Tính mạch lạc của diễn ngôn khẩu hiệu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng anh và tiếng việt (full) (Trang 91)

8. Bố cục của luận án

2.5.2. Tính mạch lạc của diễn ngôn khẩu hiệu

Trong phân tích cấu trúc nội tại của văn bản KH CT-XH, chúng tôi phân tích hai yếu tố để tạo tính mạch lạc cho thể loại diễn ngôn đặc biệt này, đó là liên kết chủ đề (liên kết hướng ngoại) và cấu trúc đề-thuyết.

Trong thực tế giao tiếp, mỗi văn bản thường xoay quanh một chủ đề. Chủ đề trong liên kết chủ đề được hiểu như đề tài - vật, việc được nói đến; và liên kết chủ đề được xem như là sợi dây nối kết hợp lý giữa những vật, việc được nói đến trong các câu có liên kết với nhau. Đối với khẩu hiệu, khi mà độ dài của mỗi diễn ngôn khẩu hiệu riêng biệt là không đáng kể, liên kết bên trong diễn ngôn không được thể hiện rõ. Lúc đó, liên kết chủ đề được thực hiện khi nhóm các diễn ngôn khẩu hiệu thuộc cùng một chủ đề có chứa các yếu tố ngôn ngữ lặp lại hoặc có cùng miền nghĩa. Trường hợp này còn được gọi là liên kết ngoài văn bản khi mà từng diễn ngôn khẩu hiệu đơn lẻ

trong hệ thống mỗi nhóm chủ đề chung đều có sự liên kết về mặt ngữ nghĩa với những diễn ngôn khác trong cùng chủ đề, thể hiện trong bảng 2.10 dưới đây.

Bảng 2.10 Các yếu tố thể hiện tính liên kết chủ đề của từng nhóm KH CT-XH tiếng Anh

Stt Chủ đề Yếu tố liên kết chủ đề

Lặp từ ngữ Tần suất lặp lại (*)

1 Anti-terrorism and gun boycott (Chống khủng bố và tẩy chay súng đạn)

terrorism, terror, terrorist 7/15 protest, stop, against 6/15 gun, violence 6/15

2 Animal rights (quyền động vật)

human, beings, species, animals, birds, cats 27/39 eat beans/ vegetables/ tofu, wear fake fur/ fashion 18/39 adopt, rescue, love, abuse, hunt, neglect, protect 10/39

3 Anti-racism

(Chống phân biệt chủng tộc)

color, colorful, colorblind, white, black, brown, yellow, red

11/16 race, racism, racist, superiority, inferiority,

discrimination

12/16

4 Anti-alcohol and Driving (56) alcohol, acoholic, alcoholism, drug 9/56 drink, drinking, drunk, sober 21/56 drive, driving, accident, safe 35/56 hurt, lose, injury 8/56

5 Anti-smoking (tác hại thuốc

lá) smoker, smoking, smoke, cigarette, nicotine cancer, disease, lung, body, tissue 29/42 16/42 destroy, poison, destruction, burn, kill, harm,

fatal, suicide, suicidal, death 18/42

6 Environment - Energy - water (Môi trường và năng lượng)

energy, water, air, tree, nature, light, ozone, fossil, ocean, melt, pollute, pollution, global warming, green

54/89 conserve, keep, avoid, turn off, survive, save,

conservation, recycle, reduce, reuse 34/89

7 Safety

(An toàn lao động)

accident, danger 13/68 safety, safe, secure 42/68

8 Politics -Election (Chính trị - bầu cử)

power, leader, empire, leaders’ proper names 11/68

9 Human trafficking and illegal immigration (buôn người - di dân bất hợp pháp)

steal, stole, stolen, sale, kidnap, own 5/15 humans, human trafficking, slavery, illegal

immigration

9/15

10 Relations - Family & Friends (Quan hệ thân tộc - bằng hữu)

friend, friendship, love, family, home, joy, life, lives

26/28

11 Fund-raising

(gây quỹ) contribution, donation, giving, give, help, care, change, need 10/19 10/19

12 Health - Hygyne (Sức khỏe - vệ sinh)

body, health, healthy, hands, mouth, waist, heart, breast, wealth

16/22 cancer, disease, stroke, illness, danger 8/22 exercise, workout, early to bed, early to rise,

strong, live long, cure

8/22 Ghi chú: (*) số lần xuất hiện của mẫu khảo sát trên tổng số diễn ngôn;

Từ kết quả nghiên cứu về độ dài văn bản trong diễn ngôn khẩu hiệu là không đáng kể, và liên kết nội tại trong bản thân mỗi diễn ngôn khẩu hiệu chưa đủ độ thuyết phục, thì việc liên kết ngữ nghĩa bằng từ ngữ và cấu trúc giữa các diễn ngôn cùng nhóm chủ đề như mô tả ở bảng 2.10 giúp thể hiện tính mạch lạc trong cấu trúc diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh. Ở mỗi đợt vận động hay tổ chức tuyên truyền, tuần hành, biểu tình người phát ngôn thường đưa ra một nhóm khoảng từ 15-60 khẩu hiệu khác nhau cho mỗi chủ đề cụ thể. Những diễn ngôn khẩu hiệu này vừa hoạt động như một diễn ngôn độc lập vừa tương tác và liên kết với các diễn ngôn khẩu hiệu khác trong cùng nhóm chủ đề để tạo thành một thể thống nhất. Có thể xem đây là một trong những đặc điểm cấu trúc văn bản của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh mà người phát ngôn chủ ý sử dụng để thể hiện tính tư tưởng và thái độ trong tuyên truyền vận động của mình.

Thứ tự xuất hiện của các phần trong một văn bản/ diễn ngôn làm nên cấu trúc nội tại của diễn ngôn đó và trật tự này không được quy định theo một ước lệ nào cả. Trật tự của mỗi diễn ngôn cụ thể phản ánh các giá trị văn hóa xã hội và quy ước diễn ngôn với mục đích giao tiếp. Fairclough phát biểu rằng sự mong đợi của người đọc đối với cấu trúc giao tiếp xã hội và đối với diễn ngôn mà họ tiếp nhận là một nhân tố quan trọng trong việc hiểu và lý giải nội dung diễn ngôn [68:138]. Vấn đề quyết định đưa thông tin nào lên trước thông tin nào theo thứ tự xuất hiện trong một văn bản được quyết định bởi ý định phát ngôn và mục đích giao tiếp của văn bản đó. Đây là lúc chúng ta vận dụng lý thuyết thông tin cũ-mới của ngữ pháp chức năng Halliday trong ngữ cảnh văn bản. Ví dụ trong các bản tin-thời sự, người viết báo có thể chọn nêu các thông tin về hậu quả của một sự việc nghiêm trọng trước, sau đó mới đưa các thông tin khác để lý giải nguyên nhân hoặc cách giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, khi áp dụng vào phân tích giá trị tạo văn bản của KH CT-XH, chúng tôi nhận thấy cấu trúc nội tại của diễn ngôn khẩu hiệu còn được thể hiện thông qua việc sử dụng đầu đề, câu dẫn và cả cấu trúc thông tin hay cấu trúc đề ngữ-thuyết ngữ. Đối với diễn ngôn khẩu hiệu, việc chọn lựa thông tin cũ, thông tin mới và xác định đâu là đề ngữ, đâu là thuyết ngữ cũng phản ánh khá nhiều thái độ, tư tưởng, mục đích và quyền lực của người phát ngôn cũng như nội dung cần chuyển tải. Áp dụng nguyên tắc này để khảo sát 500 mẫu diễn ngôn KH CT-XH

tiếng Anh chúng tôi nhận thấy yếu tố nội dung chủ đề của khẩu hiệu được thể hiện trong phần đề ngữ chiếm tỉ lệ khoảng 56,27% và 43,73% là nội dung chủ đề được giới thiệu trong phần thuyết ngữ. Việc đưa yếu tố nội dung chủ đề vào phần đề ngữ hay thuyết ngữ phản ánh tư tưởng thái độ của người kiến tạo diễn ngôn khẩu hiệu bởi các ý đồ khác nhau như muốn đưa thông tin trọng tâm phản ánh chủ đề trước hay sau trong trật tự diễn ngôn nhằm khai thác hoặc thỏa mãn sự mong đợi của người đọc.

Tuy nhiên, khi xét về yếu tố thông tin cũ - mới và liên hệ với hai chức năng chủ yếu của khẩu hiệu, chúng tôi nhận thấy rằng có 60,04% khẩu hiệu mang chức năng thông tin và 39,96% khẩu hiệu mang chức năng thuyết phục. Vậy việc đặt thông tin cũ - mới trong phần đề ngữ - thuyết ngữ của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh không có sự phân hóa rõ ràng. Cụ thể có 56,27% khẩu hiệu chứa nội dung chủ đề nằm trong phần đề, trong đó 69,88% là khẩu hiệu giáo dục (kiến thức, nhận thức), số còn lại là khẩu hiệu vận động, thuyết phục (hành vi). Còn trong 43,73% khẩu hiệu có nội dung chủ đề được giới thiệu trong phần thuyết ngữ, thì có 48,32% khẩu hiệu mang chức năng giáo dục và 51,68% khẩu hiệu mang chức năng tác động. Sau đây là một số ví dụ:

Bảng 2.11 Một số ví dụ về nội dung chủ đề giới thiệu trong phần đề ngữ - thuyết ngữ

Nội dung chủ đề: Chống nạn buôn người và di dân bất hợp pháp Mục tiêu 1: thuyết phục, vận động

End the missery. Stop human trafficking.

[A418]

Phần đề ngữ Phần thuyết ngữ Phần đề ngữ Phần thuyết ngữ

Nội dung chủ đề: Chống nạn buôn người và di dân bất hợp pháp Mục tiêu 2: giáo dục nhận thức

Taking someone away means taking away their dreams. [A424]

Phần đề ngữ Phần thuyết ngữ

Nội dung chủ đề: An toàn lao động Mục tiêu: giáo dục kiến thức

Safety isn't just a slogan. It 's a way of life. [A306] Phần đề ngữ Phần thuyết ngữ Phần đề ngữ Phần thuyết ngữ

Cách chọn các cấu trúc thông tin và cấu trúc đề ngữ - thuyết ngữ như trong trường hợp của KH CT-XH đã giúp người phát ngôn có điều kiện linh hoạt sử dụng tiếng nói của mình để nhấn mạnh những nội dung cần tuyên truyền và cũng là cách để lưạ chọn chức năng của từng khẩu hiệu: giáo dục hay thuyết phục.

Ngoài ra, việc đưa ra một danh từ hoặc cụm danh từ nêu đích danh chủ đề làm câu đề trong các diễn ngôn phức (2 câu trở lên) của KH CT-XH tiếng Anh cũng là cách để dẫn dắt sự hiểu biết của người đọc đối với vấn đề cần tuyên truyền và để nhấn mạnh chủ đề của diễn ngôn ngay từ đầu văn bản. Cách vận động kiểu này khá thuyết phục và phổ biến (chiếm khoảng 13%) bởi sự trực tiếp của vấn đề cần nêu, ví dụ như:

- Terrorism. Fight them there so we don’t have to fight them here.[A9]

- Safety first. Think before you act. Keep your hands clear. [A298] - Safety first. Others are depending on you. Don’t take chances. [A299] - Safety first. Someone will need you tomorrow. [A300]

Tóm lại, với việc triển khai các nội dung tuyên truyền một cách cụ thể, trực tiếp, có chọn lọc; đồng thời tạo lên sự liên kết logic, hợp lý và mạch lạc giữa các nội dung trong diễn ngôn KH CT-XH, hệ tư tưởng và thái độ chấp hành các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng như ý thức thực thi các vấn đề xã hội của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực tuyên truyền đã được bộc lộ rõ nét. Qua đó cấu trúc diễn ngôn hợp lý này còn làm tăng tính thuyết phục đối với người nghe, người đọc trong quá trình tiếp nhận các ý tưởng và hành động vận động này.

2.5.3 Cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh

Cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh thể hiện tính đơn giản bởi tính chất đặc điểm của thể loại diễn ngôn đặc biệt này. Với mục đích tuyên truyền vận động, giáo dục thuyết phục, KH CT-XH buộc phải đảm bảo tính ngắn gọn nên cấu trúc tổ chức vi mô của thể loại diễn ngôn này một mặt cũng tuân thủ những quy định về liên kết, trật tự văn bản, cấu trúc đề-thuyết; mặt khác thể hiện tính tư tưởng của người phát ngôn trong việc chọn mô hình kết cấu diễn ngôn đơn giản, ngắn gọn và trực tiếp thông qua kiểu tổ chức thông tin cũ-mới. Việc sử dụng các cấu trúc diễn ngôn phù hợp để dẫn dắt người nghe/người đọc và thuyết phục họ chấp nhận quan điểm của người phát ngôn là để đạt được mục đích phát ngôn của mình. Cũng do có sự hạn chế về độ dài của diễn ngôn, cho nên hiện tượng rào đón hay giới thiệu vòng vo về mục đích của phát ngôn không hiện diện trong KH CT-XH tiếng Anh. Đối với đa số diễn ngôn khẩu hiệu đơn, ở trong phần mở đầu có thể thấy ngay đơn vị thông tin quan trọng cần giáo dục hay cần thuyết phục. Ví dụ: “Cruelty is one fashion

statement we can do without”. Còn đối với các diễn ngôn khẩu hiệu có độ dài lớn hơn

(2-3 câu) thì tiêu điểm thông tin thường cũng được ưu tiên nằm ở phần đầu của văn bản (gần 87%), với mục đích thu hút sự chú ý của người tiếp nhận khẩu hiệu.

2.6. Tiểu kết chương 2

Trong phần trình bày trên đây, chúng tôi đã cố gắng dựa trên các nguyên tắc cơ bản nhất của lý thuyết Phân tích Diễn ngôn phê phán, mà cụ thể là đuờng hướng của Fairclough cũng như sử dụng các phương pháp phân tích ngữ pháp theo khung lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday để làm rõ các mối quan hệ chính trị - xã hội, các quan hệ quyền-thế ẩn chứa đằng sau việc sử dụng ngôn ngữ của diễn ngôn KH CT-XH. Việc thể hiện tư tưởng, thái độ của người phát ngôn trong các khẩu hiệu cũng thông qua cách lựa chọn các kiểu quá trình trong quan hệ chuyển tác, sử dụng các hiện tượng danh hóa, kiểu câu phát ngôn, cấu trúc câu bị động, chủ động… đã được chỉ ra và thảo luận nhằm chứng minh giá trị của diễn ngôn trong bối cảnh xã hội. Theo đó diễn ngôn không những là thực tiễn và tập quán xã hội, mà còn là sự phản ánh thực tiễn đó. Quan hệ hỗ tương này càng chứng tỏ tầm quan trọng và vai trò vị trí của ngôn ngữ trong đời sống của xã hội loài người. Tuy nhiên, cho dù diễn ngôn có thể giúp làm nổi bật vấn đề tư tưởng thì diễn ngôn cũng chỉ là sự thể hiện thực tiễn xã hội và làm nhiệm vụ giải thích về các hiện tượng xã hội cho công chúng hiểu, chứ tự thân diễn ngôn chưa phải là đã tạo nên được thực tại đó. Điều này hàm ý rằng nếu muốn biến diễn ngôn thành công cụ mạnh mẽ làm thay đổi thực tiễn xã hội, thì vai trò là ở chỗ người sử dụng ngôn ngữ chứ không phải tự thân diễn ngôn. Qua đó, vấn đề quyền lực trong diễn ngôn rõ ràng được thể hiện qua nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của những người nắm giữ quyền lực. Trường hợp KH CT-XH cũng không nằm ngoài quy luật đó. Những người sử dụng ngôn ngữ đã biết cách dùng diễn ngôn khẩu hiệu để thể hiện quyền lực kiểm soát và làm thay đổi thực trạng của mình thông qua con đường giáo dục và thuyết phục- hướng cộng đồng tới những giá trị tốt đẹp hơn của cuộc sống.

CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA DIỄN NGÔN KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG VIỆT DUỚI GÓC NHÌN CỦA

LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN PHÊ PHÁN 3.1. Đặt vấn đề

Chương 3 của luận án tập trung nghiên cứu các đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt theo quan điểm của lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán. Nói cách khác, chương này thể hiện phần phân tích các giá trị kinh nghiệm, giá trị quan hệ, và giá trị biểu cảm của từ ngữ, các hiện tượng ngữ pháp và các kiểu liên kết câu, mệnh đề... trong diễn ngôn KH CT-XH tiếng Việt; qua đó khám phá và bộc lộ các mối quan hệ giữa hệ tư tưởng, thái độ của người phát ngôn - cơ quan ban hành khẩu hiệu - với ngôn ngữ trong diễn ngôn khẩu hiệu.

Ngữ liệu dùng cho chương này là 500 mẫu diễn ngôn KH CT-XH tiếng Việt dựa trên sự tập hợp lựa chọn trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước (1980- 2014) từ nhiều nguồn khác nhau (tài liệu viết, tài liệu mạng, kho lưu trữ thông tin của cơ quan ban hành, biểu ngôn biểu ngữ trên đuờng phố và ở các cơ quan-công sở, trường học, chỗ công cộng, trong các áp phích cổ động và trong báo chí). Thể loại khẩu hiệu là Khẩu hiệu chính trị - xã hội và phản ánh nhiều nội dung chủ đề khác nhau. Tất cả các KH CT-XH này đều đã và đang được sử dụng trong thực tế và cũng đã phát huy được tác dụng to lớn trong công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục vận động quần chúng nói chung và một số đối tượng chuyên biệt nói riêng trong hơn 30 năm qua.

3.2. Khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt – một số vấn đề chung 3.2.1. Bối cảnh xã hội của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt 3.2.1. Bối cảnh xã hội của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt

KH CT-XH là một thể loại diễn ngôn ngắn gọn nhằm chuyển tại đến công chúng những thông điệp qua đó khuyến khích, động viên mọi người thực hiện những hành vi để làm thay đổi điều kiện và hiện trạng sống. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở Việt Nam, cũng như trong một số chiến dịch truyền thông ở các nước nói tiếng Anh, khẩu hiệu có một vai trò quan trọng làm điều chỉnh hành vi của

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng anh và tiếng việt (full) (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)