Giá trị kinh nghiệm của từ ngữ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng anh và tiếng việt (full) (Trang 57)

8. Bố cục của luận án

2.3.1. Giá trị kinh nghiệm của từ ngữ

Quan điểm phân tích diễn ngôn phê phán của Fairclough (được áp dụng trong công trình luận án này) có điểm khác nhau cơ bản với quan điểm của Foucault [73], [74] ở chỗ nhấn mạnh vai trò về mặt kí hiệu của diễn ngôn. Trong khi Foucault ít chú trọng đến mặt kí hiệu diễn ngôn thì phân tích diễn ngôn phê phán, theo Fairclough, là giải quyết các vấn đề xã hội và là những vấn đề được kí hiệu hóa. Phân tích diễn ngôn là phân tích mặt biểu đạt của các quan hệ xã hội (phân tích ngôn ngữ). Fairclough động viên những người phân tích CDA phân tích văn bản từ góc độ ngôn ngữ học với các yếu tố ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và các hình thức tổ chức diễn ngôn. CDA bắt nguồn từ sự nhận thức về thực tiễn xã hội

có liên quan đến diễn ngôn. Các vấn đề xảy ra trong hoạt động thực tiễn xã hội có thể liên quan đến chức năng kinh nghiệm, liên nhân hay tạo văn bản. Và đây chính là cách mà ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday tiếp cận ngôn ngữ. Trước hết, chúng tôi muốn bàn luận về chức năng kinh nghiệm của ngôn ngữ, mà cụ thể là giá trị kinh nghiệm của từ ngữ trong KH CT-XH tiếng Anh.

Fairclough [68] xác định rõ khái niệm “kinh nghiệm” được sử dụng trong mô hình phân tích diễn ngôn này tương tự như ngữ pháp kinh nghiệm của Halliday. Thế giới kinh nghiệm trong ngữ pháp chức năng của Halliday là kinh nghiệm của các tham thể về thế giới tự nhiên và thế giới xã hội, là nội dung thông báo, tri thức và niềm tin. Kinh nghiệm của người phát ngôn về thế giới tự nhiên và xã hội cùng những sự việc xảy ra chung quanh họ đã được phản ánh vào cách kiến tạo diễn ngôn. KH CT-XH tiếng Anh tập trung phản ánh những vấn đề chính trị - xã hội đang được quan tâm nên trường diễn ngôn là các vấn đề chính trị - xã hội. Bảng 2.2 chỉ ra các trường từ vựng chính trị - xã hội ở mỗi chủ đề của khẩu hiệu tiếng Anh.

Bảng 2.2 Trường từ vựng của các chủ đề KH CT-XH tiếng Anh

Stt Chủ đề khẩu hiệu Trường từ vựng chính trị - xã hội Tần suất (*)

1 Environment-Energy (Môi trường và năng lượng)

water, conserve, save, recycle, energy, power, earth, waste, trash, turn off the lights, electricity, cut trees , protect, better

95/89

2 Safety (An toàn lao động) safe/safety, save, life, protect, fire 71/68

3 Politics - Election (Chính trị - Bầu cử)

change, people, power, believe, leader, proper (name of countries)

27/66

4 Road safety - Drinking (An toàn giao thông và tác hại của uống bia rượu đến việc lái xe)

driving, drinking, drunk, live, accident, kill, alcohol/alcoholic/alcoholism, drug

60/57

5 Anti-smoking

(Tác hại của thuốc lá)

smoke/smoking, cigarette, die/death, addictive, harm/ful, say yes/no, tobacco, kill, drug, suicide/suicidal

53/39

6 Animal rights (Quyền động vật)

animal, bird/pet, right, sake, kill, fake, neglect, respect, care

33/39

7 Relations - Family & Friends (Quan hệ thân tộc - bằng hữu)

friend, family , together 33/28

8 Health - Hygiene (Sức khỏe - Vệ sinh)

9 Sports (Thể thao - Tinh thần cộng đồng)

team, champion, achieve, pain 17/25

10 Fund-raising (Gây quỹ - Từ thiện)

give, contribute, need 12/19

11 Anti-racism (Chống phân biệt chủng tộc)

race, racism, racial, racist, color, discrimination, fight

18/16

12 Anti-terrorism and gun boycott (Chống khủng bố - tẩy chay súng đạn)

terrorism, terrorist, gun, violence, security religion, risk, protest

22/16

13 Anti-trafficking and Illegal Immigration (Chống buôn người và di dân bất hợp pháp)

human, traffick, illegal, immigrate, stolen 19/15

(*) số lượt xuất hiện của từ ngữ trên tổng số diễn ngôn khẩu hiệu ở mỗi chủ đề

Các vấn đề chính trị - xã hội được chính phủ các nước nói tiếng Anh và giới truyền thông quan tâm đầu tiên là nhóm các vấn đề môi trường - năng lượng, an toàn lao động, và chính trị-vận động bầu cử. Trước hết, đối với vấn đề môi trường-năng lượng, nỗi lo về tác hại to lớn của ô nhiễm môi trường, sự thiếu hụt nguồn năng lượng từ thiên nhiên và năng lượng dự trữ cho tương lai đã trở nên thường trực trong quốc sách của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển như Hoa Kỳ. KH CT-XH về lĩnh vực này có khá nhiều các từ ngữ phản ánh sự quan tâm của con người đối với vấn đề này như water, conserve, save, recycle, energy, power, earth, waste, trash, turn off the lights, electricity, cut trees , protect, better. Trong đó, hai khái niệm water (nước) và conserve (bảo tồn) được sử dụng với tần suất rất cao. Đây là những

quan sát của con người đã được phản ánh qua lăng kính thế giới kinh nghiệm của họ. Qua đây cũng có thể thấy việc phản ánh các vấn đề thuộc chủ đề môi trường và năng lượng của các nước nói tiếng Anh nói lên rằng bên cạnh những vấn đề chung khác liên quan đến bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn năng lượng thì vấn đề ưu tiên nhất của họ vẫn là sự thiếu hụt nguồn nước sạch và sự cần thiết phải tiết kiệm nước. Bên cạnh đó, tuy các nước này rất phát triển ngành công nghiệp điện, thậm chí đã sử dụng cả điện hạt nhân nên nguồn năng lượng điện và sản lượng điện dự trữ có thể rất dồi dào, nhưng trong chính sách về môi trường và năng lượng, khái niệm turn off lights (tắt đèn) được kêu gọi rất thường xuyên. Khẩu hiệu về môi trường tiếng Anh

luôn được kết nối với chủ đề năng lượng điện và tài nguyên nước. Có 33,7% khẩu hiệu về môi trường nhắc đến những cụm từ ngữ energy (năng lượng), save power

(tiết kiệm điện), turn off lights (tắt đèn), conserve water sources (bảo vệ nguồn nước), save water (tiết kiệm nước).

Ngoài ra một vấn đề khác thú vị nữa là một số khẩu hiệu môi trường lại kết nối với hậu quả của việc tăng dân số (5,6%) với các từ ngữ overpopulation (đông dân), population explosion (bùng nổ dân số), và adopt children (xin con nuôi). Rất

nhiều người dân Hoa Kỳ bày tỏ quan tâm đến vấn đề môi trường. Trong các cuộc bầu cử các chức danh cấp bang hay cấp quốc gia, các ứng viên đều nói về vấn đề môi trường trong chiến dịch vận động của họ. Mỗi năm, công dân và các doanh nghiệp đóng góp hàng triệu đô la, cũng như hàng tỉ đô la tiền thuế quốc gia cũng được chi ra để thực thi các chính sách về môi trường và kiểm soát nguồn năng lượng. Những thập kỷ gần đây Hoa Kỳ đã nỗ lực giảm thiểu các kiểu ô nhiễm và làm tăng chất lượng nước sạch ở nhiều nơi. Với cục bảo vệ môi trường ra đời vào những năm 70, qua hơn 4 thập kỷ họ đã làm được tất cả những điều đó bằng các chính sách lớn nhỏ, thông qua hàng chục đạo luật khác nhau (đạo luật chính sách năng lượng, đạo luật chất lượng không khí, chất lượng nước, quản lý rác thải và chất thải độc hại…) và được phối hợp thực hiện bởi hàng chục cơ quan bộ, ngành, ủy ban từ trung ương tới địa phương (lập pháp, hành pháp, quốc phòng, tài chính, y tế, môi trường, nông nghiệp, giao thông…). Đặc biệt là cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973 đã đẩy nước Mỹ vào tình trạng căng thẳng. Từ đây, nhiều chương trình kiểm soát và thúc đẩy việc sử dụng nhiên liệu hiệu quả ở mỗi tiểu bang đã trở thành nột thành tố quan trọng trong quốc sách của Hoa Kỳ. Nhiều vị tổng thống Hoa Kỳ, trong đó có ông Obama, đã kí các đạo luật hướng đến việc giảm thiểu lượng khí thải CO2 ra môi trường, đồng thời khuyến khích phát triển các loại nhiên liệu-năng lượng mới bền vững. Và cũng chính nhờ những sách kịp thời và hiệu quả về công nghệ mà năm 2014, Hoa Kỳ đã trở lại vị trí chủ chốt trước đây của họ trên thị trường sản xuất dầu lửa của thế giới.

Một sự liên hệ thực tế với thế giới kinh nghiệm khác được thể hiện trong diễn ngôn khẩu hiệu về môi trường là một số khẩu hiệu kêu gọi bảo vệ môi trường thông qua việc cắt giảm dân số, với các từ ngữ adopt a child (nuôi con nuôi), overpopulation (đông dân), population explosion (bùng nổ dân số). Cách kêu gọi bảo vệ môi trường

của khẩu hiệu tiếng Anh gắn với những khía cạnh năng lượng như đã nêu trên là rất rõ ràng. Bên cạnh đó, tuy vấn đề dân số ở Hoa Kỳ không phải là vấn đề đáng quan ngại, nhưng các cơ quan tuyên truyền vẫn ý thức được mối liên hệ khăng khít giữa việc khai thác năng lượng và các nguồn tài nguyên để phục vụ con người với tình trạng xuống cấp của môi trường và sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên này. Cho nên, đưa vấn đề dân số vào KH CT-XH để cảnh báo về tình trạng môi trường đối với đời sống xã hội Mỹ là một vấn đề dễ hiểu và là phương thức phản ánh khá trung thực thực tiễn xã hội Mỹ vào trong diễn ngôn. Tình hình và điều kiện này cho thấy việc ban hành các khẩu hiệu về môi trường và năng lượng là một trong những biện pháp cấp bách để giúp tuyên truyền thực thi các chủ trương chính sách của chính phủ Hoa Kỳ trong nhiều thập kỉ qua.

Tiếp đến, hai vấn đề nổi bật khác thuộc nhóm ưu tiên hàng đầu là khẩu hiệu an toàn lao động và khẩu hiệu chính trị - vận động bầu cử. An toàn lao động là một trường diễn ngôn về vấn đề xã hội với hơn 300 diễn ngôn KH CT-XH riêng biệt (trong luận án này so với tương quan tổng số khẩu hiệu, chúng tôi chỉ chọn 68 mẫu). Với trường diễn ngôn này, các từ ngữ phản ánh giá trị kinh nghiệm gồm safe, safety (an toàn) (với tần suất 56 lần trong 68 diễn ngôn), save (cứu), life (cuộc sống), protect (bảo vệ), security

(an ninh), fire (hỏa hoạn). Những từ ngữ này nhằm hướng người nghe đến những giá trị

của việc đảm bảo an toàn trong lao động và công việc. Phạm vi của vấn đề an toàn trong KH CT-XH tiếng Anh có thể là an toàn thực phẩm, an toàn cho sức khỏe và tính mạng con người, an toàn với mạng máy tính của cơ quan hoặc an toàn cho các tòa nhà công cộng… Nhưng chung quy thì các chỉ số đảm bảo an toàn đều hướng đến yếu tố con người (human factor) và các khẩu hiệu về an toàn lao động vẫn là đại đa số. Chính sách an toàn lao động được chính phủ ban hành đưa ra điều kiện cho tất cả các công ty, cơ quan phải thực hiện nghiêm vấn đề an toàn lao động. Ở một nước phát triển, nơi mà vấn đề con người được chú trọng như ở Hoa Kỳ, cần thiết phải đảm bảo tính mạng và sức khỏe của người lao động - nguồn nhân lực - gắn liền với việc thực hiện các biện pháp an toàn. Để hiểu vấn đề này, hãy cùng xem tổ chức Y tế thế giới định nghĩa yếu tố con người: “là những yếu tố liên quan đến công việc, tổ chức hay môi trường, cũng như liên quan đến từng cá nhân con người có thể ảnh hưởng đến công việc theo cách chúng tác động đến sức khỏe và sự an toàn”. Như vậy, có thể thấy rằng diễn ngôn KH CT-XH

trong chủ đề an toàn đã phản ánh đúng những chính sách quốc gia về an toàn lao động, đặc biệt là sử dụng các từ ngữ phản ánh sự liên hệ giữa yếu tố an toàn và yếu tố con người.

Trong khi đó, chủ đề chính trị - vận động bầu cử lại là một lĩnh vực khá thú vị. Khẩu hiệu thuộc lĩnh vực này có độ dài văn bản tương đối ngắn gọn nhưng mỗi từ ngữ đều chứa đựng nhiều yếu tố phản ánh sâu sắc thế giới kinh nghiệm của người phương Tây - mà cụ thể là người dân Anh-Mỹ khi họ thể hiện lập trường chính trị. Cho nên có thể thấy có nhiều từ ngữ thuộc trường diễn ngôn ở lĩnh vực này như

change (thay đổi), people (người dân), power (quyền lực), believe (tin, lòng tin), leader (lãnh đạo), empire (đế chế), the rich (người giàu), the poor (người nghèo), Black (người da đen), Red (cộng sản), agree (đồng ý), vote (bỏ phiếu), overtake (lật

đổ), war (chiến tranh), tên các ứng viên bầu tổng thống (Roosevelt, Clinton, Obama), tên các nước (America, Australia, Scotland…). Ở Hoa Kỳ hay Anh Quốc,

việc bầu ra một người đứng đầu một đảng phái hay nhà nước là một quá trình tranh cử công khai, kéo dài với nhiều chiến dịch rầm rộ, quy mô và với sự đầu tư thích đáng. Ở các quốc gia có nhiều hơn một đảng phái chính trị như Hoa Kỳ và Anh quốc chẳng hạn, sự lựa chọn của cử tri và vấn đề tranh cử giữa các đảng phái chính trị là điều đương nhiên và đúng luật. Khẩu hiệu chính trị và vận động tranh cử tiếng Anh đã thể hiện được tư tưởng chính trị của những người đại diện cho các đảng phái đó trong việc vận động người khác nghe theo hay làm theo các chủ trương bầu cử của mình. Những từ ngữ quan trọng đã giúp bộc lộ những suy nghĩ và thái độ, qua đó thể hiện quyền lực của các đảng phái trong khi vận động tranh cử thông qua những góc nhìn về giai cấp (the rich, the poor, class war), về các đảng phái (Labour), về những vấn đề thời sự (Wall street, bucks, mine, liquor, oil) và cả về

những điều mà người dân thực sự mong muốn tổng thống mới phải cam kết cho quốc gia (change). Cũng trong trường từ vựng này, nhiều từ ngữ trái nghĩa đã được sử dụng để thể hiện sự đối lập trong thái độ, tư tưởng và cách nhìn nhận về các giai cấp trong sự đấu tranh để giành thế vượt trội ở các cuộc vận động tranh cử như the

poor-the rich (nghèo-giàu), poorer-richer (nghèo hơn-giàu hơn) (đối lập hoàn toàn),

hay deeds - words (hành động - lời nói) (đối lập ẩn dụ), peace/love-war (hòa

đồng nghĩa, trái nghĩa được sử dụng khéo léo, và được đặt cạnh nhau trong mỗi diễn ngôn khẩu hiệu để tạo ra một hiệu ứng tức thời đối với người đọc.

Trong quá trình giúp bộc lộ các giá trị kinh nghiệm của đời sống văn hóa-chính trị xã hội, KH CT-XH tiếng Anh đặc biệt phản ánh đúng bức tranh về thế giới của xã hội Hoa Kỳ với nhóm các chủ đề rất thời sự qua một thời gian dài, bao gồm Anti- racism (chống phân biệt chủng tộc), Anti-terrorism & gun boycott (chống khủng bố -

tẩy chay súng đạn ) và Anti-trafficking & Illegal Immigration (chống buôn người và di dân bất hợp pháp). Các từ ngữ giúp phản ánh đúng bức tranh này là terrorism, gun, religion, violence, security, stop, risk, protest (chủ đề chống khủng bố và tẩy chay súng

đạn); race, racism, racial, racist, color, discrimination, fight (chủ đề chống phân biệt chủng tộc) và human, traffick, illegal, immigrate (chủ đề chống buôn người và di dân bất hợp pháp). Trước hết, cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc là một cuộc chiến trường kì của những người da màu đòi công bằng và sự khẳng định tại Mỹ. Từ giữa thế kỉ thứ 19, hàng triệu người châu Phi thuộc nhiều nhóm chủng tộc khác nhau bị đưa đến Mỹ dưới hình thức mua bán hay trao đổi nô lệ và dần hình thành cộng đồng người Mỹ gốc Phi với đầy đủ các tín ngưỡng, ngôn ngữ và văn hóa của riêng họ. Từ đó đến nay trải qua hơn 1,5 thế kỉ, vấn đề sắc tộc và sự kì thị, đối xử phân biệt với người Mỹ gốc Phi đã tạo ra bao nhiêu cảnh lầm than và đã được nhiều người cũng như nhiều tổ chức chính trị - xã hội đấu tranh không ngơi nghỉ, nhưng vấn đề này vẫn cứ âm ỉ tồn tại trong lòng xã hội Mỹ. Khẩu hiệu chống phân biệt chủng tộc vẫn cứ được sử dụng trong các cuộc đấu tranh bền bỉ liên tục của những người Mỹ gốc Phi và cả những người “da trắng” yêu chuộng hòa bình. Người Mỹ gốc Phi đòi được đối xử công bằng và được công nhận như những người Mỹ da trắng khác. Chỉ mới đây vào tháng 8/ 2014, ngay sau vụ cảnh sát bắn chết một công dân Mỹ người da đen tên Michael Brown, đã có ngay các khẩu hiệu xuất hiện trong các cuộc tuần hành phản đối như “Stop the racist killer, cops!” [66] (Hãy dừng ngay các vụ giết chóc mang tính sắc tộc, cảnh sát” hay “Hands up, don’t shoot” (Đã giơ tay rồi, đừng bắn) và “Say no to racist cops” [A68]

(nói không với cảnh sát phân biệt chủng tộc). Trong các khẩu hiệu này, có thể nhận ra một số từ ngữ phản ánh kinh nghiệm của một sự việc có tính thời sự hơn trước đó là

đọc thấy một bức tranh kinh nghiệm mới mẻ hơn trong cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc, mà muốn hiểu được nội dung khẩu hiệu, cần phải hiểu được tính chất của sự

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng anh và tiếng việt (full) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)