Cuối kỳ, nếu có thương phiếu phải thu còn tồn lại thì tiền lãi chưa thu phải được tính toán và ghi sổ.
Ví dụ, ngày 16.12 công ty nhận thương phiếu trị giá $3,000, thời hạn 60 ngày, lãi suất 12%/năm, của một khách hàng hẹn nợ cho một khoản phải thu quá hạn. Đến 31.12 tiền lãi phải thu được tính:
Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 83
$3.000 x 12% x 15/360 = $15 Bút toán điều chỉnh như sau:
Lãi phải thu (Interest Receivable) ... 15
Thu nhập về lãi (Interest Income) ... 15
Ngày 14.2 năm sau phiếu hẹn nợ được thanh toán. Lập bút toán: Tiền (Cash) ... 3,060
Thương phiếu phải thu (Notes Receivable) . 3,000
Lãi phải thu (Interest Receivable) ... 15
Thu nhập về lãi (Interest Income) ... 45
Nếu sử dụng bút toán đảo (Reversing entries) thì ngày 1.1 lập bút toán: Thu nhập về lãi (Interest Income) ... 15
Lãi phải thu (Interest Receivable) ... 15 Do đó ngày 14.2 khi nhận được tiền, lập bút toán:
Tiền (Cash) ... 3,060
Thu nhập về lãi (Interest Income) ... 60
Thương phiếu phải thu (Notes Receivable) . 3,000
Tại Việt Nam: Thương phiếu phải thu không được đề cập đến trong các phương
thức thanh toán tại các doanh nghiệp Việt nam. Các phương thức thanh toán trong quá trình bán hàng nội địa thường căn cứ vào số ngày quy định trên hợp đồng mua bán kể từ sau ngày giao hàng. Các khoản nợ quá hạn không thể thu hồi cũng được yêu cầu lập dự phòng nhưng không căn cứ trên số ước tính mà việc chi phí nợ khó đòi được xác dịnh là chi phí hợp lệ trong việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp được căn cứ vào từng khách hàng cụ thể không có khả năng thanh toán món nợ. Các chi phí này được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp khi lập dự phòng và thực tế xãy ra và được yêu cầu hoàn nhập lại khi không xãy ra và hạch toán vào khoản thu nhập bất thường.