8. Bố cục của luận án
1.4. Tiểu kết chương 1
Như vậy với việc tìm hiểu những vấn đề thuộc về lý luận và thực tiễn liên quan đến diễn ngôn khẩu hiệu, chương 1 đã phân tích và làm rõ những khái niệm cơ bản và cốt lõi nhất của khẩu hiệu cũng như các vấn đề liên quan, xác lập được một định nghĩa khu biệt về khẩu hiệu chính trị - xã hội phục vụ cho mục tiêu và nhiệm
vụ của luận án. Theo đó, các khái niệm khẩu hiệu nói chung, khẩu hiệu quảng cáo và khẩu hiệu chính trị - xã hội được làm rõ và phân biệt, các tiêu chí hình thức và nội dung của khẩu hiệu, tính chất, đặc điểm kết cấu ngữ pháp, chức năng nhiệm vụ… của khẩu hiệu được giải thích và chứng minh. Tiếp đến, chương 1 còn trình bày một khung lý luận bao gồm các lý thuyết chủ đạo phục vụ cho công trình nghiên cứu và các lý thuyết bổ trợ cho việc giải thích những tương đồng và dị biệt giữa hai nghiệm thể. Các lý thuyết này bao gồm lý thuyết phân tích diễn ngôn, đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán với các khái niệm về quyền / thế, hệ tư tưởng và các nguyên tắc cơ bản, phương pháp và các bước tiến hành phân tích diễn ngôn. Phần cơ sở lý luận còn nêu những hiểu biết của tác giả về công tác phân tích CDA dựa trên nền tảng ngôn ngữ học là lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống. Lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday là cơ sở ngôn ngữ học để tiến hành phân tích diễn ngôn và tìm hiểu các đặc điểm ngôn ngữ của KH CT-XH như cách sử dụng từ ngữ, các cấu trúc ngữ pháp và kết cấu diễn ngôn của khẩu hiệu chính trị - xã hội. Trên cơ sở ba siêu chức năng của ngôn ngữ đó là chức năng ý niệm (kinh nghiệm của người nói về thế giới), chức năng liên nhân (quan hệ xã hội của người nói và người nghe) và chức năng tạo văn bản (cấu trúc diễn ngôn),luận án chọn mô hình PTDNPP của Norman Fairclough để tiến hành các bước phân tích và thuyết giải. Đồng thời, với việc áp dụng một số ứng dụng ngữ dụng học như lý thuyết hành động ngôn từ và lý thuyết giao tiếp với tương tác xã hội và các giá trị liên nhân, luận án mong muốn phân tích đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của KH CT-XH ở hai thứ tiếng; lý giải sự tương đồng và khác biệt của hai nghiệm thể diễn ngôn khẩu hiệu dưới góc độ tập quán xã hội, cũng như nhận diện cơ chế sử dụng quyền lực và thái độ, hệ tư tưởng, các quy tắc ứng xử xã hội… của cơ quan quyền lực trong việc ban hành KH CT-XH với các kiểu ngôn ngữ tương ứng.
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA DIỄN NGÔN KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TIẾNG ANH DUỚI GÓC NHÌN CỦA
LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN PHÊ PHÁN 2.1. Đặt vấn đề
Chương 2 của luận án dành cho việc nghiên cứu các đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh theo quan điểm của lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán. Bằng cách áp dụng lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống, chương này thể hiện phần phân tích các giá trị kinh nghiệm, giá trị quan hệ, và giá trị biểu cảm của từ ngữ, các hiện tượng ngữ pháp và các kiểu liên kết câu, mệnh đề... trong diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh; qua đó khám phá và bộc lộ các mối quan hệ giữa hệ tư tưởng, thái độ của người phát ngôn - cơ quan ban hành khẩu hiệu - với ngôn ngữ trong diễn ngôn khẩu hiệu.
Ngữ liệu dùng cho chương này là 500 mẫu diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh dựa trên sự tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau (tài liệu viết, tài liệu mạng, kho lưu trữ thông tin của cơ quan ban hành, biểu ngôn biểu ngữ trên đường phố và ở các cơ quan - công sở, trường học, chỗ công cộng, trong các áp phích cổ động và trong báo chí). KH CT-XH tiếng Anh trong phạm vi nghiên cứu của luận án chủ yếu được thu thập từ xã hội Mỹ cho nên bối cảnh chính trị xã hội được dùng để phân tích cũng là nền văn hóa của đất nước nói tiếng Anh này. Ngoại trừ các khẩu hiệu chính trị liên quan đến công tác vận động bầu cử ở Mỹ được tập hợp trong một giai đoạn khá dài (từ thập kỷ 50 đến đầu thế kỷ 21), còn những khẩu hiệu khác chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn từ 1990 đến nay. Thể loại khẩu hiệu được lựa chọn là khẩu hiệu chính trị - xã hội và phản ánh nhiều nội dung chủ đề khác nhau. Tất cả các khẩu hiệu này đều đã và đang được sử dụng trong thực tế và cũng đã phát huy được tác dụng to lớn trong công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục vận động quần chúng nói chung và một số đối tượng chuyên biệt nói riêng trong hơn 50 năm qua.
2.2. Khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh – một số vấn đề chung 2.2.1. Bối cảnh xã hội của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh 2.2.1. Bối cảnh xã hội của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh
Bối cảnh xã hội chủ đạo của KH CT-XH tiếng Anh là nền văn hóa Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ, KH CT-XH được xem là một trong những kênh thông tin tuyên truyền chủ yếu và là công cụ cho rất nhiều chiến dịch truyền thông quan trọng trên nhiều mặt của đời sống chính trị - xã hội. Thông qua các phương tiện này, KH CT-XH thể hiện được vai trò giáo dục ý thức và góp phần làm điều chỉnh hành vi của người tham gia giao tiếp. Hơn thế, KH CT-XH còn giúp thể hiện uy quyền của người phát ngôn ở một tình huống xã hội nhất định. Để chuyển tải những thông điệp giáo dục và vận động ấy đến người dân và các đối tượng đặc biệt khác, các cơ quan ban hành và biên soạn KH CT-XH đã có sự cân nhắc kỹ việc lựa chọn ngôn từ và cách thể hiện các đặc trưng ngôn ngữ cũng như đặc trưng diễn ngôn. Thực tế còn cho thấy rằng các giá trị chính trị, văn hóa, xã hội của một dân tộc có những tác động đáng kể đến việc ban hành những KH CT-XH đến với công chúng.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có thể chế chính trị xã hội có nhiều khác biệt so với Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến những khác biệt trong việc thiết kế nội dung vận động của KH CT-XH sẽ được bàn luận trong chương 4 của công trình. Điều đáng nói nhất ở đây là thái độ tiếp nhận của người dân ở nước này đối với KH CT-XH. Các quy định trong thể chế chính trị và một số quyền phát ngôn của con người trong xã hội Mỹ đã làm cho việc thể hiện quyền phát ngôn trong KH CT-XH cũng như việc chấp hành và tiếp nhận của người dân đối với khẩu hiệu thuộc dạng này không phải lúc nào cũng thuộc quyền kiểm soát của cơ quan quyền lực trực tiếp ban hành khẩu hiệu đó. Cho nên bối cảnh chính trị xã hội dùng để làm nền tảng phân tích ở chương này là dựa trên nền văn hóa xã hội Mỹ.
Ngoài ra, KH CT-XH tiếng Anh không chỉ do các cơ quan quyền lực hay các tổ chức nhà nước ban hành, mà một phần không nhỏ là do người dân tự phát viết trên các băng-rôn, biểu ngữ và mang theo trong các cuộc tuần hành, biểu tình hay đơn giản chỉ treo ở những nơi công cộng để nhiều người được biết đến. Mục tiêu của các khẩu hiệu này là sự đòi hỏi của người dân cho các vấn đề chính trị - xã hội được
chính quyền xem xét, giải quyết; hoặc một số khác là để bày tỏ sự chống đối với các chính sách chưa phù hợp. Ví dụ như các khẩu hiệu biểu tình đòi đánh thuế người giàu trên phố Wall - New York - Mỹ; khẩu hiệu phản đối việc cảnh sát da trắng bắn chết nam thanh niên da màu ngay cả khi người này đã đưa tay lên hàng…
2.2.2. Nội dung chủ đề của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh
Rất nhiều nhà nghiên cứu về tuyên truyền và truyền thông cho rằng đối với KH CT-XH cần thiết nhất vẫn là tính chủ đề hay tính thời sự (topical). Chủ đề của KH CT-XH phản ánh tác động của điều kiện chính trị - xã hội của mỗi quốc gia đến cách vận động và thuyết phục người dân. Đối tượng tiếp nhận sự vận động này cũng có nhiều đặc điểm khác nhau ở mỗi quốc gia. Việc một chính quyền, cơ quan ban ngành chủ trương tập trung vào một số chủ đề này hoặc quyết định phát sinh một số chủ đề mới cũng phản ánh những thay đổi về mặt chủ trương, đường lối, chính sách, các thể chế chính trị và các tập quán xã hội khác nhau. Chủ đề của KH CT-XH tiếng Anh cũng không nằm ngoài quy luật đó. Các khẩu hiệu thuần túy về chủ đề chính trị như khẩu hiệu quốc gia (national slogan), khẩu hiệu liên bang (state slogan) (là những khẩu hiệu chính thức và là biểu tượng của liên bang đó) và khẩu hiệu tranh cử tổng thống (president election slogan) đã có từ rất sớm trong lịch sử phát triển Hoa Kỳ (từ 1840) và vẫn tồn tại qua nhiều giai đoạn (thế kỷ 18, 19, 20) cho đến ngày nay. Tuy nhiên, đa số các KH CT-XH thuộc các chủ đề khác đều xuất hiện đúng vào nhiều thời điểm lịch sử khác nhau và tồn tại cho đến khi giá trị thuyết phục vận động của chúng vẫn còn có tác dụng trong các mặt của đời sống chính trị xã hội. Khẩu hiệu chống phân biệt chủng tộc có thể đã có mặt vào khoảng thế kỷ thứ 17 khi mà cuộc đấu tranh này bắt đầu diễn ra ở Mỹ vào những năm đầu thế kỷ 16. Tuy nhiên đến đầu thế kỷ 21, vẫn còn khá nhiều khẩu hiệu chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ khi vấn đề này đến nay vẫn còn nhức nhối trong đời sống chính trị của người dân Mỹ. Tương tự, vấn đề quyền động vật xuất phát từ các luận điểm của học thuyết Darwin và sự phản ứng của người dân phương Tây đối với sự đối xử tàn bạo với động vật. Đến thế kỷ 20, phong trào bảo vệ quyền động vật đã có những chuyển biến quan trọng và đặc biệt là sang đầu thế kỷ 21, trở thành nhiều làn sóng mạnh mẽ cũng như có nhiều tổ chức bảo vệ
quyền động vật được hình thành trên quy mô quốc gia và quốc tế. Trước tình hình đó, chủ đề quyền động vật cũng được đưa vào thành một nhóm chủ đề của KH CT-XH tiếng Anh và chiếm một vị trí tương đối chủ đạo.
Thực tiễn xã hội của các nước nói tiếng Anh trong 50 năm sau của thế kỷ 20 cũng đã được thể hiện trong các nhóm chủ đề mà KH CT-XH tiếng Anh phản ánh. Bên cạnh đó, xuất hiện thêm nhiều vấn đề chính trị xã hội nóng bỏng mà các quốc gia phải đối mặt trong bối cảnh toàn cầu hóa. Thế giới phẳng đầu thế kỷ 21 đã tạo ra cho cả thế giới cơ hội lẫn thách thức không thể lường trước được, và tất cả đều được phản ánh vào trong diễn ngôn khẩu hiệu.
Kết quả khảo sát 500 mẫu diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh cho thấy chủ đề của khẩu hiệu phân bố trên một số lĩnh vực chính sau đây:
Bảng 2.1 Chủ đề chính của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh
Stt Chủ đề khẩu hiệu Số lượng khẩu
hiệu (N=500)
Tỉ lệ (%)
1 Môi trường và năng lượng 89 17,8
2 An toàn lao động 68 13,6
3 Chính trị - Bầu cử 66 13,2
4 An toàn giao thông - Tác hại của bia rượu 58 11,6
5 Tác hại của thuốc lá 39 7,8
6 Quyền động vật 39 7,8
7 Quan hệ thân tộc, bằng hữu 28 5,6
8 Sức khỏe - Vệ sinh 22 4,4
9 Thể thao - Tinh thần cộng đồng 25 5,0
10 Gây quỹ - Từ thiện 19 3,8
11 Chống phân biệt chủng tộc 16 3,2
12 Chống khủng bố - Tẩy chay súng đạn 16 3,2
13 Chống buôn người và di dân bất hợp pháp 15 3,0
Như được chỉ ra ở bảng 2.1, chủ đề của khẩu hiệu tiếng Anh thể hiện sự đa dạng và ưu tiên về trọng tâm. Đây là cách phản ánh các đặc điểm trong chính sách tuyên truyền của Hoa Kỳ. Nhóm 3 chủ đề có số lượng khẩu hiệu nhiều nhất đã phản ánh sự ưu tiên hàng đầu của các quốc gia phát triển hàng đầu của thế giới này vẫn là các vấn đề về môi trường - năng lượng, an toàn lao động và chính trị - bầu cử. Ngoài việc vấn đề môi trường là sự quan tâm chung của toàn cầu, thì vấn đề an toàn lao động cũng thể hiện sự quan tâm của các nước phát triển tới nhân tố con người và đảm
bảo sự an toàn cho người lao động-nguồn nhân lực. Cuối cùng vấn đề chính trị - bầu cử cũng là mối quan tâm lớn của cơ quan quyền lực cũng như người dân ở các nước này bởi thể chế chính trị ở các nước nói tiếng Anh này có những quy định riêng đối với công tác bầu cử và vận động tranh cử. Nhóm chủ đề chiếm sự quan tâm đứng vào hàng thứ hai là tác hại của bia rượu đối với vấn đề an toàn giao thông, tác hại của thuốc lá, quyền động vật và quan hệ thân tộc-bằng hữu. Cuối cùng, tuy có số lượng khẩu hiệu không nhiều nhưng nhóm chủ đề thuộc quan tâm hàng thứ 3 cũng phản ánh những nội dung về chiến lược tuyên truyền ở các nước nói tiếng Anh đó là vấn đề gây quỹ - công tác thiện nguyện, chống phân biệt chủng tộc và chống nạn buôn người - di dân bất hợp pháp, chống khủng bố và tẩy chay súng đạn (đề tài đang nóng trở lại trong nhiều năm nay). Điểm mới về chủ đề ở đây là sự tồn tại của các chủ đề này qua thời gian gần 4-5 thập kỷ đã chứng tỏ sự quan tâm thường xuyên của chính phủ các quốc gia trong công tác tuyên truyền và đấu tranh để đem đến một xã hội công bằng, văn minh và đầy tính nhân văn hơn cho mỗi người dân, đảm bảo cho họ những quyền lợi chính đáng nhất về con người.
Từ thực tế này, có thể thấy rằng việc lựa chọn các chủ đề cho KH CT-XH là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan thông tin tuyên truyền hay bộ máy quản lý hành chính nhà nước của bất kì một quốc gia nào. Từ những ưu tiên trong chính sách tuyên truyền, các cơ quan chức năng sẽ thiết kế nội dung khẩu hiệu trên các chủ đề nhằm mục đích làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động cộng đồng về thực hiện đúng chính sách, chủ trương đã được nhà nước ban hành.
2.2.3. KH CT-XH - đối tượng nghiên cứu của CDA
Xuất phát từ ý nghĩa, chức năng nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu, đối tượng của phân tích diễn ngôn phê phán thường là các bài phát biểu của các chính khách trước công chúng, các cuộc nói chuyện, những cuộc trả lời phỏng vấn, bài báo và những lĩnh vực tuyên truyền chính trị nhằm thực hiện mục tiêu phô diễn quyền lực hay bộc lộ hệ tư tưởng, thái độ, những suy nghĩ nhận xét của cá nhân người phát ngôn… qua đó thuyết phục người nghe chấp nhận và ủng hộ các quan điểm chính trị, các nội dung tuyên truyền hay các giá trị văn hóa-xã hội.
Khẩu hiệu chính trị - xã hội là loại hình tuyên truyền phổ biến trong xã hội hiện đại nhằm mục đích giáo dục và thuyết phục cộng đồng về những vấn đề chính trị - xã hội của một quốc gia. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, khẩu hiệu truyền thông càng chứng tỏ là một trong những kênh tuyên truyền quan trọng nhằm giúp các cơ quan chức năng tuyên truyền giáo dục việc thực hiện tốt các nhiệm vụ, chủ trương, chính