Hàng tồn kho (Inventories) là toàn bộ số hàng mà doanh nghiệp mua về và dự trữ để bán bao gồm cả hàng mua đang đi đường (In Transit), hàng đã bán nhưng chưa giao
(Goods Sold but not Delivered), hàng đang gửi (Goods on Consignment), hàng hóa cũ, hư hỏng có thể bán được.
Trong hệ thống tồn kho định kỳ, giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ là cơ sở quan trọng để đánh giá vốn của hàng đã bán.
4.5.1. Đánh giá hàng tồn kho theo giá vốn (Pricing the Inventory at cost).
Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 84
phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế và các chi phí liên quan khác.
Cách tính giá vốn hàng tồn kho đơn giản nhất là lấy đơn giá hàng tồn kho nhân với số lượng hàng tồn kho. Nhưng nếu cùng một loại hàng được mua với nhiều giá khác nhau thì vấn đề trở nên phức tạp: sử dụng giá vốn nào cho hàng tồn cuối kỳ và cho hàng đã bán. Vì vập có 4 phương pháp để xác định giá vốn hàng tồn kho và hàng đã bán trong trường hợp này.
Phương pháp thực tế đích danh (Specific Indentification Method)
Thực hiện phương pháp này, kế toán phải xác định được đơn giá của từng lần mua vào ứng với từng loại hàng tồn kho. Ví dụ:
Tình hình tồn kho đến 30.6 (Inventory Data, June 30)
June 1 Tồn kho (Inventory) 50 units @ $1.00 $50
6 Mua (Purchased) 50 units @ $1.10 55
13 Mua (Purchased) 150 units @ $1.20 180
20 Mua (Purchased) 100 units @ $1.30 130
25 Mua (Purchased) 150 units @ $1.40 210
Hàng có để bán
(Goods Available for Sale)
500 units $625
Bán (Sales) 280 units
Tồn 30.6 (On hand June 30) 220 units
Tính tồn kho theo phương pháp thực tế đích danh
(Inventory, June 30 – Specific Identification Method)
50 units @ 1.00 $ 50 Giá vốn hàng có để bán
(Cost of Goods Available for Sale)
$625
100 units @ 1.20 120 Trừ tồn 30.6
(Less June 30 Inventory)
268
70 units @ 1.40 98 Giá vốn hàng bán
(Cost of Goods Sold)
$357
220 units at cost of $268
Phương pháp bình quân gia quyền (Average-Cost Method)
Thực hiện phương pháp này kế toán phải tính đơn giá vốn bình quân sau đó dùng đơn giá này nhân với lượng hàng tồn kho cuối kỳ để tính ra giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ. Theo ví dụ trên kế toán tính như sau:
Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 85
Tồn kho cuối kỳ (Ending Inventory): 220 units @ $1.25 = $275 Giá vốn hàng có để bán (Cost of Goods Available for Sale) $625 Trừ tồn 30.6 (Less June 30 Inventory) 275 Giá vốn hàng bán (Cost of Goods Sold) $350
Phương pháp nhập trước, xuất trước {First-In, First-Out (FIFO) Method].
Phương pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở giả định rằng số hàng xuất ra là số hàng của lần nhập trước, do đó giá vốn hàng bán được tính theo giá của lần nhập trước. Như vậy, giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của lần nhập sau. Ví dụ:
150 units at @ 1.40 from the purchases of June 25 $210 70 units at @ 1.30 from the purchases of June 20 91 220 units at cost of $301
Giá vốn hàng có để bán (Cost of Goods Available for Sale) $625
Trừ tồn 30.6 (Less June 30 Inventory) 301
Giá vốn hàng bán (Cost of goods sold) $324
Phương pháp nhập sau, xuất trước [Last-In, First-Out (LIFO) Method]
Phương pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở giả định rằng số hàng xuất ra là số hàng của lần nhập sau, do đó giá vốn hàng bán được tính theo giá của lần nhập sau. Như vậy, giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của lần nhập trước. Ví dụ:
50 units at $1.00 from June 1 inventory $50
50 units at $1.10 from the purchase of June 6 55
120 units at $1.20 from the purchase of June 13 144
220 units at cost of $249
Giá vốn hàng có để bán (Cost of Goods Available for Sale) $625
Trừ tồn 30.6 (Less June 30 Inventory) 249
Giá vốn hàng bán (Cost of goods sold) $376
So sánh các phương pháp (Comparison of Method)
Trong điều kiện thị trường ổn định, giá không biến đổi hoặc biến đổi không đáng kể, thì việc lựa chọn phương pháp xác định giá vốn không quan trọng lắm. Nhưng trong điều kiện thị trường không ổn định, giá cả biến đổi lớn thì mọi phương pháp lại cho kết quả khác nhau. Theo ví dụ trên phương pháp nhập trước xuất trước (LIFO) cho kết quả giá vốn hàng bán cao nhất, nhập sau xuất trước (FIFO) cho kết quả giá vốn
Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 86
hàng bán thấp nhất, bình quân gia quyền (Average Method) cho kết quả trung bình, còn thực tế đích danh (Specific Identification) cho kết quả tùy thuộc vào thực tế tiêu thụ. Việc áp dụng phương pháp nào tùy thuộc vào yêu cầu tạo lợi thế tài chính cho doanh nghiệp, và sự thuận lợi cho kế toán, trên cơ sở nguyên tắc nhất quán, nghĩa là sử dụng một phương pháp cho cả một niên độ.