Sự đan xen của các lớp không-thời gian: quá trình kiến tạo “thế

Một phần của tài liệu Những đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại qua Nghệ nhân và Margarita của M.Bulgakov (Trang 84)

6. Cấu trúc của luận án

3.1.1. Sự đan xen của các lớp không-thời gian: quá trình kiến tạo “thế

Nếu hình dung cấu trúc Nghệ nhân và Margarita tương ứng với cấu trúc của trò chơi thì không - thời gian được xem như là một “thế giới chơi”, một “mê cung”. Bởi ở đó những tưởng tượng và ảo ảnh tồn tại cùng không - thời gian của hiện thực. Ở đó có cả những chuyển động “đảo ngược”, “lộn ngược” không theo logic thông thường của hiện thực, mọi ngả rẽ chằng chịt, giao chéo nhau.

3.1.1. Sự đan xen của các lớp không-thời gian: quá trình kiến tạo “thế giới chơi” “thế giới chơi”

Cấu trúc không - thời gian của Nghệ nhân và Margarita được tạo ra bởi ba lớp hiện thực, thần bí và Kinh Thánh tương ứng với mô hình vũ trụ tam hợp (триединства Вселенной) do P. Florensky đưa ra (Phụ lục 1). Ba lớp cấu trúc đó tồn tại đan xen, trộn lẫn, kết nối với nhau rất phức tạp. Không gian Moskva được đặt bên cạnh không gian Yershalaim, xen vào đó là không gian thần bí; thời gian từ hiện tại những năm 1930 trở về với những năm đầu công nguyên và ngược lại. Đó là một thế giới vừa có giới hạn vừa phá vỡ giới hạn, cho phép một diễn trình trò chơi diễn ra liên tục, logic, đồng thời đẩy các sự kiện đi ra khỏi phạm vi cuộc sống bình thường, chấp nhận cái phi lí.

Không gian hiện thực (Moskva) và không gian Kinh Thánh (Yershalaim) vốn xa nhau nhưng được kéo gần lại với nhau nhờ một số điểm tương đồng, song trùng. Đó là sự trở đi trở lại của hình ảnh con ngõ (переулок), là sự lặp lại của hình ảnh ánh sáng: mặt trời, mặt trăng, ánh sáng của các ngọn đèn… Yershalaim và Moskva được miêu tả như một mê cung của ánh sáng, quanh co, chằng chịt những ngả rẽ. Song yếu tố quan trọng để kết nối hai không gian xa cách đó, chính là không gian huyễn tưởng, với kẻ đại diện là Voland. Voland có mặt ở mọi nơi, “bí mật và ẩn danh”, trong cả hai thế giới, thực hiện nhiệm vụ quét sạch cái ác, và đem đến bình an cho thế giới, như tinh thần câu nói của Azazello (vốn

có nguồn gốc từ trong Kinh Thánh): “Chúc các người bình an” [7, tr. 1009] (“мир вам”). Thông qua không-thời gian của Voland, quá khứ, hiện tại và tương lai xoắn bện vào nhau.

Sự giao cắt của ba không gian lớn dẫn đến sự giao cắt của những không gian nhỏ, đặc biệt là không gian con đường. Con đường của sự trừng phạt chạy dài từ Moskva đến Yershalaim. Con đường ở Moskva gắn liền với tàu điện - biểu tượng của sự chuyển động hỗn loạn, phi lí, công cụ để trừng phạt kẻ mất lòng tin vào Chúa - Berlioz. Giao cắt với nó là con đường quanh co, luẩn quẩn, mê muội mà Ivan Bezdomny đuổi theo Quỷ. Con đường của sự trừng phạt được nối tiếp ở Yershalaim, dẫn Judas đến cái chết vì tội phản bội, giao cắt với con đường của Yeshua đầy niềm tin vào chân lý và sự thật. Tất cả tạo nên một mê cung, con người “lòng vòng” trong đó, đuổi theo trò chơi do Quỷ dàn dựng.

Cùng với sự giao cắt của không gian là sự đồng tồn và giao cắt hai dòng thời gian xa nhau đến hơn “mười hai ngàn đêm trăng”. M.Bulgakov kéo gần hai dòng thời gian bằng cách đặt chuỗi hành động vào trong một cấu trúc chung của Tuần Thánh và gắn chúng với những dấu hiệu thời gian tự nhiên như hoàng hôn, bình minh và đêm trăng tròn, tạo cảm giác các sự kiện ở Moskva hiện đại luôn diễn ra đồng thời và có sự liên kết với câu chuyện về Pilate ở thời cổ đại. Hoàn toàn có thể thấy sự tương ứng của các hành động ở Moskva và Yershalaim theo một trục thời gian chạy từ chiều tối thứ tư đến đêm thứ bảy (Phụ lục 2).

Hai dòng thời gian dường như gần nhau, hòa vào nhau còn nhờ việc sử dụng liên tục từ vị chỉ thời gian в это врем / vào lúc đó, nhờ sự kế tiếp, lặp lại thời gian giữa các chương. Tất cả tạo ra dòng chảy thời gian liên tục dù trên bề mặt các sự kiện chồng xếp lên nhau, hỗn độn và không theo trật tự biên niên. Đến chương Sự tha thứ và chốn nương thân muôn đời những hỗn loạn của Moskva lùi xa, quá khứ xa và hiện tại hợp lại thống nhất, “các món nợ đều được thanh toán” [7, tr. 1032]. Tổng trấn Ponti Pilate nhận được sự tha thứ, có quyền đi bên cạnh và tranh luận với Yeshua. Món nợ của Koroviev – lời nói đùa “không tốt lắm” về ánh sáng và bóng tối đã “được xóa sổ”. Nghệ nhân có thể kết thúc cuốn tiểu thuyết của mình: đưa ra cái kết cho số phận của Pilate như mong

muốn… Đó là thời điểm chồng xếp những lớp không - thời gian xa xôi, hiện ra một thế giới chơi thống nhất để đi đến kết cục của trò chơi.

Một phần của tài liệu Những đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại qua Nghệ nhân và Margarita của M.Bulgakov (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)