Nghệ nhân và Margarit a những tiếp thu và “đối thoại” với truyền

Một phần của tài liệu Những đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại qua Nghệ nhân và Margarita của M.Bulgakov (Trang 61)

6. Cấu trúc của luận án

2.2. Nghệ nhân và Margarit a những tiếp thu và “đối thoại” với truyền

truyền thống Faust

J.W.Goethe xây dựng Faust từ câu chuyện trong sách Job: cuộc tranh luận của Chúa Trời và Quỷ về niềm tin, các thử thách của Quỷ đối với niềm tin, sự trung tín của Job với Chúa. Và rồi Faust đã trở thành một thứ “Kinh Thánh tưởng tượng” (квази-Библия) độc đáo của văn học thế giới. Nó cung cấp đề tài, cốt truyện, nguyên mẫu hình tượng cho rất nhiều nhà văn. Đồng thời trong “kí ức” văn học và sự phát triển văn hóa, quá trình “đối thoại” giữa các nhà văn với Goethe luôn diễn ra - đối thoại trên rất nhiều cấp độ của sáng tạo và tư duy.

Tiến sĩ Faustus có thể coi là tiểu thuyết tân huyền thoại tiêu biểu về Faust của văn học phương Tây. T.Mann khai thác ở tác phẩm của Goethe cổ mẫu cốt truyện: con người bán linh hồn cho Quỷ. Nhân vật chính của ông, nhà soạn nhạc Levercune có số phận rất phũ phàng bởi vì anh ta bị bệnh. Trong giấc mơ của ảo

giác do ma túy gây nên anh ta gặp Lucifer, người đã hứa giúp đỡ anh ta trong công việc và cấp cho anh ta sức mạnh nghệ thuật vĩ đại thông qua việc trao đổi linh hồn. Levercune chấp nhận điều đó và trong suốt hai mươi năm anh trở thành người rất nổi tiếng nhưng cũng chính anh ta mang lại bao rủi ro và phiền toái cho mọi người. Ở đây ta bắt gặp hình ảnh Faust của Goethe nhưng đó là biểu tượng của con người liều lĩnh.

Nhiều nhà văn Nga thế kỉ XX chịu ảnh hưởng của Goethe: những nhà văn thuộc giai đoạn “kỉ nguyên bạc” như L.N. Andreev (vở kịch Anatema, truyện vừa

Nhật kí của Quỷ), hay G.I.Chulkov (Giọng nói từ hầm mộ); các nhà văn của những năm 1920-1930 như D.I.Kharms (Bà lão), O.G.Savich (Người đối thoại tưởng tượng), N.N.Nikandrov (Kẻ độc tài Piotr); tiếp sau đó là V.Nabokov với Nước phòng thủ của Luzhin, và các nhà văn nửa sau thế kỉ XX….

Faust của Goethe đã cung cấp cho các nhà văn giai đoạn “kỷ nguyên bạc” сác motif (motif cuộc gặp gỡ với những con người ở thế giới bên kia, motif sự cám dỗ của Quỷ, motif tái sinh …), cổ mẫu cốt truyện, mẫu hình nhân vật… để xây dựng tác phẩm. Đồng thời Faust cũng là tác phẩm khơi gợi cảm hứng tranh luận và đối thoại, đặc biệt là những tranh luận trong quan niệm về con người. Chẳng hạn, vở kịch Anatema của L.N.Andreev được xem như là tác phẩm tiếp nối truyền thống Faust bởi cấu trúc văn bản của nó lặp lại cấu trúc văn bản của Goethe (tranh luận về con người – những cám dỗ - giải pháp của cuộc tranh luận, mục đích cuối cùng mà Faust của Goethe cũng như David Leizer của L.N.Andreev hướng đến chính là đem lại hạnh phúc cho con người). Song, nếu Goethe hướng đến cả Chúa và tâm hồn ác của quỷ Mephistopheles thì trong tác phẩm của Andreev, vị trí của quỷ Mephistopheles vẫn còn (con quỷ nhỏ Anatema), còn vị trí của Chúa ở đây gần như không tồn tại, chỉ là “một người nào đó” (“некто”). Vai trò của đấng tối cao vì vậy đã bị nghi ngờ. Nếu Faust cuối cùng thoát khỏi quyền lực của Mephistopheles và tìm thấy lối thoát thì David Leizer bị giết chết bởi những tảng đá, anh ta không thể có được hạnh phúc. Truyện vừa Nhật kí của Quỷ của L.N.Andreev là tác phẩm tranh luận riết róng và mạnh mẽ với Faust về con người. Nhân vật Foma Magnus là hình ảnh

của Faust, nhưng cốt truyện lại có sự biến đổi: con người không cần “thử nghiệm”, họ sẵn sàng tự nguyện đi vào thế giới của cái ác để có được lợi ích vật chất, sự xuất hiện của Quỷ trên trái đất vô tình lại đóng vai trò như là kẻ bảo vệ cho cái thiện. Cuối cùng, Foma Magnus – hiện thân của con người, đọc cho Satan nghe lời răn dạy rằng Satan xuất hiện rất muộn trên trái đất và nhân loại nếu thiếu sự hiện diện của hắn thì sẽ tồn tại trong không gian của cái ác. Chính con người đã chấm dứt sứ mạng của Satan, hắn chỉ kịp lưu lại để nghe lời trách mắng trong tình yêu thương vô cùng với con người và đọc lời niệm chú “Hãy yêu thương những người quanh mình”.

Những đối thoại mạnh mẽ với truyền thống Faust bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XX với truyện vừa Mephistophel của S.I.Alioshin viết năm 1942, trong cuộc chiến Stalingrad hay vở bi kịch của I.L.Selvinsky Đọc Faust (1947). Trong bi kịch của I.L.Selvinsky, tình huống của Goethe gắn liền với bối cảnh thời kì Đức Quốc xã, thể hiện những suy nghĩ liên quan đến trách nhiệm công dân của một nhà khoa học. Selvinsky đã tạo ra các cặp đôi song trùng: Norden – Faust, Verner – Vagner, bá tước Bodo – Mephistopheles trong đó nhân vật Verner được coi như là một Vagner của thế kỉ XX, xuất hiện trong tác phẩm với vai trò của một nhân vật-kẻ lý sự cùn. Giống với nhân vật của Goethe, anh ta bị giới hạn trong khuôn khổ “giới hạn của con người” nhưng chính điều đó cũng khiến cho anh trở thành một nhà khoa học – nhà nhân đạo chủ nghĩa.

Từ nửa sau những năm 50 của thế kỉ XX, khi bắt đầu một giai đoạn “khí trời trở ấm” nhờ N.S.Khruchev, cuộc đối thoại giữa văn hóa Nga và văn hóa nước ngoài được khôi phục. Lại một lần nữa, Faust của Goethe được quan tâm đặc biệt. Các nhà văn sử dụng Faust để biểu đạt những ý nghĩa “khai sáng” (khả năng vô tận của lý trí con người và khoa học), ý nghĩa nhân văn và đạo đức (trách nhiệm của nhà khoa học)… Đáng lưu ý trong giai đoạn này là những tác phẩm của A.S.Levad (Faust và cái chết). A.S.Levad trong tác phẩm của mình đã xây dựng hình ảnh Mekhantrop có nhiều điểm song trùng với nhân vật Homunculus của Goethe. Homunculus được sinh ra ngoài ý chí của Chúa, và tự tuyên bố rằng hắn có mối liên hệ gần gũi với các lực lượng của bóng tối, nhận

được lời chúc phúc từ Quỷ. Còn Mekhantrop hiện diện như một kẻ mang cái ác, kẻ tiêu diệt người đã sáng tạo ra mình. Các nhân vật vừa mang bóng hình của nhân vật trong Faust vừa có sự biến đổi, đảo ngược so với nguyên mẫu. Văn học thế kỉ XX là một hành trình tiếp thu và mở rộng đến vô cùng những ý nghĩa của Faust, các “biến thể” cốt truyện của Faust cũng rất phong phú, khó có thể bao quát hết được.

Trong lịch sử văn học Nga thế kỉ XX, V.Nabokov, M.Bulgakov được coi là hai nhà văn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Goethe và “đối thoại” với Goethe trên nhiều phương diện. Ảnh hưởng của Goethe với M.Bulgakov được thể hiện ngay từ những sáng tác thời kì đầu. Trong Những quả trứng định mệnh, Rokk đóng vai trò như là quỷ Mephistopheles, còn giáo sư Persicov như là hiện thân của Faust. Cả Faust và giáo sư Persicov đều tự đi ra khỏi giới hạn không gian của mình. Tuy nhiên, nếu trong Faust việc nhà khoa học đi ra khỏi không gian đầu tiên của mình đánh dấu hành trình tìm đến một nguồn tri thức vô tận và khả năng toàn thắng của cái thiện thì trong Những quả trứng định mệnh khi Persicov rời khỏi căn phòng của mình cũng là thời điểm đánh dấu những thảm họa diễn ra khắp nơi. Nếu Faust chết với dự cảm rồi đây “nhân dân tự do đứng vững trên mảnh đất tự do” [19, tr. 584] và tâm hồn anh ta được giải thoát vĩnh viễn thì Persicov của M.Bulgakov trong cơn hoảng loạn, quay về với không gian ban đầu, chết một cách bi thảm và cuối cùng việc khôi phục lại trật tự thế giới hài hòa như trước đây diễn ra ngoài nỗ lực ý chí của con người, trật tự đó chỉ có thể có được nhờ sức mạnh của thiên nhiên.

Với Trái tim chó, M.Bulgakov tích hợp trong nhân vật giáo sư Preobrazhensky cả hai hình ảnh - Mephistopheles - kẻ quyến rũ và Faust – nhà khoa học với đam mê sáng tạo và cống hiến. Hệ thống nhân vật của truyện vừa này và hệ thống nhân vật của Faust có sự song trùng vừa ngầm ẩn vừa hiển lộ, chẳng hạn Sarikov – Homunculus (kiểu con người được tạo ra bằng sáng tạo của nhà khoa học, những sáng tạo vượt qua giới hạn cho phép, người tạo ra những sản phẩm ấy đã cố gắng nắm giữ vai trò của đấng sáng tạo), Vagner – Bormental (học trò, người tiêu diệt những sáng tạo do người thầy tạo ra và giữ gìn sự hài

hòa trong trật tự thế giới). Nhân vật trong các truyện vừa của M.Bulgakov luôn luôn có sự hiện diện của cặp đôi: Faust - người sáng tạo và Mephistopheles, kẻ quyến rũ và hủy diệt.

Trong Nghệ nhân và Margarita, M.Bulgakov tiếp tục sử dụng cốt truyện và một số kiểu mẫu nhân vật của Faust đồng thời “đối thoại” với Goethe trong cách hình dung về mô hình thế giới. Các sự kiện chính tạo nên cốt truyện của Goethe tiếp tục trở lại trong tiến trình cốt truyện của Nghệ nhân và Margarita dù có những biến đổi nhất định. Thỏa thuận với Quỷ - tái diễn trong Nghệ nhân và Margarita, song hành động đó được thực hiện không phải bởi Nghệ nhân mà bởi Margarita. Quỷ không tìm cách tiêu diệt Nghệ nhân mà thậm chí còn là người bảo vệ Nghệ nhân. Không giống như Mephistopheles của Goethe, Voland thử thách Margarita, đòi hỏi nàng phải phục vụ để được hưởng phần thưởng. Margarita thực hiện các yêu cầu của Quỷ để có thể gặp lại người yêu của mình. Sự hi sinh của nàng đã được đền đáp, nàng cứu được Nghệ nhân. Tình yêu trong

Nghệ nhân và Margarita hiện diện như một thứ sức mạnh cứu rỗi trong khi ở

Faust nó dẫn đến sự phá hủy.

Có thể hình dung sự vận động của tuyến cốt truyện Faust theo mô hình:

Cốt truyện tuyến Nghệ nhân và Margarita trong tiểu thuyết của M.Bulgakov được triển khai với các mốc tương tự nhưng hướng đến một kết thúc khác:

Vượt qua được sự chia tách các nhân vật trong Nghệ nhân và Margarita

đi đến một kết thúc có hậu cho câu chuyện tình yêu, một kết thúc không xuất

Sự chia tách

(các nhân vật chính tách rời nhau)

Nhân vật gặp người giúp đỡ (quỷ)

giao ước

Vượt qua sự chia tách

(các nhân vật chính hợp nhất)

Hành động hung ác (Giết Valentin)

Sự chia tách

(các nhân vật chính chia lìa)

Thử thách (vũ hội) Nhân vật gặp được người giúp đỡ

tác nhân ma thuật, sự biến ảo chuyến bay

Sự chia tách

(các nhân vật chính tách rời) Vượt qua sự chia tách (các nhân vật đoàn tụ)

hiện trong bi kịch của Goethe: bởi vì Mephistopheles, kẻ đạo diễn của câu chuyện tình yêu, hướng đến mục tiêu hủy diệt đôi tình nhân trong khi Quỷ của M.Bulgakov ủng hộ cho hạnh phúc của cặp đôi Nghệ nhân và Margarita.

Những điểm chung và sai biệt đó cần được lí giải sâu hơn từ cách hình dung về mô hình thế giới của M.Bulgakov trong sự đối sánh với J.W.Goethe, ở đó có cả những tiếp thu và đối thoại.

Trước hết, J.W.Goethe và M.Bulgakov có những gặp gỡ trong cách nhìn về cuộc sống trần thế trong tổng thể mô hình vũ trụ. FaustNghệ nhân và Margarita đều kể về những bi kịch diễn ra trong thế giới này (kleine welt/ thế giới nhỏ - theo cách nói của Goethe). Những đau khổ, thất bại của “thế giới nhỏ” đó sẽ được xóa bỏ, bởi chúng chỉ được hiểu là phần dạo đầu của một quá trình, để từ đó nhân vật đi đến một thế giới bí ẩn ở ngoài vũ trụ khi tác phẩm kết thúc, là một phép thử dành cho kẻ xứng đáng được đến một địa hạt tốt đẹp hơn.

Tội lỗi và đạo đức là hai phạm trù quan trọng mà sách Khải huyền đưa ra để phân minh, phán xử con người và những hành động của con người trong trần thế. Đó cũng là nguồn gốc làm xuất hiện ý tưởng về một Jerushalaim mới - phần thưởng cho những việc thiện trên trần thế và địa ngục - nơi cái ác và tội lỗi bị trừng phạt. Goethe đã “nhập nhằng” và hòa trộn hai phạm trù đó với nhau qua hình ảnh Faust. Ta bắt gặp ở Faust hình ảnh một con người luôn khát khao vươn lên, hướng đến lí tưởng tốt đẹp cho con người, một con người với những nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ. Song Faust không hẳn là kẻ đứng ngoài cái ác, Faust không hẳn là nhân vật được xếp trọn vẹn vào phạm trù đạo đức. Chỉ riêng hành động đem đến những đau khổ cho Gretchen và gia đình của nàng cũng có thể chứng minh điều đó. Faust cũng có lúc nổi loạn chống lại Chúa. Song cuối cùng, chàng vẫn được cứu rỗi linh hồn. Ngay trong Khúc dạo đầu trên thiên đường, Chúa đã nói: “Chừng nào còn vươn lên, con người còn lầm lạc” [19, tr. 19]. Sự “lầm lạc” ấy được xóa bỏ nhờ những lí tưởng tốt đẹp và khát khao, ý chí của Faust.

M.Bulgakov vừa tiếp thu vừa đối thoại với Goethe trong quan niệm về tội lỗi và đạo đức, thiên đường và địa ngục, đồng thời đưa ra khái niệm “phần

thưởng” và sự “đền bù” dành cho con người, sau những trải nghiệm ở cuộc sống trần thế. Nghệ nhân của M.Bulgakov hoàn toàn không thực hiện điều ác trong những năm tháng sống cuộc đời trần thế của mình. Kết cục số phận của Nghệ nhân là sự yên tĩnh mà không phải là ánh sáng, hay sự cứu rỗi linh hồn như Faust được hưởng. M.Bulgakov đưa ra lời lí giải cho cách giải quyết sự kiện này từ hai phương diện. Thứ nhất, sự yên tĩnh không phải dành để “đền bù” cho những bất công anh ta phải nhận từ những người đương thời, đó là phần thưởng cho thành quả sáng tạo của anh ta – cuốn tiểu thuyết về Pilate. Đến gặp Voland để chuyển tải thông điệp của Yeshua, Matvey nói rằng: “Thầy ta đã đọc cuốn sách của Nghệ nhân […] và muốn xin nhà ngươi mang anh ta theo và ban thưởng cho anh ta sự yên tĩnh” [7, tr. 996]. Thứ hai, mặc dù sự yên tĩnh được ban cho Nghệ nhân bởi anh ta đã nỗ lực để hoàn thành cuốn tiểu thuyết song phần thưởng này được đưa ra khi Nghệ nhân đã rút hẳn khỏi cuộc đấu tranh, hoàn toàn không còn tinh thần đấu tranh nữa và coi mình như một kẻ thất bại. Goethe nói với chúng ta rằng, “chừng nào còn vươn lên con người còn lầm lạc” còn M.Bulgakov ngụ ý rằng càng vươn lên con người càng thất bại. Với Goethe và M.Bulgakov, thất bại như là kết quả không tránh khỏi khi con người tồn tại trong một thế giới không hoàn hảo. Nhưng tội lỗi của Faust cho đến thời điểm phán quyết cuối cùng sẽ tan biến và anh ta nhận được ánh sáng. M.Bulgakov đảo ngược (NTNT nhấn mạnh-

đảo/ lộn ngược không chỉ thuộc thủ pháp của M.Bulgakov mà còn thuộc thi pháp/ tư duy tân huyền thoại) cách giải quyết của Goethe, nhân vật của ông nhận được sự “đền bù”, phần thưởng nhưng đó cũng là một sự thừa nhận thất bại của anh ta: Nghệ nhân không được hưởng ánh sáng mà được hưởng sự yên tĩnh (trả lời câu hỏi của Voland “thế tại sao các người không mang anh ta đến chỗ của mình, về nơi ánh sáng?” Levi Matvey nói “anh ta chưa xứng hưởng ánh sáng, anh ta chỉ xứng hưởng sự yên tĩnh” [7, tr. 997]). Với M.Bulgakov, thế giới trần thế vẫn có sức ám ảnh mạnh mẽ và “mỗi người được hưởng theo đức tin của anh ta” [7, tr. 836].

Mối liên hệ của Nghệ nhân và Margarita với Faust thường được nhắc đến qua lời đề từ của cuốn tiểu thuyết được trích dẫn từ tác phẩm của Goethe:

…. thế rốt cuộc, ngươi là ai? - Ta là một phần của cái sức mạnh vốn muôn đời muốn điều ác

nhưng muôn đời làm điều ích lợi

[7, tr.339]

Hay nói cách khác Goethe đã gợi ý cho M.Bulgakov những ý tưởng về Quỷ, vai trò của Quỷ, mối quan hệ giữa cái thiện và cái ác. Về vai trò của Quỷ, Goethe và M.Bulgakov có lẽ đều có phần hướng đến quan niệm của Cựu ước: “Chúa cần Quỷ là kẻ phục vụ và sử dụng tính hiểm độc của hắn để tạo ra sự sinh sôi của cái thiện” [150, tr. 342]. Trong Faust vai trò của Quỷ được nêu rõ ở Khúc dạo đầu trên thiên đường và ở lời của quỷ Mephistopheles mà M.Bulgakov lấy làm lời đề từ. Mặc dù vị trí của Voland trong thế giới thần thánh chưa bao giờ

Một phần của tài liệu Những đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại qua Nghệ nhân và Margarita của M.Bulgakov (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)