Điểm nhìn trong văn bản Yershalaim

Một phần của tài liệu Những đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại qua Nghệ nhân và Margarita của M.Bulgakov (Trang 158)

6. Cấu trúc của luận án

4.2.2. Điểm nhìn trong văn bản Yershalaim

Các sự kiện về Yershalaim được đề cập đên trong bốn chương của tiểu thuyết: chương 2 (Ponti Pilate), chương 16 (Vụ hành quyết), Chương 25 (Quan tổng trấn đã cố gắng cứu tên Judasở thành phố Kiriaph như thế nào?) và chương 26 (Việc chôn cất). Bốn chương này nằm xen kẽ với các chương Moskva, không liền mạch về bố cục và được kể từ nhiều “nguồn” khác nhau: Voland kể các sự kiện của chương Ponti Pilate cho Berlioz và Bezdomny ở hồ Patriarsh, các sự kiện của chương Vụ hành quyết được biết đến từ giấc mơ của Ivan Bezdomny (ở đây nhân vật không phải là người kể, nhưng là chủ thể của tư duy và tri nhận), hai chương sau được viết bởi Nghệ nhân và được Margarita đọc vào buổi bình minh sau đêm vũ hội của Quỷ.

Về phong cách trần thuật trong các chương Yershalaim, chúng tôi nhận thấy có hai luồng ý kiến đối lập nhau được nêu ra. Một số nhà nghiên cứu cho rằng cuốn tiểu thuyết của Nghệ nhân được tổ chức theo kiểu “trần thuật vô nhân xưng” (“безличным повествованием») [91, tr. 116], theo lối “biên niên sử” bởi vì “trong đó không có tác giả được nhân cách hóa hay hướng về độc giả, trong đó hầu như không có lời tuyên bố của tác giả […] Không có yếu tố hư cấu, không có phép nhiệm màu bí ẩn [….]. Nghệ nhân dường như không tạo ra, không sáng tạo, không dựng nên, không sáng tác văn bản nghệ thuật, mà tái tạo lịch sử, đúng như bản chất của nó” [75, tr. 53-54]. E.Sh.Galimova cho rằng “Trong các chương Yershalaim trần thuật khách quan trung lập được duy trì, còn các hình thức biểu hiện nguyên tắc chủ quan của tác giả bị yếu đi, bị giảm bớt” [55, tr. 124]. E.N.Khrusheva đối lập với quan điểm này khi nhận xét rằng trần thuật Yershalaim không hoàn toàn là vô nhân xưng, “phong cách sử thi-biên niên không tồn tại cố định trong suốt bốn chương, mà đổi hướng, khi chuyển đổi, nó tồn tại gần như trong trạng thái đối lập” [126, tr. 125]. Quan điểm về tính khách quan trung lập trong lớp trần thuật mà E.Sh.Galimova đưa ra cũng bị lung lay khi chính bản thân bà nhận ra “ảo giác của tính tư liệu trần thuật” trong tiểu thuyết về Pilate bởi “Người kể chuyện – không đơn thuần là người quan sát, anh ta được biết đến và lộ diện rõ hơn nhiều so với người chứng kiến bình thường” [55, tr. 125]. Chúng tôi cho rằng, trong trần thuật Yershalaim, hai phong cách trần thuật đối lập khách quan trung lập và chủ quan cùng tồn tại, cùng kết hợp với nhau nhờ cách tổ chức điểm nhìn.

So với văn bản Moskva, văn bản Yershalaim mang tính khách quan rõ nét trong định hướng trần thuật. Tính cá nhân, chủ quan của người kể chuyện bị hạn chế tối đa. Có thể thấy rõ đặc điểm đó ở sự thiếu vắng những từ ngữ thông tục, những yếu tố gây hài trong lớp trần thuật Yershalaim. Câu chuyện được viết bằng lối văn trang trọng có nhịp điệu, câu văn thường đảo ngược trật tự chủ ngữ - động từ. Các câu dường như dài ra bởi chứa nhiều mệnh đề phụ. Quan hệ cú pháp lệ thuộc chiếm ưu thế, các sự kiện, chi tiết và cảm giác theo đó cứ thế mở rộng dần, lan rộng dần, không cần đến những lời giải thích, bình luận thêm, chẳng hạn:

От ф и е ей в ты у дворца, де распо ожи ась пришедша с прокуратором в Ерша аим перва ко орта двенадцато о мо ниеносно о е иона, заноси о дымком в ко оннаду через верхнюю п ощадку сада, и к орьковатому дыму, свидете ьствовавшему о том, что кашевары в кентури х нача и отовить обед, примешива с все тот же жирный розовый дух [48, tr. 17-18]

Từ những dãy nhà ngang nằm sâu ở phía sau cung điện, nơi đóng quân cuả kogort thứ nhất thuộc legio Tia chớp số mười hai đến Yershalaim cùng với quan tổng trấn, gió mang khói bay qua hiên thượng của khu vườn đến hàng cột, và lẫn vào với mùi khói hăng hắc chứng tỏ rằng các hỏa đầu trong các kenturia đã bắt đầu nổi lửa, lại vẫn là cái mùi tinh dầu hoa hồng nồng nặc [7, tr. 365-366].

Với câu văn này, độc giả không chỉ có thông tin về hình ảnh cung điện nơi quan tổng trấn sống, lực lượng quân đội xung quanh, mà còn cho thấy tâm trạng của nhân vật này: cảm giác bí bách, khó chịu. “Mùi tinh dầu hoa hồng nồng nặc” ám ảnh tâm trí Pilate ngay từ trước cuộc gặp Yeshua cho đến khi cuộc đối thoại diễn ra và những khoảnh khắc sau cuộc đối thoại đó. Cùng với sự mở rộng các thành phần câu là sự mở rộng các chiều không gian, sự mở rộng cảm giác, tri nhận và tâm trạng của nhân vật chính.

Các đoạn đối thoại tồn tại trong lớp trần thuật này là những câu hoàn chỉnh, hoàn hảo về mặt cú pháp. Lời nói của Yeshua trong đoạn đối thoại nghiêng về văn viết hơn là văn nói. Chính vì vậy lớp trần thuật này tạo ra khoảng cách thời gian với độc giả, một thế giới thuộc về quá khứ được tái hiện khách quan, theo phong cách trang trọng.

Tính khách quan trong trần thuật biểu hiện rõ nhất qua nỗ lực xóa mờ “dấu vết” của người kể chuyện. Anh ta không để lại những bình luận, không trực tiếp hướng đến người đọc bằng những lời kêu gọi, tôn trọng tối đa nguyên tắc khách quan, nguyên tắc giữ “im lặng” của tác giả và người kể chuyện. Trong suốt bốn chương điểm nhìn của người quan sát khách quan, lặng lẽ luôn là điểm nhìn chủ đạo. Ở chương 2, trong tầm nhìn của người quan sát, các sự kiện diễn ra khá nhanh, cuộc nói chuyện giữa Ponti Pilate và Yeshua chủ yếu được chuyển tải bằng hình thức đối thoại trực tiếp, lời đối đáp giữa người này với người kia

diễn ra liên tục, không cần đến sự dẫn dắt, giải thích, bình luận, chẳng hạn đoạn tranh cãi giữa hai nhân vật về định đề mà Yeshua luôn nhấn mạnh: “mọi con người đều nhân từ”:

- Nhà ngươi đã đọc được điều đó trong cuốn sách Hy Lạp nào à?

- Không, tôi tự mình nghiệm ra điều đó.

- Và nhà người truyền giảng điều đó?

- Vâng

- Thế nhưng, chẳng hạn tên kenturion Mark - người ta gọi hắn là Crusoboi – cũng là người nhân từ à? [7, tr. 380]

Các sự kiện nối tiếp sự kiện, đối thoại nối tiếp đối thoại theo đúng trình tự trước sau như là những “ghi chép” đầy đủ và trung thực của người quan sát. Thỉnh thoảng người quan sát cũng bộc lộ hạn chế của mình: anh ta không biết tên của người bị bắt được dẫn đến gặp Pilate, người đó được gọi bằng những cái tên định danh “ước chừng” như “người bị bắt”, “một người hai mươi bảy tuổi”, “người bị trói hai tay”….

Người quan sát cung cấp cho độc giả những hình ảnh diễn ra ở Đồi trọc từ nhiều hướng khác nhau, do đó thường xuyên xuất hiện trong văn bản những kí hiệu về khoảng cách không -thời gian, những từ ngữ mang ý nghĩa đo lường và mức độ:

Пройд около ки ометра, ала обогнала вторую когорту Молниеносного легиона и перва подошла, покрыв еще один ки ометр, к подножию Лысой Горы. Здесь она спешилась[48, tr. 191]

Đi được gần một cây số, ala vượt kogort thứ hai của legio Tia Chớp và sau khi phi thêm chừng cây số nữa, đã đến chân Núi Trọc trước tiên

Через некоторое врем за алой к холму пришла вторая когорта, поднялась на один рус выше и венцом опо са а гору[48, tr. 191]

Một lúc sau tiếp theo ala, kogort thứ hai hành hành quân đến nơi, leo lên một bậc cao hơn và đứng rải thành vòng bao quanh ngọn đồi …

Ở chương 25, 26 người quan sát tiếp tục theo sát các nhân vật cung cấp những thông tin về diễn biến các sự kiện. Dường như sau mỗi bước đi của viên

đội trưởng đội mật vụ Afranius là bóng dáng của một người quan sát bí mật: “Afranius với con la của mình biến mất trong dòng người đi bộ và cưỡi la, cưỡi ngựa. Tiếp đó không còn ai biết con đường của anh ta dẫn đến đâu” [7, tr. 908].

Trên hành trình đi theo Afranius, người quan sát có lúc cũng bộc lộ hạn chế của mình. Anh ta không thể cung cấp thông tin về câu chuyện giữa Afanius, bởi anh ta ở phía ngoài ngôi nhà của Niza. Sau khi để “lạc mất” Afranius, anh ta tiếp tục theo bước chân Niza và Judas. Hành trình của cả hai người, đặc biệt là của Judas được diễn tả bằng các từ ngữ chỉ trật tự thời gian: В это самое время из дру о о переу ка […] выше мо одой, с аккуратно подстриженной бородкой че овек...” [48, tr. 349] / Cũng vào lúc đó, từ một ngõ phố khác, […] xuất hiện một người đàn ông trẻ với bộ ria xám tỉa cẩn thận; Через некоторое врем е о можно бы о видеть вход щим в ворота двора Каифы. А через

некоторое врем еще — покидающим этот двор [48, tr. 350]/ Một lát sau đã có thể thấy người đó bước vào cổng lâu đài của Kaipha. Và thêm một lát sau nữa lại thấy anh ta rời khỏi tòa lâu đài đó. Người quan sát không biết tên của Judas cho đến khi Judas và Nida gặp nhau, gọi tên nhau.

Tất cả đó tạo ra hiệu ứng về tính tư liệu, tính lịch sử biên niên cho văn bản Yershalaim. Câu chuyện và các sự kiện diễn ra trong các chương như một biên bản do người quan sát ghi chép. Nhưng nếu chỉ như một bản chép sử, một tư liệu ghi chép các sự kiện, khách quan, theo biên niên thì rõ ràng “cuốn tiểu thuyết của Nghệ nhân” khó có thể tồn tại được tổng thể cuốn tiểu thuyết đồ sộ của M.Bulgakov. Tác phẩm của M.Bulgakov luôn là một bản tổng phổ, xen kẽ, xoắn bện các điểm nhìn khác nhau. Cuốn tiểu thuyết về Pilate nhìn tổng quan là dòng chảy của những sự kiện từ điểm nhìn của người quan sát, song có một mạch ngầm khác trong dòng tự sự, một quá trình kiến tạo và đan xen điểm nhìn của người kể chuyện và nhân vật, nỗ lực phá vỡ giới hạn của một văn bản biên niên sử.

Ở chương 2, người kể chuyện dịch dần điểm nhìn của mình sang điểm nhìn của Ponti Pilate thông qua việc sử dụng diễn ngôn nửa trực tiếp, qua sự xuất hiện dày đặc các từ ngữ chỉ trạng thái tâm lí và suy ngẫm, mở rộng cấu trúc cú

pháp, tạo ra nhiều thành phần phụ, cụ thể hóa trạng thái tâm lí của nhân vật từ đó hình thành “trường” thấm đẫm suy tư và cảm xúc trực tiếp của nhân vật, có khả năng hút độc giả vào trạng thái bên trong của nhân vật. Đoạn văn sau thể hiện những nghi ngờ và những đắn đo phức tạp diễn ra trong đầu Pilate sau khi tuyên bản án tử hình với Yeshua và điểm nhìn được người kể chuyện chuyển sang cho nhân vật: Прокуратор все силился понять, в чем причина е о душевных мучений. И быстро он понял это, но постара с обмануть себ . Ему ясно было, что се одн днем он что-то безвозвратно упусти , и теперь он упущенное хочет исправить какими-то ме кими и ничтожными, а авное, запоздавшими действи ми. Обман же само о себ зак юча с в том, что прокуратор старался внушить себе, что действи эти, теперешние, вечерние, не менее важны, чем утренний при овор. Но это очень п охо удава ось прокуратору”. [48, tr. 346]

Quan tổng trấn cố sức hiểu xem nguyên nhân của những nỗi đau dằn vặt tâm hồn mình là ở đâu. Và ngài đã nhanh chóng hiểu ra điều đó, nhưng lại cố đánh lừa bản thân mình. Ngài nhận thức rõ rằng, trưa nay ngài đã phạm sai lầm không cứu vãn được, và bây giờ ngài muốn sửa chữa cái sai lầm đó bằng những hành động vụn vặt, nhỏ nhen, và cái chính là đã muộn màng. Sự lừa dối chính bản thân mình là ở chỗ quan tổng trấn cố thuyết phục mình rằng những hành động đang diễn ra giờ đây, trong đêm tối này, cũng không kém phần quan trọng so với bản án sáng nay. Nhưng điều đó quan tổng trấn không đạt được bao nhiêu” [7, tr. 904]).

Những gì được diễn đạt ở mệnh đề nằm sau cụm kết nối он пон это, но/ ngài hiểu ra điều đó, nhưngЕму сно бы о, что/ ngài nhận thức rõ rằng

thuộc về những suy nghĩ của Pilate đang diễn ra. Điều này được xác nhận bằng việc sử dụng thì hiện tại và từ chỉ định thời gian теперь он … хочет/ bây giờ ngài … muốn. Song câu văn Обман … в том, что прокуратор стара с внушить себе, что lại đảo ngược mối quan hệ bằng cách đặt ý định của Pilate trong mệnh đề phụ và lời đánh giá trong mệnh đề chính. Bên cạnh đó là sự xuất

hiện của từ теперешние/ giờ đây lại xác nhận tính hiện tại của suy nghĩ trong đầu Pilate. Liệu Pilate đang ý thức về sự tự lừa dối của mình đúng vào lúc anh ta đang thực hiện nó hay đó là lời của người kể chuyện không kiềm chế được?

Có thể liệt kê ra rất nhiều câu văn sử dụng các từ chỉ trạng thái tư duy, suy nghĩ, kéo gần người đọc đến với những suy tư đang diễn ra trong đầu của nhân vật, đặc biệt là nhân vật Pilate trong chương 2, thể hiện rõ quá trình người kể chuyện thâm nhập vào tư duy của nhân vật:

Прокуратору казалось […], что к запаху кожи и конво примешиваетс проклятая розовая струя [186, tr. 17]/ Quan tổng trấn có cảm tưởng như […] dòng mùi thơm đáng nguyền rủa đó như trộn lẫn với mùi da và mùi đoàn vệ tống; Итак, прокуратор желает знать, ко о из двух преступников намерен освободить Синедрион: Вар-раввана и и Га- Ноцри?

[48, tr. 35]/ Vì vậy, quan tổng trấn muốn biết là trong số hai tội nhân, Hội đồng thượng thẩm định tha tên nàoVar-ravvan hay Ha – Noxtri;...прокуратор просит первосв щенника пересмотреть решение и оставить на свободе то о из двух осужденных, кто менее вреден, а таким, без сомнения, в етс Га- Ноцри. Итак? [48, tr. 36]/ Quan tổng trấn đề nghị ngài đại tư tế xét lại quyết định và thả tên ít nguy hiểm hơn trong số hai tên bị kết án, mà tên đó, hoàn toàn không có gì phải nghi ngờ, là Ha-Nostri. Vậy thì….

Để người đọc được tiếp xúc trực tiếp với tâm trạng và thế giới bên trong của nhân vật, nhà văn còn sử dụng đến hình thức độc thoại bên trong. Giấc mơ của Pilate về con đường đầy ánh trăng được chuyển đạt dưới hình thức đó. Ngoại trừ Pilate, không một nhân vật nào khác có được đặc quyền thể hiện độc thoại nội tâm trong giấc mơ. Không có sự can thiệp của người kể chuyện, những phản ứng của Pilate với Jesus trong giấc mơ được lưu giữ dưới hình thức lời trực tiếp:

Thời gian rỗi còn có đủ, còn tha hồ, cơn giông phải tận chiều mới đến, và sự hèn nhát, không còn phải nghi ngờ gì nữa, là một trong những tội lỗi khủng khiếp nhất của con người. Ieshua Ha-Nostri đã nói như vậy. Không, hỡi nhà triết học, ta không đồng ý: đó chính là tội lỗi khủng khiếp nhất [7, tr. 920-921].

Cũng như cách sử dụng đối thoại để thể hiện những suy nghĩ của Ivan trong chương Sự phân thân của Ivan, cách sử dụng độc thoại bên trong thể hiện sự thay đổi cốt yếu ở suy nghĩ của Pilate - quan tổng trấn nhận ra rằng mình có lỗi trong việc chối từ và phủ nhận chân lí thuộc về Jesus. Nếu liên kết văn bản Yershalaim với văn bản Moskva ta sẽ thấy điều băn khoăn về tội hèn nhát không chỉ của riêng Pilate mà còn là nỗi ám ảnh của Nghệ nhân – tác giả cuốn tiểu thuyết về Pilate. Lời đối thoại ở cuối đoạn độc thoại vang vọng giọng điệu và suy nghĩ của Nghệ nhân. Hai văn bản Moskva và Yershalaim vì vậy luôn có sự đồng vọng và nối kết nhờ những kết nối điểm nhìn. Không phải ngẫu nhiên khi các chương điều tra hành động của Voland đặt ngay sau các chương miêu tả buổi hành hình và việc ám sát Judas, trạng thái lưỡng lự của Pilate trong thái độ thừa nhận Jesus đặt liền kề với thái độ miễn cưỡng của Berlioz và Bezdomny trong việc nhận ra giáo sư Voland, và điểm nhìn liên tục được chuyển sang cho nhân vật khi thể hiện nhưng nghi ngờ, băn khoăn, lưỡng lự. Thế giới của Chúa và Quỷ, của hiện tại và quá khứ luôn được kéo lại gần nhau, quá trình huyền thoại hóa hiện thực và thực tại diễn ra liên tục và kéo dài đến bất tận.

Hiện tượng xen kẽ điểm nhìn, chuyển đổi điểm nhìn thường xuyên của

Một phần của tài liệu Những đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại qua Nghệ nhân và Margarita của M.Bulgakov (Trang 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)