Tiểu kết chương 3

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng anh và tiếng việt (full) (Trang 131)

8. Bố cục của luận án

3.6. Tiểu kết chương 3

Như vậy, với việc làm rõ các đặc điểm ngôn ngữ của các nguồn lực như từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cách thức tổ chức diễn ngôn của 500 mẫu diễn ngôn KH CT-XH tiếng Việt, dựa trên các nguyên tắc cơ bản nhất của lý thuyết Phân tích Diễn ngôn phê phán, mà cụ thể là đuờng hướng của Fairclough cũng như sử dụng các phương pháp phân tích ngữ pháp theo khung lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống của M.A.K Halliday, chương 3 đã tập trung chứng minh mối quan hệ giữa thực tiễn xã hội, chính trị, văn hóa với diễn ngôn, cũng như làm rõ các quan hệ quyền-thế ẩn chứa đằng sau việc sử dụng ngôn ngữ của diễn ngôn khẩu hiệu. Theo đó, người phát ngôn khẩu hiệu tiếng Việt đã thể hiện tư tưởng, thái độ trong các khẩu hiệu thông qua chiến lược dùng từ ngữ đồng nghĩa, phản nghĩa; cách lựa chọn các kiểu quá trình trong quan hệ chuyển tác, sử dụng các hiện tượng danh hóa, kiểu câu phát ngôn, cấu trúc câu bị động, chủ động… trong diễn ngôn khẩu hiệu càng giúp chứng minh giá trị của diễn ngôn trong bối cảnh xã hội. Diễn ngôn không những là thực tiễn và tập quán xã hội, mà còn là sự phản ánh thực tiễn đó. Trường hợp khẩu hiệu tiếng Việt đã cho thấy rằng những người sử dụng ngôn ngữ đã biết cách dùng diễn ngôn khẩu hiệu để thể hiện quyền lực kiểm soát và làm thay đổi thực trạng của mình thông qua con đường giáo dục và thuyết phục. Và kết quả của những chính sách tuyên truyền chính trị - xã hội trong mấy thập kỷ qua của Việt Nam đã chứng tỏ công cụ thể hiện quyền lực này có giá trị nhất định riêng của nó. Các cuộc tuyên truyền vận động đã giúp giáo dục kiến thức và nâng cao ý thức cho người dân, góp phần tăng các thành quả, chất lượng cuộc sống và giảm thiểu những rủi ro, bất lợi để ngày càng tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, văn minh, tươi đẹp hơn.

CHƯƠNG 4

SO SÁNH ĐỐI CHIẾU CÁC ĐẶC ĐIỂM DIỄN NGÔN

CỦA KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

4.1. Đặt vấn đề

Chương 4 của luận án với mục đích so sánh - đối chiếu diễn ngôn KH CT- XH tiếng Anh và tiếng Việt sẽ chỉ ra sự giống nhau và khác nhau trong các đặc điểm ngôn ngữ của thể loại diễn ngôn đặc biệt này, đồng thời lý giải một số sự khác biệt trên cơ sở các thực tiễn xã hội và các yếu tố nội hàm chi phối như đặc điểm lịch sử, thể chế chính trị, đặc trưng văn hóa - dân tộc, các đặc điểm xã hội… của mỗi nền văn hóa (Anh - Mỹ và Việt Nam).

Phương thức tiếp cận so sánh - đối chiếu trong chương 4 của luận án dựa trên đường hướng chức năng luận với các luận điểm cơ bản của ngữ pháp chức năng, bởi đường hướng này cho phép nghiên cứu ngôn ngữ (miêu tả và giải thích các quy tắc chi phối hoạt động) trong mối liên hệ có tính chức năng trong các tình huống giao tiếp xã hội, chứ không nghiên cứu hình thức ngôn ngữ tách rời khỏi chức năng của nó. Từ quan điểm này, các luận điểm so sánh và đối chiếu trong chương này dựa trên các nguyên tắc cơ bản của nghiên cứu diễn ngôn từ các góc độ kết học, dụng học và khía cạnh xã hội. So sánh - đối chiếu diễn ngôn, theo Nguyễn Hòa [15:122], cần phải “miêu tả được sự hoạt động của ngôn ngữ thông qua diễn ngôn trong mối quan hệ với các yếu tố dụng học, chiến lược giao tiếp và giá trị văn hóa”. Vì vậy, ngoài việc so sánh - đối chiếu các yếu tố hình thức ngôn ngữ như từ vựng, ngữ pháp…, đối chiếu diễn ngôn cần tham khảo một số tham biến văn hóa như hình thức/nội dung, ngôn ngữ nói/viết, nhịp điệu diễn ngôn, cấu trúc diễn ngôn, trừu tượng/ cụ thể hay chủ quan/ khách quan trong cách biểu đạt [15:123].

Cũng với quan điểm xem diễn ngôn là một thực tiễn xã hội, những lý giải về sự khác biệt sẽ được đặt nền tảng trên các giá trị văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia, và tất nhiên, không thể tách khỏi bối cảnh chính trị xã hội của mỗi nước. Trong tiếng Việt, Nguyễn Văn Quang [1999] hay gần đây là Phạm Thị Hồng Nhung [32]

là những người đã có những công trình nghiên cứu khẳng định vai trò quyết định của các giá trị văn hóa như quyền lực, phép lịch sự, thể diện… trong chiến lược giao tiếp giữa hai nền văn hóa của người nói tiếng Anh và nói tiếng Việt. Bùi Mạnh Hùng [21:234] khẳng định văn hóa không chỉ ảnh hưởngđến khả năng tiếp nhận, mà còn ảnh hưởng đến cả việc tạo lập diễn ngôn. Thực tế cũng cho thấy rằng các giá trị văn hóa chiếm ưu thế trong việc giúp giải thích các hiện tượng xã hội thể hiện qua diễn ngôn, cho nên cơ sở để so sánh - đối chiếu trong chương này cũng chủ yếu dựa trên các giá trị như thế. Trong chương này, chúng tôi chọn nghiệm thể KH CT-XH tiếng Anh với quốc gia đại diện là Mỹ và nó đại diện cho nền văn hóa phương Tây; trong khi đó, KH CT-XH tiếng Việt của người Việt là đại diện cho nền văn hóa phương Đông, để giải thích các hiện tượng ngôn ngữ trên cơ sở các giá trị văn hóa.

Việc so sánh - đối chiếu sẽ được tiến hành dựa trên các kết quả chủ yếu và nổi bật của hai chương (2 và 3) trước đó. Các luận điểm so sánh - đối chiếu sẽ được sử dụng để làm rõ các giá trị xã hội của diễn ngôn KH CT-XH, và hy vọng rằng sẽ có thể đưa ra những gợi ý cho việc biên soạn và phát hành KH CT-XH trong tương lai.

4.2. Những đặc điểm tương đồng của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh (gọi tắt là KHTA) và KH CT-XH tiếng Việt (gọi tắt là KHTV)

4.2.1. Chủ đề

Cả KH CT-XH tiếng Anh (KHTA) và tiếng Việt (TV) đều phản ánh trên diện rộng một khối lượng khá lớn các chủ đề mang tính thời sự chính trị - xã hội cao. Hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống chính trị - xã hội của hai quốc gia (Hoa Kỳ - Việt Nam) đều được phản ánh vào trong khẩu hiệu. Ngoài các lĩnh vực quan trọng của đất nước, chính quyền, KH CT-XH còn phản ánh các chủ đề thuộc quan tâm của các cơ quan, đoàn thể hay các tổ chức, nhóm cá nhân có mang tính đại diện cao như cơ quan truyền thông địa phương, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức nhân đạo…

Điểm giống nhau nổi bật nhất về tính chủ đề của khẩu hiệu là 4 nhóm khẩu hiệu có số lượng nhiều nhất ở cả hai thứ tiếng đều tương tự nhau về cả nội dung chủ đề lẫn thứ tự ưu tiên về số lượng của mỗi nhóm khẩu hiệu cùng chủ đề. Theo đó,

thứ tự của các chủ đề KHTA (xếp theo tiêu chí số lượng) là Môi trường - Năng lượng, An toàn lao động, Chính trị - Bầu cử , và An toàn giao thông - Tác hại của bia rượu. Tương tự, thứ tự ưu tiên của các chủ đề trong KHTV cũng là Môi trường - Năng lượng, Chăm sóc sức khỏe - Bảo hiểm y tế, Xây dựng bảo vệ đất nước - Củng cố các tổ chức chính trị - xã hội , và An toàn giao thông.

Để làm nổi bật tính chủ đề, cả KHTA và KHTV đều sử dụng tập trung những từ vựng phản ánh rõ nét các chủ đề đó. Đây cũng chính là yếu tố chung giúp làm nổi bật tính liên kết chủ đề của khẩu hiệu trong cả hai nghiệm thể.

4.2.2. Từ ngữ

Trong chiến lược sử dụng từ ngữ, cả KHTA và KHTV đều thể hiện sự khéo léo để đạt được các giá trị kinh nghiệm, quan hệ, và biểu cảm. Cả hai đều sử dụng nhiều chiến lược từ ngữ khác nhau để mô tả kinh nghiệm của người phát ngôn về thế giới tự nhiên và xã hội cùng những sự việc xảy ra chung quanh họ; mô tả mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia giao tiếp, các giá trị biểu cảm tình thái… bao gồm sử dụng trường từ vựng tập trung từng chủ đề, dùng từ đồng nghĩa/ trái nghĩa, các hiện tượng ẩn dụ… nhằm giúp người phát ngôn đạt được các giá trị kinh nghiệm, quan hệ và biểu cảm của từ ngữ trong giao tiếp và qua đó, thể hiện được tính tư tưởng, thái độ và chính kiến cũng như quyền lực của người phát ngôn. Trường hợp KHTA và KHTV đã thực hiện đầy đủ các nguyên tắc này, càng cho thấy khẩu hiệu chính trị - xã hội là đối tượng của phân tích diễn ngôn phê phán.

4.2.3. Cấu trúc ngữ pháp

Nghiên cứu cấu trúc ngữ pháp, theo quan điểm của ngữ pháp chức năng và quan điểm của lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán, chính là xem xét các kiểu quá trình và tham thể chủ yếu được sử dụng trong diễn ngôn; yếu tố tác nhân có rõ ràng không thông qua các hiện tượng danh hóa hay cấu trúc câu bị động/ chủ động; các yếu tố tình thái, các kiểu phát ngôn.... Đây chính là những phương thức giúp người phát ngôn bộc lộ hệ tư tưởng và thái độ đối với người tiếp nhận diễn ngôn. Tất cả các bước phân tích cấu trúc ngữ pháp cũng tuân theo quy trình tìm hiểu các giá trị kinh nghiệm, liên nhân và tạo văn bản của các cấu trúc ngữ pháp như

Halliday đã đề xuất. Trường hợp nghiên cứu diễn ngôn KHTA và KHTV cho thấy cả hai đều sử dụng các hiện tượng ngữ pháp chủ yếu như vừa nêu, cụ thể:

- Hai loại quá trình chủ yếu được sử dụng trong cả KHTA và KHTV đều là quá trình vật chất và quá trình quan hệ (hai trong 3 kiểu quá trình chính mà Halliday đã xác nhận)

- Cả KHTA và KHTV đều có sử dụng hiện tượng danh hóa và cấu trúc bị động để thực hiện sự lựa chọn làm rõ hay không làm rõ tác nhân của các hành động. - Kiểu câu khẳng định và phủ định đều được sử dụng ở cả hai bên nhằm nêu

bật hệ tư tưởng và thái độ đối lập trong phát ngôn.

- Các yếu tố tình thái đều được sử dụng để xác định quyền lực phát ngôn của người phát ngôn KH CT-XH

- Cả hai thể loại diễn ngôn đều có hiện tượng dùng đại từ I/ tôi, we/ chúng tôi, you/

bạn, các bạn… để thiết lập quan hệ giữa người phát ngôn và người tiếp nhận.

- Các kiểu phát ngôn chủ yếu và thông thường như câu trần thuật, câu cầu khiến… được sử dụng khá đồng đều ở cả hai nghiệm thể.

4.2.4. Cấu trúc diễn ngôn

Xét về cấu trúc diễn ngôn, cả KHTA và KHTV đều có chung một số đặc điểm như có độ dài văn bản không đáng kể (từ 1 đến 4 câu/ mỗi văn bản), có yếu tố tạo nên mạch lạc chủ đề, sử dụng một số phương thức liên kết cơ bản trong các diễn ngôn phức, và việc sắp xếp các thông tin cũ-mới ở đầu mỗi văn bản với những ý đồ khác nhau …

Riêng đối với độ dài văn bản, cả diễn ngôn KHTA và KHTV đều có xấp xỉ 85- 90% khẩu hiệu có 1 câu, số còn lại là 2-4 câu. Trường hợp 4 câu khá hiếm gặp và chỉ có trong KHTV. Điều này phản ánh tính chất và đặc điểm của diễn ngôn khẩu hiệu có liên hệ với chức năng giao tiếp của nó. KH CT-XH là để hô hào, để ghi nhớ, để vận động, tuyên truyền nên những diễn ngôn có độ dài đáng kể là không có tính thực tiễn.

Mạch lạc diễn ngôn của cả KHTA và KHTV đều có chung đặc điểm là liên kết hướng ngoại bởi độ dài văn bản của hai loại hình này là không đáng kể nên liên kết nội văn bản không phải là vấn đề mấu chốt. Cả hai bên đều có nhiều hình thức

liên kết chủ để để tạo mạch lạc trong diễn ngôn khẩu hiệu, với sự lặp lại của nhiều từ ngữ trong trường diễn ngôn liên quan.

Ngoài ra, nét tiêu biểu nhất của sự giống nhau giữa hai nghiệm thể diễn ngôn này là sự hiện diện của đa số (90-95%) các kiểu diễn ngôn đơn (chỉ có 1 câu) đứng độc lập với ý nghĩa và chức năng giao tiếp trọn vẹn cũng như tương đối nhiều (8- 12%) diễn ngôn phức (2-3 câu) với cấu trúc biền ngẫu, ví dụ như:

Ví dụ: - An toàn là bạn - Tai nạn là thù. [A8]

- More candy - Less climate change. [A202]

4.3. Những đặc điểm khác biệt của diễn ngôn KHTA và KHTV 4.3.1. Phương thức sử dụng 4.3.1. Phương thức sử dụng

KHTA và KHTV khác nhau về phương thức sử dụng, cơ quan ban hành và quyền phát ngôn của chủ thể phát ngôn. Trước hết nói về cơ quan quản lý và ban hành, nếu ở KHTA, vai trò này phân bố đều cho các cơ quan của nhà nước, chính phủ, các tổ chức như tập đoàn, hội, nhóm chung lợi ích, trường học… và cả cá nhân trong các cuộc biểu tình, tuần hành tự phát… thì ở KHTV, phần lớn (90%) khẩu hiệu (thuộc tư liệu nghiên cứu) là do các cơ quan thông tin truyền thông từ cấp trung ương đến địa phương ban hành, theo chỉ thị của các tổ chức đoàn thể, chính quyền… Số còn lại là do người dân tự phát in ấn và trình bày trước công chúng như khẩu hiệu phê bình những người “hôi bia” ở Bình Dương năm 2013 (thuộc phạm vi tư liệu luận án) hay khẩu hiệu phản đối việc đặt giàn khoan HD981 trên Biển Đông (ngoài phạm vi tư liệu luận án). Trong khi đó, ở KHTA, dạng khẩu hiệu do từng nhóm cá nhân tự biên soạn và mang theo hô hào trong các cuộc biểu tình hoặc các cuộc vận động là khá phổ biến (khẩu hiệu trên phố Wall đòi đánh thuế người giàu, khẩu hiệu động viên tinh thần thể thao trong các cuộc thi tài, khẩu hiệu chống khủng bố và tẩy chay súng đạn trong các cuộc biểu tình ở Mỹ trong vòng 2-3 năm qua). Thứ hai là nói đến phương thức sử dụng KH CT-XH. Ở Hoa Kỳ, KH CT-XH được nhiều cơ quan, tổ chức và cả cá nhân chịu trách nhiệm biên soạn cho mục đích thuyết phục vận động của riêng họ. Các tổ chức hay cá nhân tự thiết kế khẩu hiệu và có sự lựa chọn về từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp hay văn phong riêng do họ có quyền

phát ngôn riêng. Trong khi đó, người Việt thường hay sử dụng KH CT-XH do cơ quan nhà nước ban hành qua nhiều cấp. Ở mỗi đợt vận động, thông thường là vào các ngày lễ hay ngày kỉ niệm của các ban ngành (giao thông, y tế, giáo dục, phòng chống ma túy-tệ nạn xã hội…), cơ quan tuyên giáo, tuyên huấn các cấp có những kế hoạch tuyên truyền kèm theo một loạt các khẩu hiệu dành cho đợt vận động cụ thể đó. Khẩu hiệu này có thể được sử dụng tiếp tục cho những năm tiếp theo, hoặc bổ sung cho phù hợp với điều kiện tình hình mới mỗi năm. Các cơ quan thông tin tuyên truyền sau đó mới đưa các khẩu hiệu ra với công chúng bằng nhiều hình thức, mà điển hình nhất vẫn là biểu ngữ, băng-rôn treo trên các tuyến phố và trước các tòa nhà, tụ điểm công cộng.

Những hiện tượng khác nhau này một phần do thói quen và văn hóa thuyết phục khác nhau ở mỗi nước. Nhưng phần lớn là do các điều kiện chính trị xã hội khác nhau quy định. Văn hóa biểu tình ở Mỹ đã được luật pháp công nhận từ lâu nên thói quen biểu tình để đòi các quyền lợi hoặc chống đối những điều chưa thỏa đáng trong chính sách, chế độ cũng tồn tại trong hành vi cuộc sống hàng ngày của họ. Trong khi đó, ở Việt Nam vấn đề biểu tình còn được thận trọng xem xét và đang được dự thảo luật, cũng như trưng cầu dân ý. Do điều kiện chính trị và xã hội, biểu tình ở Việt Nam tùy theo từng thời kỳ và địa phương diễn ra với quy mô và tần suất khác nhau. Đa số các cuộc biểu tình (nếu có) cũng chỉ mang tính tự phát và với quy mô nhỏ lẻ, hay xuất phát từ các động cơ cá nhân. Gần đây nhất, trong khi bày tỏ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng anh và tiếng việt (full) (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)