Hoạt động đầu tư tài chính

Một phần của tài liệu Hoạt động tài chính tại công ty cổ phần cơ điện lạnh Ree thực trạng và giải pháp (Trang 60)

V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)

2.3.4Hoạt động đầu tư tài chính

8. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.3.4Hoạt động đầu tư tài chính

Theo định hướng chiến lược của Công ty thì tiếp tục đầu tư vào ngành điện, nước, than và từng bước thực hiện thoái vốn hiệu quả các khoản đầu tư trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Trong cơ cấu danh mục đầu tư năm 2012, nhóm ngành chủ lực gồm điện, nước, than chiếm tỷ trọng 80%, các nhóm ngành khác lần lượt là: bất động sản 13%, tài chính ngân hàng 2% và ngành khác 5%.

Đối với nhóm ngành điện, REE đầu tư chiến lược vào các công ty với hai nhóm: nhóm các Công ty liên doanh liên kết gồm Công ty Cổ phần Thủy Điện Thác Mơ (35,48%), Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà (23,97%), Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình (29,44%), Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (21,7%). Và nhóm Công ty đầu tư chiến lược dài hạn: REE nắm giữ 9,35% Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh với giá trị đầu tư 470 tỷ đồng.

48

Bảng 2.6: Hoạt động đầu tư tài chính Năm 2010 (Tỷ VND) Năm 2011 (Tỷ VND) Năm 2012 (Tỷ VND) Kế hoạch 2013 (Tỷ VND) Tổng vốn đầu tư 2.015 2.820 2.794

% tăng trưởng doanh thu 40 (0,9)

Lợi nhuận sau thuế 68 216 338 300

% tăng trưởng lợi nhuận 217,6 56,5 (11,2)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012)

Đối với nhóm ngành nước, REE đang nắm giữ 42,1% Công ty Cổ phần BOO nước Thủ Đức và 30% Công ty Cổ phần Đầu tư và kinh doanh nước sạch Sài Gòn. Tổng giá trị vốn đầu tư vào các Công ty liên doanh liên kết đạt mức 1.248 tỷ đồng (tính đến 31/12/2012), trong đó giá trị đầu tư vào 3 công ty gồm BOO Thủ Đức, Thủy điện Thác Bà, Thủy điện Thác Mơ chiếm tỷ trọng chủ yếu trên 77% tương đương 961 tỷ đồng.

Riêng với khoản đầu tư chiến lược vào Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (HSX: PPC), REE nắm giữ 33.133.260 cổ phiếu PPC với tỷ lệ sở hữu 10,156% và tiếp tục gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu này lên mức 22,26% tương đương số lượng cổ phiếu 70.807.070, giá cổ phiếu PPC từ cuối năm 2012 xoay quanh ở mức 10.000 đến 12.500 đồng/cổ phiếu. Do đó, đây là khoản đầu tư hiệu quả của REE và sẽ đem lại khoản lợi nhuận cực kỳ hấp dẫn với lợi nhuận tiềm năng trên 1.000 tỷ đồng nếu REE thực hiện bán khoản đầu tư này.

Đối với lĩnh vực bất động sản, REE đầu tư liên kết liên doanh với Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng và bất động sản Việt Nam và Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn với tổng giá trị 1.763 tỷ đồng.

2.4 Phân tích thực trạng tài chính Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh REE

Phương pháp phân tích: kết hợp phân tích xu thế và so sánh bình quân ngành, đồng thời vận dụng kinh nghiệm thực tiễn hoạt động của Công ty để phân tích tình trạng tài chính của REE.

Nguồn dữ liệu: toàn bộ số liệu phân tích trong phần này tham khảo từ các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của REE các năm 2010, 2011, 2012 và các báo

49

cáo tài chính đã được kiểm toán của các Cty tiêu biểu trong từng mảng đầu tư chiến lược của Công ty.

2.4.1 Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận

Bảng 2.7: Phân tích doanh thu và lợi nhuận

NĂM Năm 2010 (Tỷ VND) Năm 2011 (Tỷ VND) Năm 2012 (Tỷ VND) Doanh thu 1.808 1.811 2.396

% tăng trưởng doanh thu 53,96 0,14 32,32

Lợi nhuận gộp 495 541 585

Doanh thu tài chính 163 346 514

Chi phí tài chính 55 143 163

Lãi/lỗ từ liên kết, liên doanh 14 38 45

Lợi nhuận trước thuế 468 632 797

Lợi nhuận sau thuế 361 513 657

% tăng trưởng lợi nhuận sau thuế (16,89) 43,94 26,57

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012)

Doanh thu năm 2012 tăng trưởng 32,32% so với năm 2011 nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của hai mảng kinh doanh là dịch vụ cơ điện công trình (tăng 45,6%) và điện máy (tăng 21,7%). Mặc dù thị trường bất động sản và xây dựng gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động khai thác và cho thuê văn phòng của REE vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu ổn định (tăng 17,6%) trong năm 2012 với tỷ lệ lấp đầy diện tích khai thác trên 97%.

Đối với mảng điện máy Reetech, mặc dù tăng trưởng doanh thu năm 2012 khả quan nhưng lợi nhuận từ mảng này giảm nhẹ so với năm 2011 là do sức ép cạnh tranh về giá trước tình hình tiêu thụ máy điều hòa trong nước vẫn ảm đạm, thị trường cạnh tranh với các thương hiệu lớn và uy tín.

Mảng hoạt động đầu tư tài chính năm 2012 đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của Công ty nhờ vào khoản lợi nhuận thu về đạt 279,2 tỷ đồng từ việc thoái vốn toàn bộ tại Sacombank. Ngoài ra, chi phí tài chính năm 2012 cũng tăng mạnh là do khoản trích lập dự phòng từ đầu tư tài chính 63 tỷ đồng. Tuy nhiên, một lợi thế của REE so với nhiều doanh nghiệp khác là Công ty được vay vốn với lãi suất khá thấp ở mức 8 – 9%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn, 13 – 14%/năm đối với các khoản vay dài hạn. Chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng 23,3% trong tổng chi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

50

phí tài chính. Điều nay giúp cho chi phí lãi vay của REE năm 2012 giảm 46,5% so với năm 2011 trong khi các khoản vay trong năm 2012 tăng mạnh so với các năm trước.

2.4.2 Phân tích khả năng sinh lợi

2.4.2.1 Phân tích suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Bảng 2.8: Phân tích suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

ROE 13,45% 13,26% 15,18%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012)

Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng ổn định vào năm 2010 và năm 2011. Đến năm 2012 tăng đến 15,18% cho thấy hiệu quả hoạt động của REE có xu hướng tăng nhanh và đều. Ngoài những nhân tố bên trong sẽ phân tích ở phần sau, ta thấy mảng hoạt động tài chính là một trong bốn hoạt động kinh doanh chính của REE và đóng góp đáng kể vào kết quả lợi nhuận của Công ty năm 2012. Tuy nhiên, đối với khoản đầu tư liên doanh, liên kết chưa đem lại hiệu quả sinh lời cao mặc dù chiếm tỷ trọng lớn đến 20% trong tổng tài sản của Công ty. Tổng giá trị đầu tư vào nhóm Công ty liên doanh, liên kết năm 2011 và năm 2012 ở mức lần lượt là 1.163 tỷ đồng và 1.248 tỷ đồng nhưng lợi nhuận đem lại tương đối khiêm tốn ở mức 38 tỷ đồng trong năm 2011 và 44,6 tỷ đồng năm 2012.

2.4.2.2 Phân tích khả năng sinh lợi cơ bản

Bảng 2.9: Phân tích khả năng sinh lợi cơ bản

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

BEP 10,15% 11,27% 12,69%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012)

Khả năng sinh lợi cơ bản tăng vào năm 2011 từ 10,15% lên 11,27% và cũng tăng lên đến 12,69% vào năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2012 tốc độ tăng của EBIT tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Như vậy, chỉ tiêu sức sinh lời cơ

51

bản BEP năm 2012 tăng cao nhất và tăng dần qua các năm chứng tỏ REE kinh doanh ngày càng có lãi. Môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn do REE đối mặt với nhiều thương hiệu mạnh, sức tiêu dùng giảm nhưng do kinh doanh nhiều mảng khác nhau và đều đạt hiệu quả nhất định: tỷ lệ lấp đầy của mảng cho thuê văn phòng luôn được đảm bảo trên mức 97%, hoạt động đầu tư chiến lược vào các cổ phiếu, các công ty liên doanh, liên kết mang lại lợi nhuận tăng 56,78% so với năm 2012.

2.4.2.3 Phân tích suất sinh lợi trên tổng tài sản

Bảng 2.10: Phân tích suất sinh lợi trên tổng tài sản

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

ROA 7,27% 9,68% 9,99%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012)

Mặc dù lãi ròng có xu hướng tăng nhanh qua các năm nhưng tổng tài sản cũng tăng nên kiềm chế tốc độ tăng của chỉ tiêu suất sinh lợi trên tổng tài sản. Chỉ tiêu ROA của Công ty đạt cao nhất vào năm 2012 (9,99%). Chúng ta sẽ phân tích sâu hơn hai nhân tố cấu thành ROA là tỷ suất sinh lợi trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tổng tài sản.

2.4.2.4 Phân tích tỷ suất sinh lợi trên doanh thu

 Phân tích hệ số lãi ròng

Bảng 2.11: Phân tích hệ số lãi ròng

Đơn vị: % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

ROS 19,94% 28,66% 27,42%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012)

Chỉ tiêu lãi ròng trên doanh thu có xu hướng tăng nhanh từ 19,94% năm 2010 lên 28,66% năm 2011 và 27,42% năm 2012. Công ty đạt được chỉ tiêu này cao và luôn duy trì ở mức 27% trong hai năm 2011 và 2012. Chỉ tiêu này cho thấy chiến lược kinh doanh của Cty, nhất là chiến lược giá bán sản phẩm. Từ khi từ bỏ đa ngành REE từ bỏ chiến lược tối đa hóa doanh thu mà chỉ nhắm vào các hoạt động

52

kinh doanh có lợi nhuận. Ngoài ra chỉ tiêu này cũng cho thấy hiệu quả kiểm soát các chi phí. Chúng ta sẽ phân tích ảnh hưởng của từng chi phí thành phần đến lãi ròng.

 Phân tích doanh thu và giá vốn

Bảng 2.12: Phân tích doanh thu và giá vốn

Đơn vị: vòng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tỷ trọng 72,62% 70,12% 75,57%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012)

Trong tổng doanh thu thuần đạt được, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng ổn định, đều trên 70%, và không có nhiều thay đổi. Năm 2011 thì tỷ trọng này giảm xuống thể hiện việc quản lý tốt trong việc quản lý chi phí (cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được thì Công ty bỏ ra 70,12 đồng giá vốn). Trong năm 2012 thì tỷ trọng này có tăng lên không phải là do việc giảm chi phí kém hiệu quả mà là do trong năm 2012 có sự gia tăng đáng kể về doanh thu thuần nên tất yếu sẽ kéo theo sự gia tăng trong giá vốn từ việc nhập nguyên liệu từ nước ngoài, giá vốn hàng năm tăng lên do gia tăng hoạt động tiêu thụ và các công trình xây dựng nhưng kéo theo sự gia tăng chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí trích lập quỹ dự phòng, và đây là điểm yếu mà Công ty cần khắc phục.

 Phân tích doanh thu và chi phí

Bảng 2.13: Phân tích doanh thu và chi phí

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Chi phí tài chính 3,03% 7,92% 6,81%

Chi phí lãi vay 1,99% 3,94% 1,58%

Chi phí bán hàng 3,11% 3,17% 2,16%

Chi phí quản lý DN 5,75% 5,44% 5,65%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012)

Công ty quản lý tốt về chính sách bán hàng và hiệu quả quản lý bộ máy cơ cấu tổ chức. Tỷ trọng hai khoản mục này có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Đây là

53

thế mạnh cần được Công ty phát huy để ngày càng nâng cao chất lượng và dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Chi phí tài chính của Công ty có xu hướng tăng do chiến lược đầu tư vào các cổ phiếu. Song song đó, lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chính của Công ty cũng có xu hướng tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh của Công ty với các đối thủ cùng ngành rất mạnh xuất phát từ mục tiêu cam kết thi công các công trình chất lượng, đảm bảo tiến độ với mức giá cạnh tranh và điều kiện thanh toán hợp lý kết hợp với việc cung cấp các sản phẩm đạt chất lượng, phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên, Công ty CP REE vẫn còn gặp một số rủi ro về các khoản mục đầu tư tài chính, đầu tư vào các khoản điện, nước nhưng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư của các khoản đầu tư này không cao. Rủi ro biến động giá nguyên liệu đầu vào do nguồn linh kiện và thiết bị đầu vào của 2 mảng M&E và Reetech đều phần lớn là nhập khẩu. Vì vây, nếu có sự biến động tỷ giá ngoại tệ hay giá nguyên vật liệu sẽ làm chi phí đầu vào tăng cao và áp lực phải gia tăng giá bán, khả năng cạnh tranh của REE sẽ bị ảnh hưởng.

Tỷ số lãi ròng trên doanh thu (ROS) có xu hướng cải thiện nhanh do Cty sử dụng đòn bẩy tài chính lớn; tỷ trọng chí phí bán hàng và chi phí quản lý là thấp do Cty thực hiện chính sách thắt chặt kiểm soát chi phí.

2.4.3 Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản

 Phân tích vòng quay tổng tài sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.14: Phân tích vòng quay tổng tài sản

Đơn vị: vòng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Vòng quay TTS 0,39 0,40 0,44

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012)

Nhìn chung, vòng quay tài sản trong 3 năm liên tục tăng do tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản. Vào năm 2011 và năm 2012 việc gia tăng nhanh giá trị tài sản đã mang lại hiệu quả tích cực khiến hiệu suất sử dụng tài sản tăng do Công ty đầu tư đã có quyết định đầu tư vào một số tài sản tiềm năng

54

sinh lời hiệu quả được phát huy hết công suất cũng như tiềm lực. Chúng ta sẽ phân tích hiệu suất sử dụng của các yếu tố thành phần của tổng tài sản.

 Phân tích vòng quay hàng tồn kho

Bảng 2.15: Phân tích vòng quay hàng tồn kho

Đơn vị: vòng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Vòng quay HTK 2,30 1,90 3,61

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012)

Vòng quay hàng tồn kho giảm vào năm 2011 nhưng tăng mạnh vào năm 2012. Việc quản lý hàng tồn kho năm 2010 và năm 2011 thật sự kém hiệu quả hơn so với năm 2012, để có thể quay vòng được hàng tồn kho phải mất một số ngày rất lớn (cả 2 năm đều trên 100 ngày) đây là khoản thời gian thật sự quá lâu.

Chúng ta sẽ phân tích sâu hơn các thành phần cấu thành của hàng tồn kho.

Bảng 2.16: Phân tích các thành phần cấu thành của hàng tồn kho

(Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Thành phẩm 68.348.644.560 139.764.701.107 112.704.480.806 104.48% (19,36)% Chi phí SX dở dang 256.006.433.787 240.604.146.820 369.020.850.404 (6,01)% 53,37%

Nguyên, vật liệu tồn kho 189.144.688.159 147.477.242.941 152.366.423.844

(22,02)% 3,31%

Hàng mua đang đi đường 65.146.523.862 14.341.942.987 17.952.370.544

(77,98) 25,17

Công cụ, dụng cụ 192.573.090 126.731.748 308.944.815

(34,19) 143,77

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012)

Thành phẩm tồn kho năm 2012 cho thấy Cty đã kiểm soát tốt kế hoạch bán hàng. Tuy nhiên năm 2012 chi phí SX dở dang tăng mạnh (tăng 53,37% so với năm 2011) do công ty đầu tư cho các công trình nhỏ, thi công thời gian ngắn.

55

Bảng 2.17: Phân tích vòng quay khoản phải thu

Đơn vị: vòng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vòng quay KPT 0,33 0,31 0,36

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012)

Khoản phải thu khách hàng qua ba năm cũng không ổn định. Điều này thể hiện việc quản lý có dấu hiệu không tốt qua ba năm gần đây, thêm vào đó chính sách của nhà nước cũng ảnh hưởng đến khoản phải thu của công ty khi chính phủ quyết định giảm lượng tiền trong lưu thông, điều này khiến việc tiêu thụ cũng như thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn. Nợ phải thu khách hàng tăng mạnh là một điều đáng lo ngại khi các khoản phải thu liên quan đến hợp đồng xây dựng đã tăng mạnh so với đầu năm dẫn đến khó thu hồi nợ và phải trích lập dự phòng vào cuối năm. Trong nỗ lực gia tăng doanh thu của mình công ty đã sử dụng chính sách nới lỏng tín dụng, làm khoản phải thu tăng lên, trong khi đó số ngày thu hồi các khoản phải thu là 3 tháng là thật sự quá dài vì vậy làm cho ứ đọng vốn nhiều. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nỗ lực gia tăng doanh thu là tốt nhưng phải xây dựng một chính sách thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm và đúng hạn, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn có như vậy mới đẩy nhanh tốc độ luân chuyển khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho 2012 tăng chậm hơn doanh thu khiến vòng quay khoản phải thu tăng. Tuy nhiên, khoản phải thu năm 2010 giảm chậm hơn tốc độ giảm doanh thu nên vòng quay khoản phải thu giảm mạnh. Đây là xu hướng xấu, phản ảnh công tác quản lý khoản phải thu, chính sách bán hàng tín dụng chưa hiệu quả.

 Phân tích vòng quay tài sản cố định

Bảng 2.18: Phân tích vòng quay tài sản cố định

Đơn vị: vòng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Vòng quay TSCĐ 11,4 51,92 56,78

56

Tài sản cố định của Công ty biến động không nhiều, năm 2012 tăng chủ yếu do REE mở rộng cơ sở sản xuất, đưa văn phòng E – town vào khai thác. Tuy nhiên, biến động doanh thu mới là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động của chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Hoạt động tài chính tại công ty cổ phần cơ điện lạnh Ree thực trạng và giải pháp (Trang 60)