Sản phẩm thay thế

Một phần của tài liệu Hoạt động tài chính tại công ty cổ phần cơ điện lạnh Ree thực trạng và giải pháp (Trang 56)

V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)

2.2.2.5Sản phẩm thay thế

8. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.2.2.5Sản phẩm thay thế

Về cơ bản, mảng chiến lược của REE đều là các thiết bị điện tử Reetech, đang đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng về mặt công nghệ và vòng đời của sản phẩm ngày càng ngắn, khả năng bị thay thế cao.

Do đó, hai xu hướng dễ dàng thấy nhất là

- Có thể công ty sẽ không có đủ năng lực hoặc không có khả năng cạnh tranh cao trong sản xuất sản phẩm mới này: với dây chuyền sản xuất hiện nay cho một khách hàng và các nhà cung cấp.

- Các nhà sản xuất thiết bị gốc tự sản xuất các thiết bị công nghệ cao này thay vì cung cấp cho Công ty.

2.3 Phân tích tình hình kinh doanh Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tập trung vào bốn lĩnh vực chính gồm: dịch vụ Cơ điện công trình M&E, sản xuất và lắp ráp, kinh doanh hệ thống

44

điều hòa không khí, kinh doanh và cho thuê bất động sản và đầu tư tài chính chiến lược ngành cơ sở hạ tầng (gồm ngành than, điện, nước).

Trong cơ cấu hoạt động kinh doanh của Công ty CP REE, mảng dịch vụ cơ điện công trình REE M&E chiếm tỷ trọng lớn và đạt 52% trong tổng doanh thu của toàn Công ty năm 2012. Mảng kinh doanh điện máy Reetech và cho thuê bất động sản có tỷ trọng lần lượt là 29,8% và 18,1%.

2.3.1 Hoạt động cơ điện công trình M&E

REE M&E là nhà thầu cơ điện công trình hàng đầu tại Việt Nam với kinh nghiệm thi công công trình M&E trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, thương mại và công nghiệp. REE M&E luôn trong tư thế sẵn sàng để thích nghi kịp thời với biến động thị trường nhằm triển khai hiệu quả các dự án đang có trong tay đồng thời tiếp tục theo đuổi các dự án tiềm năng.

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế hoạt động M&E tăng lần lượt 45,6% và 33,7% so với năm 2011 với phần lớn doanh thu ghi nhận dựa trên giá trị còn lại của các dự án lớn đã ký hợp đồng từ các năm trước như trụ sở Bộ Công An, Bảo Tàng Hà Nội và Đài truyền hình Việt Nam. Lợi nhuận tăng cùng với việc ghi nhận doanh thu còn lại khi các dự án này đi vào giai đoạn thanh, quyết toán cuối cùng.

Bảng 2.2: Hoạt động cơ điện công trình M&E Năm 2010 (Tỷ VND) Năm 2011 (Tỷ VND) Năm 2012 (Tỷ VND) Kế hoạch 2013 (Tỷ VND) Tổng giá trị hợp đồng ký mới 633 1.522 1.978 1.200 Doanh thu 759 855 1245 1.200

% tăng trưởng doanh thu 12,6 45,6

Lợi nhuận sau thuế 75 80 107 105

% tăng trưởng lợi nhuận 6,7 33,7

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012)

Trong giai đoạn 2013 – 2014, doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh này có khả năng tăng trưởng ổn định nhờ các dự án đang thực hiện dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2013 và 2014. Ngoài ra, trong năm 2012, tiếp tục khẳng định năng lực thi công, kinh nghiệm kỹ năng thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng REE M&E đã ký kết thêm các hợp đồng mới có giá trị lớn như dự án lắp đặt

45

hệ thống điều hòa cho nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không quốc tế Nội Bài do Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam làm chủ đầu tư, dự án cung cấp thiết bị hệ thống điện và điều hòa không khí cho công trình Nhà Quốc Hội, tòa tháp Vietcombank Tower và khách sạn Pullman Saigon Centre, dự án lắp đặt hệ thống điều hòa cho Trung tâm Chính trị Hành chính Tập trung tỉnh Bình Dương. Với thị trường bất động sản và xây dựng vẫn còn khó khăn, áp lực cạnh tranh cùng với chi phí đầu vào tăng cao như giá vốn hàng bán, lãi suất vay tăng cao, yêu cầu một hoạt động M&E vận hành ngày càng hiệu quả chủ động đa dạng hóa nguồn cung cấp và quy mô dự án tham gia đấu thầu.

Với tình hình thị trường bất động sản vẫn còn khá ảm đạm, Công ty đã đề ra kế hoạch kinh doanh năm 2013 khá thận trọng với doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động này dự kiến đạt ở mức lần lượt là 1.200 tỷ đồng và 105 tỷ đồng. Giá trị hệ thống M&E thường chiếm khoảng 30% tổng giá trị các công trình xây dưng.

2.3.2 Mảng Điện máy ReeTech

Hoạt động sản xuất, lắp ráp và kinh doanh các sản phẩm điện máy chủ lực là máy điều hòa không khí mang thương hiệu Reetech do Công ty con – Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện máy REE thực hiện. Thị trường tiêu thụ chính của Reetech chủ yếu ở khu vực phía Nam trong khi các thương hiệu lớn nước ngoài chiếm lĩnh thị trường miền Bắc, REE chiếm khoảng 8% thị phần máy điều hòa và thiết bị điện tử cả nước.

Một số các công trình lắp đặt hệ thống máy điều hòa thực hiện gần đây của Công ty như cao ốc Sacombank, cao ốc Quốc Cường Gia Lai, khối văn phòng Vinamilk, khách sạn Quê Hương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Sân bay Côn Sơn và Cà Mau, Trung tâm điện máy mua sắm Nguyễn Kim,…

Về định hướng phát triển kinh doanh, Reetech sẽ tiếp tục triển khai các kênh phân phối mới, đồng thời từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ khu vực phía Bắc.

46

Bảng 2.3: Hoạt động điện máy ReeTech Năm 2010 (Tỷ VND) Năm 2011 (Tỷ VND) Năm 2012 (Tỷ VND) Kế hoạch 2013 (Tỷ VND)

Số lượng máy lạnh tiêu thụ 53.7

12 47.0 26 48.9 52 55.000 Doanh thu 709 586 713 750

% tăng trưởng doanh thu (17,4) 21,7 5,2

Lợi nhuận sau thuế 36 32 31 45 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

% tăng trưởng lợi nhuận (11,1) (3,1) 45,2

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012)

Mặc dù doanh thu từ mảng kinh doanh sản phẩm điện máy năm 2012 đạt mức 713 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh ở mức 21,7% so với năm 2011 nhưng lợi nhuận đem về cho Công ty lại giảm 3,1% so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng tình hình kinh tế trong nước khó khăn, sức tiêu thụ giảm làm tăng áp lực cạnh tranh về giá. Theo kế hoạch kinh doanh năm 2013, doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động này dự kiến đạt ở mức lần lượt là 750 tỷ đồng và 45 tỷ đồng.

2.3.3 Cho thuê Bất Động Sản (REELAND)

Hoạt động kinh doanh và khai thác bất động sản mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ 18,1% trong cơ cấu tổng doanh thu của REE năm 2012 nhưng đóng góp đáng kể vào kết quả lợi nhuận, chiếm tỷ trọng 57,9% trong tổng lợi nhuân. Hiện nay, Công ty đang sở hữu 06 văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích khai thác cho thuê là 100.000 m2. Các văn phòng cho thuê chính hiện nay của REE bao gồm khu vực Etown (gồm Etown, Etown 2, Etown 3, Etown 4, Etown.EW) và Tòa nhà Ree Tower (cao ốc số 11 tại Đoàn Văn Bơ, P.12, Q.4, TP. Hồ Chí Minh).

Bảng 2.4: Danh sách văn phòng cho thuê của ree

Tên Diện tích Tỷ lệ lấp đầy Sở hữu

E-town 29.505 97 100 E-town 2 26.388 99 100 E-town EW 4.200 100 100 E-town 3 13.461 97 100 E-town 4 13.379 100 100 Maison Pasteur 1.353 99 100

IDC Hai Ba Trung 2.004 99 100

366 Nguyễn Trãi 3.369 99 100

47

REE Tower 31.640 99 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012)

Trong đó, diện tích khai thác của tòa nhà Ree Tower là 18.190m2 với tỷ lệ lấp đầy trên 93%. Đối với văn phòng cho thuê tại khu vực Etown, diện tích trống còn lại hiện nay là 2.497m2 với tỷ lệ lấp đầy trên 97%. Mặc dù thị trường cho thuê văn phòng trong nước có xu hướng giảm trong hai năm vừa qua do ảnh hưởng tình hình kinh tế khó khăn, Công ty vẫn duy trì được lượng khách thuê với tỷ lệ lấp đầy trên tổng diện tích khai thác khoảng 95%. Giá cho thuê trung bình hiện nay gần 400.000 đồng/m2, bao gồm phí thuê và phí dịch vụ trước thuế VAT.

Bảng 2.5: Hoạt động Cho thuê Bất Động Sản (REELAND) Năm 2010 (Tỷ VND) Năm 2011 (Tỷ VND) Năm 2012 (Tỷ VND) Kế hoạch 2013 (Tỷ VND) Doanh thu 339 368 433 450

% tăng trưởng doanh thu 8,6 17,6 3,9

Lợi nhuận sau thuế 164 178 190 200

% tăng trưởng lợi nhuận 8,5 6,7 5,3

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012)

2.3.4 Hoạt động đầu tư tài chính

Theo định hướng chiến lược của Công ty thì tiếp tục đầu tư vào ngành điện, nước, than và từng bước thực hiện thoái vốn hiệu quả các khoản đầu tư trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Trong cơ cấu danh mục đầu tư năm 2012, nhóm ngành chủ lực gồm điện, nước, than chiếm tỷ trọng 80%, các nhóm ngành khác lần lượt là: bất động sản 13%, tài chính ngân hàng 2% và ngành khác 5%.

Đối với nhóm ngành điện, REE đầu tư chiến lược vào các công ty với hai nhóm: nhóm các Công ty liên doanh liên kết gồm Công ty Cổ phần Thủy Điện Thác Mơ (35,48%), Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà (23,97%), Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình (29,44%), Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (21,7%). Và nhóm Công ty đầu tư chiến lược dài hạn: REE nắm giữ 9,35% Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh với giá trị đầu tư 470 tỷ đồng.

48

Bảng 2.6: Hoạt động đầu tư tài chính Năm 2010 (Tỷ VND) Năm 2011 (Tỷ VND) Năm 2012 (Tỷ VND) Kế hoạch 2013 (Tỷ VND) Tổng vốn đầu tư 2.015 2.820 2.794

% tăng trưởng doanh thu 40 (0,9)

Lợi nhuận sau thuế 68 216 338 300

% tăng trưởng lợi nhuận 217,6 56,5 (11,2)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012)

Đối với nhóm ngành nước, REE đang nắm giữ 42,1% Công ty Cổ phần BOO nước Thủ Đức và 30% Công ty Cổ phần Đầu tư và kinh doanh nước sạch Sài Gòn. Tổng giá trị vốn đầu tư vào các Công ty liên doanh liên kết đạt mức 1.248 tỷ đồng (tính đến 31/12/2012), trong đó giá trị đầu tư vào 3 công ty gồm BOO Thủ Đức, Thủy điện Thác Bà, Thủy điện Thác Mơ chiếm tỷ trọng chủ yếu trên 77% tương đương 961 tỷ đồng.

Riêng với khoản đầu tư chiến lược vào Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (HSX: PPC), REE nắm giữ 33.133.260 cổ phiếu PPC với tỷ lệ sở hữu 10,156% và tiếp tục gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu này lên mức 22,26% tương đương số lượng cổ phiếu 70.807.070, giá cổ phiếu PPC từ cuối năm 2012 xoay quanh ở mức 10.000 đến 12.500 đồng/cổ phiếu. Do đó, đây là khoản đầu tư hiệu quả của REE và sẽ đem lại khoản lợi nhuận cực kỳ hấp dẫn với lợi nhuận tiềm năng trên 1.000 tỷ đồng nếu REE thực hiện bán khoản đầu tư này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với lĩnh vực bất động sản, REE đầu tư liên kết liên doanh với Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng và bất động sản Việt Nam và Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn với tổng giá trị 1.763 tỷ đồng.

2.4 Phân tích thực trạng tài chính Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh REE

Phương pháp phân tích: kết hợp phân tích xu thế và so sánh bình quân ngành, đồng thời vận dụng kinh nghiệm thực tiễn hoạt động của Công ty để phân tích tình trạng tài chính của REE.

Nguồn dữ liệu: toàn bộ số liệu phân tích trong phần này tham khảo từ các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của REE các năm 2010, 2011, 2012 và các báo

49

cáo tài chính đã được kiểm toán của các Cty tiêu biểu trong từng mảng đầu tư chiến lược của Công ty.

2.4.1 Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận

Bảng 2.7: Phân tích doanh thu và lợi nhuận

NĂM Năm 2010 (Tỷ VND) Năm 2011 (Tỷ VND) Năm 2012 (Tỷ VND) Doanh thu 1.808 1.811 2.396

% tăng trưởng doanh thu 53,96 0,14 32,32

Lợi nhuận gộp 495 541 585

Doanh thu tài chính 163 346 514

Chi phí tài chính 55 143 163

Lãi/lỗ từ liên kết, liên doanh 14 38 45

Lợi nhuận trước thuế 468 632 797

Lợi nhuận sau thuế 361 513 657

% tăng trưởng lợi nhuận sau thuế (16,89) 43,94 26,57

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012)

Doanh thu năm 2012 tăng trưởng 32,32% so với năm 2011 nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của hai mảng kinh doanh là dịch vụ cơ điện công trình (tăng 45,6%) và điện máy (tăng 21,7%). Mặc dù thị trường bất động sản và xây dựng gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động khai thác và cho thuê văn phòng của REE vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu ổn định (tăng 17,6%) trong năm 2012 với tỷ lệ lấp đầy diện tích khai thác trên 97%.

Đối với mảng điện máy Reetech, mặc dù tăng trưởng doanh thu năm 2012 khả quan nhưng lợi nhuận từ mảng này giảm nhẹ so với năm 2011 là do sức ép cạnh tranh về giá trước tình hình tiêu thụ máy điều hòa trong nước vẫn ảm đạm, thị trường cạnh tranh với các thương hiệu lớn và uy tín.

Mảng hoạt động đầu tư tài chính năm 2012 đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của Công ty nhờ vào khoản lợi nhuận thu về đạt 279,2 tỷ đồng từ việc thoái vốn toàn bộ tại Sacombank. Ngoài ra, chi phí tài chính năm 2012 cũng tăng mạnh là do khoản trích lập dự phòng từ đầu tư tài chính 63 tỷ đồng. Tuy nhiên, một lợi thế của REE so với nhiều doanh nghiệp khác là Công ty được vay vốn với lãi suất khá thấp ở mức 8 – 9%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn, 13 – 14%/năm đối với các khoản vay dài hạn. Chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng 23,3% trong tổng chi

50

phí tài chính. Điều nay giúp cho chi phí lãi vay của REE năm 2012 giảm 46,5% so với năm 2011 trong khi các khoản vay trong năm 2012 tăng mạnh so với các năm trước.

2.4.2 Phân tích khả năng sinh lợi

2.4.2.1 Phân tích suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Bảng 2.8: Phân tích suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

ROE 13,45% 13,26% 15,18%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng ổn định vào năm 2010 và năm 2011. Đến năm 2012 tăng đến 15,18% cho thấy hiệu quả hoạt động của REE có xu hướng tăng nhanh và đều. Ngoài những nhân tố bên trong sẽ phân tích ở phần sau, ta thấy mảng hoạt động tài chính là một trong bốn hoạt động kinh doanh chính của REE và đóng góp đáng kể vào kết quả lợi nhuận của Công ty năm 2012. Tuy nhiên, đối với khoản đầu tư liên doanh, liên kết chưa đem lại hiệu quả sinh lời cao mặc dù chiếm tỷ trọng lớn đến 20% trong tổng tài sản của Công ty. Tổng giá trị đầu tư vào nhóm Công ty liên doanh, liên kết năm 2011 và năm 2012 ở mức lần lượt là 1.163 tỷ đồng và 1.248 tỷ đồng nhưng lợi nhuận đem lại tương đối khiêm tốn ở mức 38 tỷ đồng trong năm 2011 và 44,6 tỷ đồng năm 2012.

2.4.2.2 Phân tích khả năng sinh lợi cơ bản

Bảng 2.9: Phân tích khả năng sinh lợi cơ bản

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

BEP 10,15% 11,27% 12,69%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012)

Khả năng sinh lợi cơ bản tăng vào năm 2011 từ 10,15% lên 11,27% và cũng tăng lên đến 12,69% vào năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2012 tốc độ tăng của EBIT tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Như vậy, chỉ tiêu sức sinh lời cơ

51

bản BEP năm 2012 tăng cao nhất và tăng dần qua các năm chứng tỏ REE kinh doanh ngày càng có lãi. Môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn do REE đối mặt với nhiều thương hiệu mạnh, sức tiêu dùng giảm nhưng do kinh doanh nhiều mảng khác nhau và đều đạt hiệu quả nhất định: tỷ lệ lấp đầy của mảng cho thuê văn phòng luôn được đảm bảo trên mức 97%, hoạt động đầu tư chiến lược vào các cổ phiếu, các công ty liên doanh, liên kết mang lại lợi nhuận tăng 56,78% so với năm 2012.

2.4.2.3 Phân tích suất sinh lợi trên tổng tài sản

Bảng 2.10: Phân tích suất sinh lợi trên tổng tài sản

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

ROA 7,27% 9,68% 9,99%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012)

Mặc dù lãi ròng có xu hướng tăng nhanh qua các năm nhưng tổng tài sản cũng tăng nên kiềm chế tốc độ tăng của chỉ tiêu suất sinh lợi trên tổng tài sản. Chỉ tiêu ROA của Công ty đạt cao nhất vào năm 2012 (9,99%). Chúng ta sẽ phân tích sâu hơn hai nhân tố cấu thành ROA là tỷ suất sinh lợi trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tổng tài sản.

2.4.2.4 Phân tích tỷ suất sinh lợi trên doanh thu

 Phân tích hệ số lãi ròng

Bảng 2.11: Phân tích hệ số lãi ròng

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

ROS 19,94% 28,66% 27,42%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty CP REE năm 2010, 2011, và năm 2012)

Chỉ tiêu lãi ròng trên doanh thu có xu hướng tăng nhanh từ 19,94% năm

Một phần của tài liệu Hoạt động tài chính tại công ty cổ phần cơ điện lạnh Ree thực trạng và giải pháp (Trang 56)