8. Bố cục của luận án
4.2.4. Cấu trúc diễn ngôn
Xét về cấu trúc diễn ngôn, cả KHTA và KHTV đều có chung một số đặc điểm như có độ dài văn bản không đáng kể (từ 1 đến 4 câu/ mỗi văn bản), có yếu tố tạo nên mạch lạc chủ đề, sử dụng một số phương thức liên kết cơ bản trong các diễn ngôn phức, và việc sắp xếp các thông tin cũ-mới ở đầu mỗi văn bản với những ý đồ khác nhau …
Riêng đối với độ dài văn bản, cả diễn ngôn KHTA và KHTV đều có xấp xỉ 85- 90% khẩu hiệu có 1 câu, số còn lại là 2-4 câu. Trường hợp 4 câu khá hiếm gặp và chỉ có trong KHTV. Điều này phản ánh tính chất và đặc điểm của diễn ngôn khẩu hiệu có liên hệ với chức năng giao tiếp của nó. KH CT-XH là để hô hào, để ghi nhớ, để vận động, tuyên truyền nên những diễn ngôn có độ dài đáng kể là không có tính thực tiễn.
Mạch lạc diễn ngôn của cả KHTA và KHTV đều có chung đặc điểm là liên kết hướng ngoại bởi độ dài văn bản của hai loại hình này là không đáng kể nên liên kết nội văn bản không phải là vấn đề mấu chốt. Cả hai bên đều có nhiều hình thức
liên kết chủ để để tạo mạch lạc trong diễn ngôn khẩu hiệu, với sự lặp lại của nhiều từ ngữ trong trường diễn ngôn liên quan.
Ngoài ra, nét tiêu biểu nhất của sự giống nhau giữa hai nghiệm thể diễn ngôn này là sự hiện diện của đa số (90-95%) các kiểu diễn ngôn đơn (chỉ có 1 câu) đứng độc lập với ý nghĩa và chức năng giao tiếp trọn vẹn cũng như tương đối nhiều (8- 12%) diễn ngôn phức (2-3 câu) với cấu trúc biền ngẫu, ví dụ như:
Ví dụ: - An toàn là bạn - Tai nạn là thù. [A8]
- More candy - Less climate change. [A202]