Những chiều kích đối lập trong không-thời gian: sự vận động bên

Một phần của tài liệu Những đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại qua Nghệ nhân và Margarita của M.Bulgakov (Trang 86)

6. Cấu trúc của luận án

3.1.2. Những chiều kích đối lập trong không-thời gian: sự vận động bên

trong của “thế giới chơi”

Huyền thoại với đặc trưng tư duy hướng đến các phạm trù đối lập, khi xâm nhập vào tiểu thuyết đã tạo nên hướng vận động của không - thời gian: những định hướng đối lập chằng chịt, không theo logic thông thường. Không - thời gian của Nghệ nhân và Margarita được hình dung như một mê cung với những chuyển động hỗn độn, đảo ngược nhau.

Sự đối lập hiện thực - giả định mà Yu. Lotman [78] nêu ra trở đi trở lại trong Nghệ nhân và Margarita. Tuy nhiên, hiện thực và giả định ở đây được đặt theo chiều nghịch đảo: hiện thực tồn tại ở không - thời gian giả định và giả định có mặt trong không-thời gian hiện thực. Với sự xuất hiện của Voland, Moskva trở thành “nơi bị yểm”, các sự kiện đặt trong vòng quay bất ngờ, bất thường: con mèo đi tàu điện, người dân Moskva trần truồng, bộ comple ngồi kí giấy tờ, Stephan Likhodeev – giám đốc nhà hát tạp kĩ biến mất, Ivan Bezdomny trở thành kẻ điên... Ở không - thời gian Yershalaim, người đọc chờ đợi sự xuất hiện những ánh hào quang lung linh của những phép màu, biến ảo, ít nhất là xung quanh Yeshua - một nhân vật mang nhiều đặc điểm của Chúa Jesus. Nhưng Yeshua hiện lên như một người bình thường, sức mạnh siêu nhiên của Yeshua (cử Levi Matvey đến gặp Voland để chuyển lời đề nghị về số phận của Nghệ nhân và Margarita) hoàn toàn gắn liền với không gian Moskva. Các sự kiện liên quan đến Yeshua và Pilate diễn ra theo trật tự thời gian tự nhiên. Vì vậy, tuyến sự kiện Kinh Thánh, nơi có thể ươm mầm yếu tố huyễn tưởng, lại là không gian mang đậm dấu ấn hiện thực. Phải chăng M.Bulgakov muốn nhấn mạnh sự bấp bênh của thế giới vốn mang tính hiện thực và tính “khả thể” của thế giới thuộc phạm trù giả tưởng?

Trên nền chung của sự đối lập giữa hiện thực - giả định, các hướng không-thời gian ở mỗi lớp cũng đối lập nhau. Ở tác phẩm của M.Bulgakov, nhìn theo chiều dọc không gian, sự đối lập “trên - dưới” mà Yu.Lotman nói đến trong

Cấu trúc văn bản nghệ thuật [32, tr. 379-392] hiện diện, song phức tạp và đảo ngược so với logic tư duy thông thường.

Theo cách hiểu thông thường, chiều cao gắn với sức mạnh: sức mạnh ở trên cao. Trong không gian Yershalaim, định hướng này liên quan đến ba nhân vật: Ponti Pilate, Kaiaphas và Yeshua. Ponti Pilate là đại diện của quyền lực cái ác ở Yershalaim, cư ngụ ở cung điện Herod phía trên thành phố. Ở phía khác của thành phố, ngôi đền Jewish của Solomon đặt trên một ngọn đồi, đại tư tế Kaiaphas sống ở đó, hiện thân của sức mạnh tôn giáo. Không ai trong Pilate và Kaiaphas có được quyền lực tuyệt đối bởi hai ngọn đồi của Yershalaim vẫn thấp hơn bầu trời và mặt trăng. Yeshua bị hành hình trên một ngọn đồi khác - Núi trọc (Golgotha). Song, ngọn đồi Golgotha cao hơn hai ngọn đồi kia. Yeshua có được sự bất tử và quyền lực tinh thần với cả thành phố và nhân loại, trong khi Pilate mãi bị dằn vặt bởi tội lỗi, ngôi đền của Kaiaphas bị sụp đổ bởi quân đội La Mã. Cái chết của Yeshua trên Golgotha báo hiệu sự chiến thắng của chân lí. Rõ ràng quyền lực của cái thiện gắn với chiều cao tuyệt đối.

Nếu ở Yershalaim, “điều thiện ở trên cao”, “hạnh phúc ở trên cao” thì ở Moskva định hướng không gian gần như đảo ngược. Nghệ nhân chỉ thấy yên ổn khi sống dưới tầng hầm. Với anh, những năm tháng còn sống ở Moskva, hướng lên cao là một tai họa. Nghệ nhân mơ ước có một chốn nương thân ở dưới tầng hầm, nơi anh ta chỉ có thể nhìn thấy bước chân của khách qua đường. Margarita vốn sống ở trên tầng cao của một biệt thự nhưng đã đi xuống thế giới của Nghệ nhân, và chỉ trong tầng hầm đó họ mới cảm thấy hạnh phúc. Khi cuốn tiểu thuyết hoàn thành, Nghệ nhân rời bỏ tầng hầm, đau đớn tột cùng: “Và tôi đi vào thế giới với cuốn tiểu thuyết trong tay, sau đó cuộc đời của tôi kết thúc” [7, tr. 593]. Tất cả những mối liên hệ này nằm trong định hướng “điều tồi tệ ở trên cao”, trong xã hội cực quyền mọi thứ đều bị lộn ngược. Khi Nghệ nhân chết, logic về chiều cao trở về bình thường. Anh ta đi sang thế giới bên kia với Margarita và Voland, và tìm thấy sự yên tĩnh ở một nơi nào đó phía trên trái đất, sau chuyến bay.

Sự đối lập không gian cũng được thể hiện theo chiều ngang. Như Yu.Lotman nhận định, kế thừa truyền thống tạo dựng không gian trong folklore,

không gian ở tác phẩm của M.Bulgakov được phân chia thành nhà/ дом (không gian riêng tư, yên ổn, được Chúa che chở) và phản-nhà (không nhà, vô gia cư)/

анти-дом, “thế giới bên ngoài” (không gian xa lạ, bất ổn, không gian của Quỷ, nơi chốn của cái chết, dẫn vào địa ngục)[79, tr. 264]. Nếu trong cổ tích sức mạnh của thế giới bên ngoài không thể tràn vào nhà thì trong tác phẩm của M.Bulgakov, thế giới bên ngoài tràn vào và báo hiệu bi kịch với những người sống trong đó.

Trong các tác phẩm của M.Bulgakov từ Bút kí của bác sĩ trẻ đến Nghệ nhân và Margarita ngôi nhà luôn xuất hiện như một không gian bình yên, không gian của những mối ràng buộc gia đình, ấm cúng và chở che. Ngôi nhà của gia đình Turbin trong Bạch vệ với những rèm cửa màu kem, những cái đèn đổi màu, những chiếc đồng hồ đã lỗi thời, đồ dùng cũ kĩ, những tấm thảm và những cuốn sách là hòn đảo yên bình trong cơn bão của những cuộc cách mạng liên tiếp. Đó là nơi nương náu của Myshlaevsky giá băng và Vasilisa đầy những lo sợ. Trung tâm của ngôi nhà là lò sưởi được trang trí bằng gạch Hà Lan, nơi lưu giữ những kỉ niệm của gia đình. Ngôi nhà là nơi các nhân vật mơ ước và tìm về. Nhân vật bác sĩ trong Nhật kí của một bác sĩ trẻ trở về sau một đêm bão tuyết và “cây đèn lồng thân thuộc” nói với anh rằng cuối cùng anh cũng đã về nhà, thoát khỏi những kinh hoàng và lạnh lẽo. Sharik trong Trái tim chó tìm thấy thiên đường cho mình trong căn hộ của bác sĩ Preobrazensky bởi đó là nơi ấm áp khác hẳn với thế giới bên ngoài giá buốt và thù địch.

Trong Nghệ nhân và Margarita, Nghệ nhân, Pilate hay Ivan Bezdomny đều trải qua cuộc hành trình đi tìm ngôi nhà bình yên, ấm áp, nơi tâm hồn thấy yên tĩnh. Pilate mơ về một con đường trải đầy ánh trăng và đi dạo cùng nhà triết học lang thang Yeshua, mơ về một ngôi nhà vĩnh viễn không quyền lực, không có cái ác. Khi còn là một nhà sử học sống lang thang, Nghệ nhân trúng số và việc đầu tiên anh ta làm là mua sách đặt vào căn phòng ở phố Miasnitskaya. Theo Yu.Lotman, sách cũng là dấu hiệu thể hiện không khí tri thức ấm cúng của ngôi nhà [79, tr. 268]. Trong kí ức của Nghệ nhân, tầng hầm thực sự là một ngôi nhà đúng như anh ta mong muốn, một nơi hoàn hảo: “Trong lò sưởi của tôi lửa bao giờ cũng đỏ […], và trên bàn - một ngọn đèn đêm tuyệt vời” [7, tr. 584-

585]; “Cạnh cửa sổ là sách, [..] còn ở trong phòng kia [..] là sách, sách và một sưởi” [7, tr. 585]. Ngôi nhà đó không chỉ có ánh sáng của đèn, sự ấm áp của lò sưởi, tri thức mà còn có tình yêu của Margarita. Rời khỏi tầng hầm, trong thế giới Moskva, bệnh viện tâm thần là nơi Nghệ nhân thấy yên ổn, tránh xa được những cạm bẫy, sóng gió của cuộc đời. Sau những trải nghiệm đau đớn, cả Nghệ nhân và Margarita đều mong muốn được trở về tầng hầm, nhưng điểm đến cuối cùng vẫn là ngôi nhà của sự bình yên vĩnh viễn ở thế giới bên kia. Phần thưởng dành cho Nghệ nhân không phải là ánh sáng (свет) mà là sự yên tĩnh (покой) – ngôi nhà vĩnh cửu (вечный дом). Nghệ nhân do đó không phải là một Faust mãi mãi mang ý chí đấu tranh mà là một người bình thường, với anh ta ngôi nhà đồng nghĩa với hạnh phúc.

Như vậy trong Nghệ nhân và Margarita, ngôi nhà theo đúng nghĩa luôn nằm trong sự tìm kiếm, thuộc về tương lai. Thường xuyên hiện diện trong cả ba không gian là hình ảnh ngôi nhà theo nghĩa ngược lại, phản-nhà/ анти-дом – “không nhà” hoặc ngôi nhà có sự xâm nhập của Quỷ, của sự bất ổn. Nhiều nhân vật của tiểu thuyết gắn liền với khái niệm “không nhà”, đó là Yeshua – nhà triết học lang thang, là Levi Matvey, là Ivan Bezdomny (Бездомный nghĩa là vô gia ) và thậm chí cả Nghệ nhân và Margarita. Bằng việc miêu tả nhân vật chính như là những “kẻ không nhà”, nhà văn đặt ra vấn đề bản chất cô đơn của con người và khao khát sự yên bình và che chở cho con người. Theo đó, câu chuyện của Pilate, Yeshua, Ivan và Nghệ nhân mang ý nghĩa phổ quát toàn nhân loại. Kiểu không gian ngôi nhà của Quỷ gắn liền với căn hộ (квартира), ngôi biệt thự của Margarita, cung điện của Pilate… Từ “căn hộ” xuất hiện lần đầu tiên trong tiểu thuyết báo hiệu điềm xấu, báo trước cái chết của Berlioz và gắn với sự xuất hiện của Quỷ. Trả lời câu hỏi của Berlioz “Thế… ngài sẽ ở đâu?”, Voland nói “Trong căn hộ của ngài ấy”. Căn hộ số 50 là “ địa chỉ” của Voland và đoàn tùy tùng. Các nhân vật liên quan đến căn hộ ấy biến mất một cách khó hiểu, không để lại dấu tích. Nó cũng không giữ nguyên trạng thái bình thường mà trở thành một không gian thuộc chiều kích thứ năm “Đối với những ai biết thế nào là chiều đo thứ năm thì việc đẩy kích thước của gian phòng xa đến bất kì giới hạn nào mình muốn là

việc chẳng khó khăn gì” [7, tr. 794]. Căn hộ số 13, nơi Ivan đi tìm Voland, trống không, bí ẩn và đầy cạm bẫy: “Trong căn phòng ngoài rộng thênh thang và hết sức hoang tàn, được lờ mờ chiếu sáng bằng một ngọn đèn tí xíu dính dưới trần nhà rất cao và đầy vết cáu bẩn, trên tường treo chiếc xe đạp không săm lốp, phía dưới là một rương gỗ lớn bịt bằng sắt, còn nằm trên giá ngay phía trên dãy mắc áo là chiếc mũ lông mùa đông, hai dải bịt tai dài buông thõng thẹo phía dưới” [7, tr. 424]. Với Margarita, biệt thự nơi nàng sống chỉ có thể đưa đến cái chết. Ponti Pilate căm ghét cung điện Herod –sống dưới cột trụ của balcon, không đi vào bên trong cung điện. Quan tổng trấn vào bên trong cung điện một lần duy nhất nhằm mục đích hội kiến với tên vệ binh giấu mặt… Bao bọc xung quanh các nhân vật là một thế giới “nhà” bất an, xa lạ, bất thường, một thế giới của Quỷ và những âm mưu thực hiện điều ác, một thế giới gắn liền với cái chết.

Đối lập với ngôi nhà còn là thế giới bên ngoài – thành phố. Rời khỏi nhà, bước ra thế giới bên ngoài con người không tránh khỏi những cạm bẫy. Nghệ nhân bị “tấn công” khi anh rời khỏi nơi ẩn náu của mình. Judas bị giết khi anh ta quyết định đi theo Niza đến Gethsemane thay vì tham gia bữa tiệc ở nhà của người họ hàng. Thậm chí một lần đi dạo quanh thành phố có thể đem lại hậu quả tai hại như cái chết của Berlioz. Các thành phố trong Nghệ nhân và Margarita thường gắn liền với cảm giác nóng bức, ngột ngạt, và hỗn loạn. Từ “ужасный” (khủng khiếp) liên tục được dùng trong những dòng miêu tả Yershalaim hay Moskva. Cảm giác nóng nực hiện diện ngay từ dòng đầu của cuốn tiểu thuyết “Một buổi chiều mùa xuân, vào cái giờ mặt trời lặn nóng chưa thấy” [7, tr. 343]. Không khí oi bức bao trùm cả nhà Griboedov, trụ sở làm việc của các nhà văn. Ở Yershalaim, “mặt trời thiêu đốt đám đông” [7, tr. 651] và cơn bão đang chuẩn bị đến. Cả hai thành phố đều hỗn loạn, nhốn nháo. Pilate khi đứng trên bệ đài để tuyên bố lệnh tử hình, phía dưới biển người vang lên “đợt sóng âm […] kêu rền như sấm […] Đợt sóng chưa giảm xuống đến điểm thấp nhất, thì đột nhiên nó lại dâng lên, ngả nghiêng, chao đảo, cao hơn cả đợt sóng thứ nhất” [7, tr. 401- 402]. Margarita khi chứng kiến đám tang của Berlioz cũng thấy một cảnh tương tự: “Đợt sóng xô trào đến lần thứ hai, và nàng hiểu

rằng đó là đợt sóng âm thanh” [7, tr. 743]. Vì thế với nhiều nhân vật, thành phố - không gian bên ngoài ngôi nhà gợi nỗi lo sợ, rợn ngợp. Sống trong Yershalaim, Pilate là kẻ cô đơn, sợ khoảng rộng. Cảm xúc của Nghệ nhân với Moskva phức tạp hơn, cảm giác thù oán là một trong những cảm xúc hiện diện rõ trong nhân vật vào thời điểm chuẩn bị rời khỏi thành phố ấy, thực hiện chuyến đi về phía ngôi nhà vĩnh viễn: “Sự hồi hộp của anh đã chuyển thành, […], một cảm giác bị xúc phạm nặng nề sâu sắc” [7, tr. 1025]

Ở phương diện thời gian, sự đối lập diễn ra ở nhiều cấp độ: đối lập giữa ba lớp thời gian về “vận tốc” chuyển động, hướng chuyển động, đối lập trong bản thân mỗi lớp thời gian, đối lập trong cách tri nhận thời gian của các nhân vật.

Thời gian huyền bí và thời gian thực tại Moskva vận động theo tốc độ nhanh, hối hả, còn thời gian Kinh Thánh chuyển động đều đặn, chậm rãi. Trong văn bản miêu tả các sự kiện liên quan đến Moskva, các từ chỉ thời gian sinh tồn với nghĩa nhanh, gấp gáp xuất hiện liên tục, chẳng hạn như тотчас (же)/ ngay lập tức, сейчас (же)/ ngay bây giờ, тут (же)/ ngay lúc đó, в м новение ока/

trong nháy mắt/ trong chốc lát, вми /chớp nhoáng, в тоже м новение/ trong giây lát, в ту же минуту/ ngay lúc đấy/ cùng lúc đó, в ту же секунду/ giây phút đó/ cùng giây phút đó, немед енно/ ngay tức thì… Sự vận động nhanh và mạnh của dòng thời gian huyễn tưởng thể hiện ở những từ và câu chỉ trạng thái khẩn cấp trong đoạn miêu tả vũ hội. Nhưng từ теперь/ bây giờ trở đi trở lại gợi cho ta cảm giác về sự cố gắng trì hoãn, một vòng tròn khép kín. Thời gian Kinh Thánh diễn ra đều đặn qua các mốc thời gian: sáng (утро), giữa trưa (по день),

hoàng hôn (сумерки), đêm (ночь), qua ngày tháng cụ thể (ngày 14, 15 tháng Nissan), cũng như qua những từ chỉ trật tự thời gian потом/ sau đó, затем/ tiếp sau. Nếu hình dung thời gian Kinh Thánh là kiểu thời gian “mẫu”, chuyển động tự nhiên, đều đặn thì thời gian thần bí cố gắng trì hoãn, chờ nó còn thời gian hiện thực Moskva cố gắng đuổi kịp.

Định hướng của mỗi lớp thời gian có thể mâu thuẫn với logic thông thường, nhưng khi đặt cạnh nhau, chúng tạo nên một chuỗi thời gian liên tục. Các từ вчера/ hôm qua (45 lần), вчерашний/ thuộc về ngày hôm qua (21 lần),

бывший/ từng/vốn/nguyên/trước đây… là (10 lần) (chẳng hạn: бывшие юве иршины кабинет, остина и сто ова [48, tr.103]/ trước đây là phòng làm việc, phòng khách, phòng ăn của bà chủ hiệu kim hoàn; утрати бывшую у мен неко да способность описывать что-нибудь [48; tr. 166]/ Tôi đã mất đi cái khả năng mô tả một điều gì đó, cái khả năng mà tôi đã từng có trước đây…),

позавчера/ ngày hôm kia (2 lần) và cấu trúc временной отрезок + тому назад

(khoảng thời gian + trước đây) (chẳng hạn: два ода тому назад/ hai năm trước đây) chứng minh rằng thời gian Moskva hướng đến sự việc đã qua. Thời gian Kinh Thánh hướng vào kế hoạch của tương lai với các từ отныне/ từ nay về sau

(3 lần) và бессмертие/ bất tử(6 lần). Thời gian huyễn tưởng kì bí hướng vào hiện tại bằng từ теперь/ bây giờ(36 lần). Ba dòng thời gian đó phối hợp tạo nên chuỗi liên tục, theo hướng chuyển động thống nhất từ quá khứ (lớp hiện thực) qua hiện tại (lớp huyễn tưởng) đến tương lai (lớp Kinh Thánh). Lớp hiện thực bắt đầu với sự xuất hiện của Voland ở hồ Patriarsh vào lúc một giờ của buổi chiều mùa xuân nóng nực và kết thúc bằng sự biến mất của Voland, đoàn tùy tùng, Nghệ nhân và Margarita khỏi đồi Vorobiev vào chiều thứ bảy lúc hoàng hôn; hành động trong lớp Kinh Thánh đặt trong sự chuyển động thời gian từ sáng sớm của ngày mười bốn tháng Nisan mùa xuân đến rạng đông của ngày 15 tháng Nisan, lớp huyền bí phát triển từ đêm trăng tròn thứ bảy đến thời điểm tiễn biệt đêm Phục sinh. Như

Một phần của tài liệu Những đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại qua Nghệ nhân và Margarita của M.Bulgakov (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)