Để tiết kiệm lao động, và thời gian một số cửa hàng bán lẻ tính giá hàng tồn kho bằng phương pháp ước tính. Có 2 phương pháp như sau:
Phương pháp tính theo giá bán lẻ (Retail Method) Ví dụ:
Giá vốn (Cost)
Giá bán lẻ
(Retail)
Tồn đầu kỳ (Beginning Inventory) $ 40,000 $ 55,000
Hàng mua thuần (Net Purchases) 107,000 145,000
Chi phí vận chuyển (Freight in) 3,000
Hàng có để bán
(Merchandise Available for Sale) $150,000 $200,000
Tỉ lệ giữa giá vốn và giá bán lẻ
(Ratio of Cost to Retail Price): 150,000/200,000 = 75%
Doanh thu thuần (Net Sales during the period) 160,000
Ước tính tồn cuối kỳ theo giá bán lẻ (Estimated Ending Inventory at Retail)
$40,000
Tỉ lệ giữa giá vốn và giá bán lẻ
(Ratio of Cost to Retail)
75%
Ước tính tồn cuối kỳ theo giá vốn
(Estimated Cost of Ending Inventory)
$30,000
Phương pháp tính theo lãi gộp (Gross Profit Method)
Trong trường hợp công ty không muốn tính hàng tồn kho theo phương pháp giá bán lẻ vì không có lợi thì có thể ước tính theo lãi gộp. Ví dụ:
1.Tồn đầu kỳ theo giá vốn
(Beginning Inventory at Cost)
$ 50,000
Mua theo giá vốn (Purchases at Cost) 290,000
Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 88 (Cost of Goods Available for Sale)
2.Hàng bán tính theo giá bán
(Less Estimated Cost of Goods Sold Sales at Selling Price) $400,000
Lãi gộp 30%
(Less Estimated Gross Margin of 30%)
120,000
Hàng bán tính theo giá vốn
(Estimated Cost of Goods Sold)
280,000
3.Tồn cuối kỳ
(Estimated Cost of Ending Inventory)
$ 60,000
Những vấn đề liên quan đến phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ, các bút toán liên quan đến hàng tồn kho đã được trình bày trong chương kế toán trong công ty thương mại.
Bài tập củng cố
Bài 1. Công ty H có tình hình trong niên độ như sau:
Ngày 1.1 tồn kho 250 đơn vị Đơn giá $23
Ngày 25.2 mua vào 100 đơn vị Đơn giá $26
Ngày 15.6 mua vào 400 đơn vị Đơn giá $28
Ngày 15.8 mua vào 100 đơn vị Đơn giá $26
Ngày 15.10 mua vào 300 đơn vị Đơn giá $28
Ngày 15.12 mua vào 200 đơn vị Đơn giá $30
Hàng dự trữ để bán 1,350 đơn vị
Lượng hàng đã bán 1,000 đơn vị
Hàng tồn kho ngày 31.12 350 đơn vị
Giả sử, các lô hàng tồn đầu kỳ. mua ngày 15.10, và mua ngày 15.12 đã bán được mỗi lô 200 đơn vị. Lô mua ngày 15.6 đã bán được hết.
Yêu cầu: Tính giá vốn hàng tồn kho và hàng đã bán theo các phương pháp thực tế đích danh, bình quân gia quyền, nhập trước-xuất trước, nhập sau-xuất trước. Biết rằng công ty áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ.
Bài 2. Hãy sử dụng phương pháp giá mua thuần để lập các bút toán phản ánh các nghiệp vụ theo phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ.
Ngày 11.3 nhập kho 1,000 đơn vị hàng hóa, đơn giá $25, điều kiện 2/10, n/30. Ngày 15.3 bán 200 đơn vị đơn giá bán $30, điều kiện n/10.
Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 89
Ngày 17.3 trả lại 50 đơn vị cho nhà cung cấp và trừ vào số nợ. Ngày 20.3 thanh toán cho nhà cung cấp số tiền nợ ngày 11/3.
Bài 3. Hãy tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp từng mặt hàng (Item-by- Item) và phương pháp nhóm hàng chủ yếu (Major Category) theo tài liệu sau đây:
Số lượng Đơn giá vốn Đơn giá thị trường
Nhóm hàng I Hàng a 200 $1.20 $1.00 Hàng b 120 2.00 2.20 Hàng c 180 3.50 3.00 Nhóm hàng II Hàng c 200 5.00 6.00 Hàng d 300 6.50 6.00
Bài 4. Tại một công ty có tình hình sau: Doanh số bán thuần trong niên độ $250,000.
Giá vốn Giá bán lẻ
Hàng tồn đầu kỳ $ 20,000 $ 30,000
Hàng mua thuần trong kỳ 70,000 $ 90,000
Chi phí vận chuyển hàng mua 5,000
Hãy ước tính giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp giá bán lẻ (Retail
Method).
Bài 5. Ngày 1.1 công ty có $51,000 hàng tồn kho. Trong quý I mua vào $195,000 trong đó trả lại $1,500, chi phí vận chuyển hàng mua $10,500. Trong quý I công ty đạt doanh số $288,000. Hãy ước tính giá vốn hàng tồn kho cuối quý I, biết rằng lãi gộp bình quân là 35%.
Bài 6. Ngày 1.5 công ty thành lập quỹ lặt vặt (Petty Cash) $125, Ngày 15.5 trong quỹ còn lại $9.95. Biết rằng chi phí phát sinh như sau: bưu phí $26.40, chi phí vận chuyển $20.50, tạp phí $33 và vật dụng văn phòng $33.15.
Yêu cầu:
a) Lập bút toán cho nghiệp vụ thành lập quỹ lặt vặt. b) Lập bút toán hoàn lại quỹ lặt vặt vào ngày 15,5
Bài 7. Hãy lập bút toán ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến đầu tư ngắn hạn phát sinh trong năm 1990.
a) Ngày 20.4 trả $50,000 để mua thương phiếu phải thu hẹn nợ 90 ngày tính từ 20.4 với lãi suất 10% của công ty Kysler.
b) Ngày 15.5 mua 1,000 cổ phiếu thường của công ty Electric với giá $56 mỗi cổ phiếu và $640 hoa hồng môi giới.
Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 90
c) Ngày 1.6 mua thương phiếu phải trả của công ty West trị giá $30,000, lãi suất 9%.
d) Ngày 19.7 nhận được sec của công ty Kysler thanh toán cả gốc và lãi theo số thương phiếu đã mua ở nghiệp vụ a.
e) Ngày 20.10 nhận được $1 cỗ tức cho mỗi cổ phiếu đã mua của Electric ở nghiệp vụ b.
f) Ngày 5.11 bán 500 cổ phiếu thường của Electric với giá $59 mỗi cổ phiếu trừ $375 hoa hồng môi giới.
g) Ngày 1.12 nhận được sec của công ty West trả lãi 6 tháng về số thương phiếu đã mua ở nghiệp vụ c.
Bài 8. Ngày 31.12.1990 công ty Data sở hữu các chứng khoán đầu tư ngắn hạn
như sau:
Giá vốn Giá thị trường
Cổ phiếu công ty F $12,400 $13,700
Cổ phiếu công ty G 16,800 16,100
Cổ phiếu công ty T 23,200 21,300
Cổ phiếu công ty R 28,500 28,700
Công ty không có khoản đầu tư ngắn hạn trước 1990. Hãy tính giá trị các khoản đầu tư ở mức thấp hơn giữa giá vốn và giá thị trường.
Bài 9. Vào ngày 31.12.1990, công ty Wheaton có bảng cân đối thử chưa điều chỉnh như sau:
Nợ Có
Doanh thu bằng tiền 150,300
Doanh thu bán chịu 308,500
Khoản phải thu 133,400
Dự phòng nợ khó đòi 1,380
Yêu cầu:
1. Lập bút toán điều chỉnh đối với khoản nợ khó đòi ước tính theo giả định:
a) 1.5% tổng doanh thu.
b) 3% doanh thu bán chịu.
2. Lập chỉ tiêu khoản phải thu và khoản dự phòng nợ khó đòi trên bảng cân đối
Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 91
Bài 10. Công ty Miller có doanh số bán chịu năm 1990 $4,200,000. Vào ngày 31.12.1990 tài khoản dự phòng nợ khó đòi có số dư Có $4,800. Kế toán công ty cũng đã lập bảng phân loại khoản phải thu theo hạn nợ.
Khoản phải thu 31.12.1990
Hạn phải thu Tỷ lệ khó đòi
$420,000 Dưới 30 ngày 1.75
216,000 1 – 30 ngày 3.25
66,000 31 – 60 ngày 18.00
42,000 61 – 90 ngày 45.00
24,000 Trên 70 ngày 75.00
Yêu cầu: 1. Uớc tính khoản nợ khó đòi.
Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 91
Chương 5
KẾ TOÁN TÀI SẢN DÀI HẠN
5.1 TỔNG QUAN
Tài sản cố định là các tài sản do doanh nghiệp chiếm hữu để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ, hành chính v. v. . . được ước tính sử dụng cho thời gian dài hơn một niên độ kế toán và không thuộc diện tài sản được thụ đắc nhằm mục đích bán lại.
Do đặc tính sản sinh lợi ích kinh tế cho một khoảng thời gian dài trong tương lai nên giá phí của tài sản cố định thụ đắc được phân bổ cho khoảng thời gian hữu dụng liên hệ thông qua khấu hao.
Hơn nữa, tài sản cố định là những tài sản được thụ đắc nhằm phục vụ trực tiếp cho hoạt động của doanh nghiệp; như vậy, đất đai mua để đầu cơ kinh doanh, vật kiến trúc thụ đắc hoặc xây dựng nhằm mục đích bán lại không được xếp vào tài sản cố định mà vào khoản mục đầu tư dài hạn.
Tài sản cố định cấu thành khoản mục quan trọng trong tổng số tài sản của doanh nghiệp, khoản chi thụ đắc tài sản cố định thường tạo tác động đáng kể đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, do đó điều kiện để đưa tài sản cố định vào hạch toán là khi doanh nghiệp dự kiến sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai khi sử dụng tài sản đó. Đối với tài sản cố định không đem lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp nhưng được sử dụng vì mục đích tạo an toàn hay bảo vệ môi trường vẫn phải hạch toán vào tài sản cố định như các thiết bị chứa và xử lý chất độc hại trong một doanh nghiệp sản xuất hóa chất.
Nhằm đáp ứng các yêu cầu của kế toán, có thể sắp xếp tài sản cố định theo các loại: 1- Tài sản cố định hữu hình (Tangible Assets): loại tài sản có tính chất dài hạn được thể hiện qua hình thái vật chất như đất đai, vật kiến trúc, trang thiết bị, v. v.
2- Tài sản cố định vô hình (Intangible Assets): loại tài sản có tính chất dài hạn
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:
- Kế toán tài sản hữu hình
- Kế toán tài sản vô hình
Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 92
không được thể hiện qua hình thái vật chất như bằng sáng chế, bản quyền, lợi thế thương mại, v. v.
3- Tài nguyên thiên nhiên (Natural Resources): như hầm mỏ, khoáng sản, giếng dầu, vv.