Đặc điểm liên kết câu/mệnh đề

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng anh và tiếng việt (full) (Trang 87)

8. Bố cục của luận án

2.4.4.Đặc điểm liên kết câu/mệnh đề

Liên kết câu/mệnh đề xét trong lý thuyết CDA được nghiên cứu từ quan điểm chức năng chứ không phải từ quan điểm cấu trúc. Halliday và Hasan [84:2] đã từng xác định thực chất của văn bản là hoàn toàn khác với thực chất câu-văn bản không phải

khác với câu về độ lớn, mà là khác về chủng loại. Như vậy quan điểm cấu trúc thiên về xem xét kích cỡ văn bản với những đơn vị câu kết nối với nhau, trong khi quan điểm chức năng lại xem việc liên kết các câu, mệnh đề ở cách chúng hiện thực hóa vấn đề trong văn bản. Quan điểm này dẫn dắt đến việc xem văn bản như là một đơn vị nghĩa, chứ không phải là một đơn vị hình thức. Nói đúng hơn như Diệp Quang Ban [4:270] đã nhận định “một văn bản là một đơn vị nghĩa có cấu trúc. Halliday [83] cho rằng cái tạo cho ngôn bản sự mạch lạc không chỉ là sự xuất hiện của các chuỗi liên kết từ vựng, mà là sự tương tác giữa chúng với nhau.

Các phương tiện liên kết có thể mang tính nội văn bản hoặc quy chiếu ngoài văn bản. Khi ở bên trong văn bản, các phương tiện liên kết hay các đặc điểm liên kết có thể có nhiều hình thức khác nhau. Trước tiên, xét về mặt các liên ngữ logic, kết quả khảo sát 500 mẫu diễn ngôn KH CT-XH với 304 cú phức cho thấy, các liên ngữ logic được sử dụng làm phương tiện liên kết là “and” (và) với 36 lượt, “nhưng” (but) với 20 lượt, “because” với 4 lượt, “so” (vì thế) với 7 lượt và “or” (hoặc) với 6 lượt sử dụng. Các phép quy chiếu, phép thế, phép tỉnh lược, phép nối, phép liên kết từ vựng… được sử dụng như các phương tiện liên kết trong và ngoài văn bản chỉ được khảo sát trong phạm vi 304 cú phức của 259 diễn ngôn phức (diễn ngôn chứa 2 cú phức trở lên hoặc 2 câu trở lên). Dựa trên đặc điểm liên kết trong tiếng Anh được Halliday & Hasan [84] gợi ý, chúng tôi mô tả một số đặc điểm liên kết của các diễn ngôn phức thuộc KH CT-XH tiếng Anh trong bảng sau:

Bảng 2.8 Một số đặc điểm liên kết diễn ngôn phức trong KH CT-XH tiếng Anh

Các đặc điểm liên kết Số lượng diễn ngôn N= 304

Tỉ lệ (%)

Ví dụ

Phép tỉnh lược 12 3,94 Cruelty is one fashion statement we can do without. (without cruelty) [A30]

Phép lặp 62 20,39 You don’t fight racism with racism, the best way to

fight racism is with solidarity.[A65]

Phép quy chiếu 82 26,97 Religion should be used to bring people together. Not blow them apart.[A7]

Phép thế 4 1,31 Man made global warming, the biggest scam in the history of mankind to fulfill his greediness? Understand this Or Nature will teach you. [A201]

Phép đối (song song) 37 12,17 No safety - know pain. Know safety - no pain[A287]

Phép nối 107 35,19 Your health is in your own hands, so be sure to wash them. [A500]

Nhìn vào bảng thống kê, có ba phương thức được sử dụng phổ biến nhất để liên kết mệnh đề/ câu trong KH CT-XH tiếng Anh, đó là phép nối (35,19%), phép quy chiếu (26,97%) và phép liên kết từ vựng (20,39%). Phép nối được sử dụng nhiều nhất với các liên ngữ logic như so, and, but, or… để cho phép thiết lập các kiểu mệnh đề chính phụ và đẳng lập trong câu phức và diễn ngôn phức của khẩu hiệu. Bên cạnh đó, quy chiếu cũng là một cách để nối các cú/câu lại với nhau mà không phải lặp từ ngữ. Cuối cùng, liên kết từ vựng với các kiểu dùng từ trái hay đồng nghĩa, lặp từ, phối hợp từ đã giúp cho KH CT-XH có những liên kết câu và mệnh đề để tạo tính mạch lạc. Trong toàn bộ 500 diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh, số khẩu hiệu có trên một câu chỉ có khoảng 75, nên liên kết trên cấp độ câu chỉ xuất hiện trong khoảng 15 % mẫu nghiên cứu. Số còn lại là các liên kết trong nội bộ câu, bao gồm liên kết về nghĩa giữa các ý, vế câu hoặc trong câu phức.

Một trong những yêu cầu về tác dụng của khẩu hiệu nói chung hay KH CT- XH nói riêng là phải dễ hiểu, dễ nhớ để giúp thông điệp đến với người dân nhanh hơn, hiệu quả hơn, và một trong những cách làm cho khẩu hiệu dễ nhớ dễ hiểu là lối nói giản dị, điệp vần, thông qua phép đối song song. Theo số liệu khảo sát có thể thấy KH CT-XH tiếng Anh sử dụng vừa phải một lượng phép đối (xấp xỉ 13%). Ví dụ: “No safety - know pain. Know safety - no pain”; hoặc sử dụng các biện pháp từ ngữ như lặp từ, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa (xấp xỉ 20%) và cách nói ngắn gọn, tỉnh lược (4%) như trong “Immigrants welcome , racists not” để đạt được mục tiêu đó.

Diễn ngôn KH CT-XH là một thể loại diễn ngôn đặc biệt. Đây có thể được xem là một diễn ngôn nói kiểu thuyết phục nhưng người người nghe không trực tiếp tiếp nhận thông điệp, mà phải thông qua công cụ là chữ viết và trưng bày ở nơi công cộng. Các kiểu câu phức, cú phức của khẩu hiệu tiếng Anh chủ yếu thể hiện mối quan hệ đẳng lập, bằng cách dùng các liên ngữ “and”, “but”, “or” hoặc đơn giản chỉ là hai cú đứng cạnh nhau và ngăn cách nhau bằng dấu phẩy. Đây là các kiểu quan hệ có ý nghĩa về mặt tư tưởng, nhất là quan hệ bình đẳng và đối lập trong tương tác giữa người nói và người nghe. Ngoài ra, cũng có khoảng gần 8% kiểu câu phức, cú phức thể hiện mối quan hệ chính-phụ, cho thấy sự phụ thuộc về nghĩa trong một số kiểu diễn đạt thái độ, có phân định rõ ràng đâu là trọng tâm vấn đề cần được thuyết phục.

Ví dụ:

- Animals are my friends and I don’t wear my friends (quan hệ đẳng lập)[A19]

- No one wants to see you black & blue or dead, so how about letting a sober friend drive instead. (quan hệ chính-phụ) [A101]

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng anh và tiếng việt (full) (Trang 87)