hiệu động viên tinh thần thể thao trong các cuộc thi tài, khẩu hiệu chống khủng bố và tẩy chay súng đạn trong các cuộc biểu tình ở Mỹ trong vòng 2-3 năm qua). Thứ hai là nói đến phương thức sử dụng KH CT-XH. Ở Hoa Kỳ, KH CT-XH được nhiều cơ quan, tổ chức và cả cá nhân chịu trách nhiệm biên soạn cho mục đích thuyết phục vận động của riêng họ. Các tổ chức hay cá nhân tự thiết kế khẩu hiệu và có sự lựa chọn về từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp hay văn phong riêng do họ có quyền

phát ngôn riêng. Trong khi đó, người Việt thường hay sử dụng KH CT-XH do cơ quan nhà nước ban hành qua nhiều cấp. Ở mỗi đợt vận động, thông thường là vào các ngày lễ hay ngày kỉ niệm của các ban ngành (giao thông, y tế, giáo dục, phòng chống ma túy-tệ nạn xã hội…), cơ quan tuyên giáo, tuyên huấn các cấp có những kế hoạch tuyên truyền kèm theo một loạt các khẩu hiệu dành cho đợt vận động cụ thể đó. Khẩu hiệu này có thể được sử dụng tiếp tục cho những năm tiếp theo, hoặc bổ sung cho phù hợp với điều kiện tình hình mới mỗi năm. Các cơ quan thông tin tuyên truyền sau đó mới đưa các khẩu hiệu ra với công chúng bằng nhiều hình thức, mà điển hình nhất vẫn là biểu ngữ, băng-rôn treo trên các tuyến phố và trước các tòa nhà, tụ điểm công cộng.

Những hiện tượng khác nhau này một phần do thói quen và văn hóa thuyết phục khác nhau ở mỗi nước. Nhưng phần lớn là do các điều kiện chính trị xã hội khác nhau quy định. Văn hóa biểu tình ở Mỹ đã được luật pháp công nhận từ lâu nên thói quen biểu tình để đòi các quyền lợi hoặc chống đối những điều chưa thỏa đáng trong chính sách, chế độ cũng tồn tại trong hành vi cuộc sống hàng ngày của họ. Trong khi đó, ở Việt Nam vấn đề biểu tình còn được thận trọng xem xét và đang được dự thảo luật, cũng như trưng cầu dân ý. Do điều kiện chính trị và xã hội, biểu tình ở Việt Nam tùy theo từng thời kỳ và địa phương diễn ra với quy mô và tần suất khác nhau. Đa số các cuộc biểu tình (nếu có) cũng chỉ mang tính tự phát và với quy mô nhỏ lẻ, hay xuất phát từ các động cơ cá nhân. Gần đây nhất, trong khi bày tỏ thái độ chống đối với hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung quốc, nhiều người dân Việt Nam đã tham gia biểu tình hòa bình (phi bạo lực) hay biểu tình yêu nước trong tháng 6-7/2014, nhưng biểu tình vẫn chưa phải là một nét văn hóa hay thói quen của người Việt. Cho nên việc tổ chức từng đoàn người cầm theo băng-rôn, biểu ngữ cùng với việc hô hào khẩu hiệu trên đường phố hay nơi công cộng là không phổ biến ở Việt Nam. Từ đây, có thể thấy quyền phát ngôn trong KH CT-XH ở hai nền văn hóa là có sự khác biệt.

Ngoài ra, trong KHTA, chúng ta có thể thấy ngoài mục đích tuyên truyền, giáo dục ý thức cộng đồng, KH CT-XH của một số tổ chức và cá nhân còn thực

hiện chức năng chống đối, phản đối mà trong KHTV hầu như không có. Có thể nhìn nhận điều này từ nhiều hướng. Theo hướng tích cực, chúng ta nghĩ rằng do các vấn đề chính trị - xã hội ở Việt Nam đã được giải quyết khá thỏa đáng và mềm dẻo nên hiện tượng chống đối, phản đối là không đáng kể. Mặt khác, vấn đề này cũng do sự lựa chọn quyền phát ngôn quy định nữa. Nếu cá nhân hoặc các tổ chức nhỏ người Việt Nam không có thói quen biên soạn KH CT-XH, thì đây rõ ràng không phải là kênh để họ thể hiện sự phản đối. Tuy nhiên, theo hướng tiêu cực, có thể hiểu vấn đề này là do người Việt Nam ít thực hành tư duy phản biện (critical thinking) hơn người Mỹ. Văn hóa Mỹ động viên mọi người có cái nhìn phản biện đối với hầu hết vấn đề, và người Mỹ cũng có thói quen làm như vậy trong nhiều tình huống (giáo dục, nghiên cứu, hội họp, phát biểu chính trị…). Hơn nữa, thể chế chính trị của hai nước khác nhau cũng góp phần giải thích điều này. Trong khi ở Việt Nam, chính sách và pháp luật của nhà nước được chỉ đạo định hướng cho người dân trên cơ sở lắng nghe ý kiến phản hồi của người dân từ nhiều kênh; thì ở Mỹ, sự tự do dân chủ cực đoan và chế độ đa nguyên đa đảng tạo điều kiện cho các xung đột chính trị và quyền lợi nhóm phát triển, dẫn đến sự chống đối, phản đối trong các khẩu hiệu đi kèm trong các cuộc biểu tình.

Rõ ràng sự khác nhau này về phương thức ban hành và sử dụng cũng như người phát ngôn có ảnh hưởng to lớn đến việc thể hiện hệ tư tưởng của người phát ngôn. Một tổ chức hay cá nhân phát ngôn sẽ chọn khẩu hiệu để thể hiện thái độ chính trị và mục đích vận động của chính tổ chức hay cá nhân đó. Cho nên, việc lựa chọn quyền phát ngôn sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc thể hiện các giá trị của diễn ngôn thông qua ngôn ngữ.

4.3.2. Chủ đề

Tuy mức độ bao quát hầu hết các chủ đề chính trị - xã hội của khẩu hiệu cả tiếng Anh và tiếng Việt là như nhau, mỗi bên đều có những ưu tiên riêng về những chủ đề cho các cuộc vận động.

KHTA và KHTV phản ánh thế giới kinh nghiệm trên các mảng chủ đề tương đối khác nhau (xếp theo thứ tự ưu tiên của chủ đề có số lượng khẩu hiệu nhiều nhất đến ít nhất):

Bảng 4.1 So sánh chủ đề KHTA và KHTV

Chủ đề KHTA Chủ đề KHTV

1 Environment-Energy (Môi trường - Năng lượng)

1 Môi trường - Năng lượng

2 Safety (An toàn lao động) 2 Chăm sóc sức khỏe - Bảo hiểm y tế

3 Politics - Election (Chính trị - bầu cử) 3 Xây dựng và bảo vệ đất nước, củng cố các tổ chức chính trị - xã hội

4 Road safety - Drinking (An toàn giao thông và tác hại của uống bia rượu đến việc lái xe)

4 An toàn giao thông

5 Anti-smoking (Tác hại của thuốc lá) 5 Gia đình - Hôn nhân - Bình đẳng giới 6 Animal rights (Quyền động vật) 6 Tệ nạn xã hội (phòng-chống ma túy) 7 Relations - Family & Friends (Quan hệ thân

tộc - bằng hữu)

7 Phụ nữ và trẻ em

8 Health - Hygiene (Sức khỏe - vệ sinh) 8 Văn minh đô thị và trật tự xã hội

9 Sports (Thể thao - tinh thần cộng đồng) 9 An toàn - Vệ sinh lao động - An toàn thực phẩm

10 Fund-raising (Gây quỹ - Từ thiện) 10 Giáo dục (Chính trị - Tư tưởng, Giáo dục toàn diện)

11 Anti-racism (Chống phân biệt chủng tộc) 11 Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 12 Anti-terrorism and gun boycott (Chống

khủng bố - tẩy chay súng đạn)

12 Vận động bầu cử - Dân vận - Báo chí 13 Anti-trafficking and Illegal Immigration

(Chống buôn người và di dân bất hợp pháp)

13 Xây dựng nông thôn mới 14 An ninh - Chủ quyền 15 Nghề nghiệp - Việc làm 16 Thuế và nộp thuế

Nhìn vào bảng 4.1 mô tả sự phân bố của các chủ đề KH CT-XH ở cả hai thứ tiếng, có thể thấy rằng ngoài 4 chủ đề đầu tiên (theo thứ tự ở cả hai cột) là giống nhau, các chủ đề còn lại tương đối khác biệt thể hiện sự khác nhau trong thế giới kinh nghiệm của hai nền văn hóa. Trong khi KHTA tập trung phản ánh tác hại thuốc lá, quyền động vật, quan hệ thân tộc-bằng hữu, chăm sóc sức khỏe (ở nhóm các chủ đề ưu tiên thứ hai) thì KHTV lại phản ánh các chủ đề gia đình-bình đẳng giới, tệ nạn xã hội, phụ nữ-trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình, Sự ưu tiên về chủ đề này cũng là tấm gương phản ánh thế giới kinh nghiệm đời sống văn hóa người Mỹ và người Việt. Trong khi các vấn đề còn gặp nhiều khó khăn và cần được thuyết phục cộng đồng để cải thiện tình hình ở Việt Nam là gia đình, bình đẳng giới, chăm sóc trẻ em và giải quyết các tệ nạn xã hội, thì ở xã hội Mỹ, công tác vận động thuyết phục lại được hướng về những chủ đề khác như quyền động vật và thể thao - tinh thần cộng đồng.

Điểm khác biệt lớn nhất trong chủ đề khẩu hiệu của hai nền văn hóa là một số chủ đề phản ánh đặc trưng thể chế chính trị và văn hóa Đông - Tây. Trong khi ở Mỹ

các chủ đề mang tính đặc trưng rõ nét cho thể chế chính trị và nền văn hóa phương Tây như President election (bầu cử tổng thống), Fund-raising (Gây quỹ - Từ thiện)

Anti-racism (chống phân biệt chủng tộc), Anti-terrorism and gun boycott (chống

khủng bố - tẩy chay súng đạn) hay Anti-trafficking and Illegal Immigration (chống

buôn người và di dân bất hợp pháp). Ngược lại, các chủ đề rất đặc trưng cho văn hóa Việt Nam và tương tự ở một số nước khác thuộc nền văn hóa phương Đông, đó là giáo dục chính trị - tư tưởng, xây dựng nông thôn mới, và chủ quyền lãnh thổ. Tương tự, một số chủ đề KH CT-XH chỉ tồn tại trong nền văn hóa này mà không có trong nền văn hóa kia cũng đã cho thấy những nét văn hóa và chính sách xã hội đặc trưng như chủ đề Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (bối cảnh văn hóa-

chính trị ở Việt Nam) và Chống phân biệt chủng tộc/ Tranh cử tổng thống (bối

cảnh văn hóa-chính trị Mỹ).

Ngoài ra, cùng một khái niệm được phản ánh trong chủ đề này của nền văn hóa này thì lại được phản ánh trong một chủ đề khác của nền văn hóa kia. Ví dụ trong KHTV, khái niệm tăng dân số được phản ánh trong chủ đề bùng nổ dân số và kêu gọi việc kiểm soát sinh đẻ (ví dụ: Dân số ổn định, xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc,

tuổi trẻ tích cực thực hiện chính sách dân số - Kế hoạch hóa gia đình); trong khi ở

KHTA, khái niệm này được lồng ghép trong khẩu hiệu kêu gọi bảo vệ môi trường, ví dụ như “Overpopulation leads to frustration” (Đông dân sẽ dẫn đến khủng hoảng.),

“Population explosion leads to starvation” ( Bùng nổ dân số sẽ dẫn đến đói nghèo”) , “If you want more than two children, adopt!” (Nếu bạn muốn có nhiều

hơn hai đứa con - hãy nhận con nuôi).(*) Hoặc các khẩu hiệu về phòng cháy chữa cháy ở KHTA được cụ thể hóa dưới các hình thức an toàn (safety) như an toàn cháy

nổ và các nhóm chủ đề nhỏ khác như an toàn điện – khí đốt (gas), an toàn trong công sở, an toàn với các thiết bị lao động với các từ ngữ cảnh báo về an toàn

(safety) tương ứng…, thì trong KHTV khái niệm này lại được cụ thể hóa dưới dạng những kêu gọi mang tính phong trào và với những từ ngữ phong trào tương ứng

(*)Ở đây nói khái niệm dân số được lồng ghép vào khẩu hiệu môi trường trước hết là do nguồn gốc xuất xứ của các KH này là CSDL của ủy ban môi trường quốc gia Mỹ. Thứ hai là do sự liên tưởng giữa tình trạng ô nhiễm môi trường với các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng môi trường như đông dân, ý thức con người, sự tàn phá của con người…

(Ví dụ: Thực hiện tốt pháp lệnh phòng cháy và chữa cháy là đóng góp thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước). Sự khác biệt này cho thấy

chủ trương của mỗi quốc gia về kêu gọi thuyết phục đều phản ánh thế giới kinh nghiệm của riêng họ, là kết quả của việc thực thi những vấn đề mà riêng mỗi quốc gia quyết định trên cơ sở những thực tiễn xã hội của chính quốc gia đó. Nói đến vấn đề này không thể không đề cập đến sự khác biệt trong phản ánh thế giới kinh nghiệm của khẩu hiệu xét trên bình diện ngữ nghĩa học nhận thức.

Trong quá trình phản ánh các giá trị kinh nghiệm, các nguồn lực được sử dụng trong KH CT-XH như từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cách thức tổ chức của diễn ngôn ở cả hai nghiệm thể đều đã thực hiện trọn vẹn chức năng của mình, đó là phản ánh các cách nhìn của con người ở mỗi nền văn hóa về thế giới xung quanh vào trong ngôn ngữ của KH CT-XH. Halliday xem cách phản ánh này là sự thực hiện chức năng kinh nghiệm - một trong ba siêu chức năng của ngôn ngữ, nhưng cũng có nhiều quan niệm khác cho rằng việc nhận thức về thế giới kinh nghiệm có khi còn mang nhiều yếu tố chủ quan. Trong trường hợp này, một cách tiếp cận từ bình diện ngữ nghĩa học nhận thức với cách giải thích dựa trên cơ sở tri nhận của con người về thế giới (tương tự như cách tiếp cận kinh nghiệm của Hallilday) được vận dụng để phân tích sự thể hiện tư tưởng, thái độ hay chính kiến của người tạo diễn ngôn. Ứng dụng các quan niệm của ngữ nghĩa học nhận thức vào trong kiến giải các giá trị kinh nghiệm của KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy hai nghiệm thể đã thể hiện sự khác biệt trong cách thức thể hiện tư tưởng, thái độ và chính kiến của người phát ngôn thông qua thể hiện cách nhìn của họ (tri nhận) về thế giới vào trong các nguồn lực ngôn ngữ như từ vựng và cấu trúc ngữ pháp. Kinh nghiệm tích lũy qua lịch sử, qua nhiều thế hệ, qua cuộc sống mà chính họ đang trải qua đã hình thành cho họ những nhận thức nhất định về chức năng và công cụ tuyên truyền hay thể hiện quyền lực, dẫn đến tự nhiên hình thành trong đầu họ một số chiến lược về sử dụng ngôn ngữ để thể hiện thái độ và tư tưởng của riêng họ, làm cho việc phát ngôn KH CT-XH đạt được mục tiêu tuyên truyền tối ưu nhất trong bối cảnh đời sống chính trị của riêng quốc gia họ. Để có thể phản ánh được bức tranh về thế giới bằng ngôn ngữ đòi hỏi họ phải có những kiến thức, tri thức nhất định về

văn hóa, xã hội. Kiến thức đó chính là sự thể hiện về tri nhận của họ đối với các vấn đề chính trị xã hội của thế giới xung quanh và xây dựng bức tranh thế giới đặc biệt tạo thành cơ sở cho hành vi của con người. Tri nhận là tất cả những quá trình trong đó những dữ liệu cảm tính được сải biến khi truyền vào trong não dưới dạng những biểu tượng tinh thần để có thể lưu lại trong trí nhớ con người. Nói theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận thì con người đã hình thành được bức tranh ngôn ngữ về thế giới, hay các biểu hiện thế giới quan của con người được phát họa bằng những chất liệu ngôn ngữ. Bức tranh này được vẽ ra phản ánh một phần của đời sống người bản ngữ nên mang những đặc trưng của nền văn hóa dân tộc. Đó là lý do giải thích tại sao cùng một khái niệm tuyên truyền về dân số thì người Mỹ tuyên truyền bằng một chiến lược từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp khác với người Việt Nam, thể hiện qua hai cách phản ánh thế giới kinh nghiệm như vừa được trình bày ở phân đoạn trên.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng anh và tiếng việt (full) (Trang 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)