Cấu trúc ngữ pháp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng anh và tiếng việt (full) (Trang 134)

8. Bố cục của luận án

4.2.3. Cấu trúc ngữ pháp

Nghiên cứu cấu trúc ngữ pháp, theo quan điểm của ngữ pháp chức năng và quan điểm của lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán, chính là xem xét các kiểu quá trình và tham thể chủ yếu được sử dụng trong diễn ngôn; yếu tố tác nhân có rõ ràng không thông qua các hiện tượng danh hóa hay cấu trúc câu bị động/ chủ động; các yếu tố tình thái, các kiểu phát ngôn.... Đây chính là những phương thức giúp người phát ngôn bộc lộ hệ tư tưởng và thái độ đối với người tiếp nhận diễn ngôn. Tất cả các bước phân tích cấu trúc ngữ pháp cũng tuân theo quy trình tìm hiểu các giá trị kinh nghiệm, liên nhân và tạo văn bản của các cấu trúc ngữ pháp như

Halliday đã đề xuất. Trường hợp nghiên cứu diễn ngôn KHTA và KHTV cho thấy cả hai đều sử dụng các hiện tượng ngữ pháp chủ yếu như vừa nêu, cụ thể:

- Hai loại quá trình chủ yếu được sử dụng trong cả KHTA và KHTV đều là quá trình vật chất và quá trình quan hệ (hai trong 3 kiểu quá trình chính mà Halliday đã xác nhận)

- Cả KHTA và KHTV đều có sử dụng hiện tượng danh hóa và cấu trúc bị động để thực hiện sự lựa chọn làm rõ hay không làm rõ tác nhân của các hành động. - Kiểu câu khẳng định và phủ định đều được sử dụng ở cả hai bên nhằm nêu

bật hệ tư tưởng và thái độ đối lập trong phát ngôn.

- Các yếu tố tình thái đều được sử dụng để xác định quyền lực phát ngôn của người phát ngôn KH CT-XH

- Cả hai thể loại diễn ngôn đều có hiện tượng dùng đại từ I/ tôi, we/ chúng tôi, you/

bạn, các bạn… để thiết lập quan hệ giữa người phát ngôn và người tiếp nhận.

- Các kiểu phát ngôn chủ yếu và thông thường như câu trần thuật, câu cầu khiến… được sử dụng khá đồng đều ở cả hai nghiệm thể.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng anh và tiếng việt (full) (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)