Nghệ nhân và Margarit a những “trích dẫn” và sáng tạo văn bản

Một phần của tài liệu Những đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại qua Nghệ nhân và Margarita của M.Bulgakov (Trang 52)

6. Cấu trúc của luận án

2.1. Nghệ nhân và Margarit a những “trích dẫn” và sáng tạo văn bản

Kinh Thánh

Với văn học Nga, Kito giáo là mạch văn hóa ngấm sâu và chảy xuyên suốt tiến trình phát triển, hay nói như Phạm Gia Lâm, đó là “một trong những “tham số” chủ yếu để các nhà văn thực hiện bài toán “đoán giải những bí ẩn của tâm hồn Nga” – một thứ “bài toán thế kỷ” rất hóc búa” [29, tr. 38]. M.M.Dunaev trong Chính thống giáo và văn học Nga [60] đã chỉ ra ảnh hưởng của truyền thống chính thống giáo đối với văn học Nga từ thế kỉ XVII cho đến cuối thế kỉ XX, chứng minh sự hiện tồn của lớp văn hóa này trong tư duy nghệ thuật cũng như các tầng cấu trúc tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ Nga. Sự chi phối của truyền thống Kito giáo với sáng tác của các nhà văn thể hiện trên nhiều cấp độ, chẳng hạn như sáng tạo hình ảnh, biểu tượng, motif (A.Pushkin, M.Lermontov, N.Gogol,…), hay sử dụng trực tiếp cốt truyện của Phúc âm (M. Bulgakov, Ch.Aitmatov…)… Vì vậy, lí giải ý nghĩa của các tác phẩm nếu không quan tâm đến mối liên hệ với Kito giáo sẽ bỏ qua tầng ý nghĩa ẩn sâu trong đó.

Ảnh hưởng của Kito giáo thể hiện khá rõ trong các sáng tác của M.Bulgakov. Ta có thể bắt gặp ở Bạch vệ motif về cái chết và sự phục sinh của Chúa qua cái chết và sự phục sinh của nhân vật Andrey Turbin. Trong Trái tim chó hay Những quả trứng định mệnh các nhà khoa học (Preobrazhensky, Persicov) - những người cố gắng và đã thực hiện hành động sáng tạo ra những thực thể mới gợi đến hình ảnh đấng sáng tạo. Đặc biệt Trái tim chó có sự hiện diện của rất nhiều các motif quen thuộc của Kinh Thánh: motif người thầy- học trò và kẻ phản bội trong bộ ba giáo sư Preobrazhensky - Bormental - Sharikov, motif thiên đường và địa ngục qua hình ảnh căn hộ của giáo sư Preobrazhensky, motif nạn đại hồng thủy qua hình ảnh ngập lụt trong ngôi nhà của giáo sư do Sharikov gây ra, motif Đức Chúa Cha và con trai của Người qua hình ảnh Preobrazhensky và Sharikov…

Trong Nghệ nhân và Margarita ta có thể tìm thấy dấu ấn của nhiều tôn giáo khác nhau (Đạo Do Thái, Đạo Hindu…). M.Bulgakov từ nhỏ đã đọc khá nhiều tài liệu về các tôn giáo khác qua thư viện sách và những bài viết của người cha – một

giáo sư thần học. Radha Balasubramanian khi nghiên cứu Nghệ nhân và Margarita đã đề xuất cách đọc tiểu thuyết này từ phương diện đạo Hindu [142]. Bà thấy ở đó có sự song chiếu giữa hình ảnh Quỷ, Nghệ nhân và Margarita với các nhân vật tương ứng trong đạo Hindu: Voland – Brahman, Nghệ nhân (Мастер, Master) - tương ứng với Swami trong tiếng Sanskrit, Margarita – tương ứng với Radha, Kali… Tuy nhiên Kito giáo vẫn để lại dấu ấn sâu đậm nhất, thể hiện ở cả đề tài, hệ thống nhân vật và cốt truyện. Chỉ một chi tiết nhỏ rằng bốn chữ số chỉ các chương liên quan đến Kinh Thánh (2, 16, 25, 26) tương ứng với các chữ cái trong bảng mẫu tự của người Do Thái khi ghép lại với nhau thành câu “Nhìn xem, người này yêu Iakhve” (Iakhve - Chúa) cũng cho thấy sức “ám ảnh” mạnh mẽ của Kito giáo đối với M.Bulgakov khi xây dựng Nghệ nhân và Margarita.

Mối quan hệ Thiện – Ác, bóng tối – ánh sáng - vấn đề trung tâm của Kinh Thánh đã trở thành đề tài và chủ đề chính trong cuốn tiểu thuyết của M.Bulgakov. Nếu trong Kinh Thánh, Chúa là hiện diện của cái thiện, của ánh sáng, Quỷ là hiện diện của cái ác, bóng tối thì trong Nghệ nhân và Margarita

Yeshua là đại diện của cái thiện, có nhiều điểm tương đồng với Chúa còn Voland là Quỷ, đại diện cho cái ác. M.Bulgakov trong cuốn tiểu thuyết của mình thường nhắc đến Yeshua trong mối liên hệ với ánh sáng, giống như hình ảnh của Jesus và ánh sáng trong Phúc âm của John, hình ảnh Voland gắn liền với bóng tối và không gian ít ánh sáng… Cấu trúc của Nghệ nhân và Margarita nhìn tổng thể là sự đan xen và tồn tại của hai văn bản: một văn bản viết về Moskva đương đại với sự tồn tại của cái ác, cái phi đạo đức, của những quan điểm đi ngược lại với Phúc âm và một văn bản viết về quá khứ, nổi bật lên với hình ảnh của Ponti Pilate - kẻ phải dằn vặt và trả giá khủng khiếp cho sai lầm và tội lỗi của mình, và Yeshua - người kiên định với lý tưởng “tất cả mọi người đều thiện” để rồi tìm giải pháp cho cả quá khứ và hiện tại, chứng minh sự thật hiển nhiên về Chúa và về Phúc âm, tìm con đường giải thoát cho các số phận. Lần theo chiều dài của cuốn tiểu thuyết người đọc sẽ thấy những vấn đề về sự thật, thiện – ác, lẽ phải luôn luôn trở đi trở lại. Thậm chí “định đề” ngắn gọn M.Bulgakov nêu ra “Рукописи не горят” (Bản thảo không cháy) theo chúng tôi, đặt trong tổng thể cuốn tiểu

thuyết, không chỉ đơn thuần liên quan đến việc khẳng định số phận của văn bản tác phẩm, khẳng định sức tồn tại lâu bền và mãnh liệt của văn chương, của nghệ thuật ngôn từ mà hướng đến khẳng định sự tồn tại vĩnh viễn của sự thật, của chân lý và đạo đức, hướng vào những yếu tố làm nên giá trị của một văn bản. Theo đó, những bản ghi chép của Levi Matvey theo Yeshua cần phải đốt đi bởi đó là những lời sai sự thật, là không đúng với ý Chúa, có nghĩa là nó phi đạo đức (“Tôi cầu khẩn anh ta: lạy trời, anh hãy đốt tờ giấy này đi” [7,tr. 372]). Còn văn bản của Nghệ nhân được Voland cứu và “hồi sinh” bởi đó là văn bản xác thực, đúng đắn và hướng đến đạo đức và cái thiện. “Bản thảo không cháy” tồn tại trong Nghệ nhân và Margarita như một sáng tạo huyền thoại của M.Bulgakov trong tổng thể văn bản song chiếu huyền thoại cổ xưa với cuộc sống hiện đại.

Kinh Thánh khẳng định Chúa như là đấng tối cao và đầy quyền uy, Nghệ nhân và Margarita cũng như các tác phẩm khác của M.Bulgakov luôn vang vọng và khẳng định một cách chắc chắn niềm tin về sự tồn tại và sức mạnh của Chúa. F.Dostoevsky cũng từng nhấn mạnh điều này qua hình ảnh Raskolnikov trong Tội ác và trừng phạt, Ivan Karamazov trong Anh em nhà Karamazov… Ở tác phẩm của F.Dostoevsky, tất cả những kẻ phủ nhận và nghi ngờ Chúa, lung lay niềm tin về Chúa sẽ rơi vào vực thẳm của tội lỗi hoặc sự trống rỗng về tinh thần. M.Bulgakov với Nghệ nhân và Margarita chứng minh hậu quả của việc phủ nhận sự tồn tại của Chúa qua số phận của Ivan Bezdomny và Berlioz - một người trở thành kẻ mất trí và người kia biến mất, không tồn tại. Luận đề về sức mạnh của Chúa cũng được nhà văn nhấn mạnh. Trong Bạch vệ, lời cầu nguyện chân thành của Elena đã cứu anh trai của cô thoát khỏi cái chết. Theo M.Bulgakov, nếu kẻ nào dám thực hiện vai trò của đấng sáng tạo, đứng ngang với Chúa, thực hiện hành động sáng tạo của Chúa, kẻ đó sẽ bị trừng phạt, thảm họa sẽ xảy ra. Trong Những quả trứng định mệnh hậu quả của hành động đó là một thảm họa chưa từng thấy: loài bò sát ghê rợn tràn ngập khắp đất nước, tạo ra hình ảnh một thế giới khải huyền khủng khiếp. Với nỗ lực cứu con người thoát khỏi sự già nua và bệnh tật, giáo sư Preobrazhensky trong Trái tim chó, giống như Faust, đã cố gắng sáng tạo ra con người bằng thí nghiệm lai ghép của mình.

Kết quả của thí nghiệm: tạo ra một Sharikov vô lại tự coi mình đứng ngang hàng với con người. Khiếp sợ vì điều đó giáo sư Preobrazhensky đã quyết định giết người, loại trừ tên Sharikov ra khỏi thế giới loài người và chịu đựng những đau khổ trong tâm hồn. Cũng như các nhân vật của F.Dostoevsky (Aliosa Karamazov, công tước Myshkin) nhiều nhân vật của M.Bulgakov (Nghệ nhân, Elena Turbin…) đều cảm nhận được sự hiện diện linh diệu của Chúa.

Ngoài ra trong Nghệ nhân và Margarita ta thấy có sự trở đi trở lại, đan xen của những chủ đề vẫn thường được đề cập đến trong Kinh Thánh như: Tình yêu và sự tha thứ, Cái chết và sự phục sinh, Tội lỗi và giải thoát, Chân lý….

Ở cấp độ nhân vật và cốt truyện có thể tìm thấy sự song trùng, song chiếu giữa Nghệ nhân và Margarita với Kinh Thánh. Chương 2, 16, 25, 26 kể về những sự kiện có liên quan đến Kinh Thánh (cuộc đối thoại của Ponti Pilate với Yeshua, cuộc hành hình Yeshua…) và theo đó, như chúng tôi đã nói ở trên, một số nhân vật như Yeshua (Yeshua là cách gọi Chúa Jesus của người Do Thái), Ponti Pilate, Judas… có mối liên hệ rất gần gũi với các nhân vật trong Kinh Thánh. Ngoài ra, một số nhân vật như Voland, Azazello, Beghetmot, Abadonna không thuộc tuyến truyện Yershalaim nhưng ta cũng có thể tìm thấy nguồn gốc của các nhân vật đó từ Kinh Thánh.

Trong Nghệ nhân và Margarita, Voland còn được gọi là là Satan, là Quỷ, “hoàng tử của bóng tối”, “linh hồn của cái ác và chúa tể của bóng tối”. Satan (theo tiếng Hy Lạp là “kẻ đối địch”) hay Quỷ (từ tiếng Hy Lạp là “kẻ vu khống”) xuất hiện cả trong Tân ước và Cựu ước: thứ nhất đó là “người đứng đầu trong các thần ác, kẻ thù của Chúa và là người cám dỗ linh hồn của con người”, là kẻ đầy hoài nghi và trắng trợn, kẻ xúi giục và tố giác, kẻ buộc tội nguồn gốc của con người trước tòa án tối cao; thứ hai, trong Tân ước, Satan mặc dù đối đầu với Chúa, nhưng không phải là người ngang bằng, mà chỉ như là một công dân nổi loạn trong vương quốc của Người, kẻ chống lại sức mạnh của Thiên Chúa, nhưng rốt cuộc cũng góp phần thực hiện ý định của Thiên Chúa – “Tạo ra cái thiện, khi mong muốn cái ác cho con người”. Cả hai đặc điểm đó của Satan đều hiện diện ở nhân vật Voland của M.Bulgakov.

Liên quan đến tên gọi và sự xuất hiện của Azazello, Kinh Thánh kể rằng: Thiên Chúa ra lệnh cho Moses rằng vào ngày thứ mười của tháng thứ bảy người Do Thái tiến hành “ngày tẩy rửa” khỏi tất cả tội lỗi. Vào ngày này, họ mang đến đền hai con dê giống nhau về bề ngoài và tầm vóc, được lấy từ một đàn gia súc. Giáo chủ lấy từ thùng gỗ lần lượt hai mẩu giấy và trên một mẩu giấy viết “dành cho Chúa” và mẩu giấy thứ hai ghi “dành cho Azazello”. Người ta mang con dê làm vật hiến sinh “dành cho Chúa” vào đền, còn con thứ hai được mang đi hỏa tốc đến sa mạc cho Azazello. Tập quán này có nguồn gốc từ thời xa xưa khi những người Do Thái cổ đại đưa những vật hiến sinh đáng thương đến cho linh hồn những con dê ở sa mạc (từ Azazel – tách thành Aza-el nghĩa là “con dê- Chúa”). Khi việc thờ cúng Chúa Yahweh trở nên phổ biến, người Do thái tiếp tục truyền thống dâng vật hiến sinh cho linh hồn ác ở Sa mạc – quỷ Azazello. Đặc điểm bề ngoài của con quỷ này: có mỏ và móng vuốt. Cựu ước - cuốn sách của Enoch chỉ ra rằng vị thần này dạy con người biết làm ra vũ khí và trang điểm, rằng nhờ Azazello phụ nữ hiểu được nghệ thuật tô điểm khuôn mặt. Có lẽ vì thế mà trong tác phẩm của M.Bulgakov chính Azazello đã đưa cho Margartita kem để thay đổi vẻ bên ngoài. “Kem của Azazello” không chỉ mang đến cho nàng trạng thái vô hình mà còn ban cho nàng vẻ đẹp mới của một mụ phù thủy, trở thành bà chủ trong vũ hội của Quỷ. Cuốn sách Những truyền thuyết ngụy tác về các nhân vật và sự kiện trong Tân ước của I.Ya. Porphirev có chỉ dẫn rằng Azazel của người Hồi giáo là thiên thần cao cả nhất, sau khi thất thủ bị gọi là Satan. Trong tiểu thuyết của M.Bulgakov, Azazello là cánh tay phải của Voland, thực hiện nhiệm vụ do Voland giao phó. Chính Azazello xuất hiện trong khu vườn, đưa cho Margarita hộp kem thần diệu, đưa nàng tới vũ hội, đưa Nghệ nhân và Margarita sang thế giới khác….

Beghetmot – con mèo – ma sói, tên hề yêu quý của Voland. Trong các truyền thuyết của Cựu ước đó là một con thú rất quái đản, được coi là vua của các động vật. Nó to lớn đến mức có thể uống cạn cả một dòng sông, nuốt liền một mạch một nghìn thành phố. Cuốn Lịch sử của việc giao tiếp giữa con người với Quỷ của M.A.Orlov kể rằng nữ viện trưởng của tu viện Ludensky Anna Dezanzh

sống vào thế kỉ XVII ở Pháp, bị ám ảnh bởi gia đình Quỷ: Asmodeus, Amun, Grezilem, Leviathan, Beghemoth, Balam và Izakaronom, trong đó “con quỷ thứ năm chính là Beghemot, xuất thân từ bậc đế vương. Con vật này được miêu tả dưới hình dạng của con quái vật, có cái đầu voi, có vòi và nanh. Tay của nó giống kiểu tay người, còn cái bụng to, đuôi ngắn chân sau to dày …” [107, tr. 68]. M.Bulgakov cũng miêu tả quỷ Beghemot có tay giống tay người, con mèo có thể đưa đồng tiền cho người soát vé để lấy vé và lấy được đĩa nấm ngâm gia vị. Trong đoạn kết cuốn tiểu thuyết, Beghemot cũng như các thành viên khác trong đoàn tùy tùng của Voland biến mất trước khi mặt trời mọc trong khu đổ nát hoang vắng trước khu vườn, nơi trú ẩn của Nghệ nhân và Margarita, hoàn toàn giống với câu chuyện trong sách Enoch của Kinh Thánh.

Cái tên Abadonna xuất phát từ tiếng Do Thái cổ “Avaddon”, nghĩa là “chấm dứt cuộc sống”, “cái chết”. Trong huyền thoại của người Do Thái và Kinh Thánh, đó là biểu tượng của sự giấu diếm, của những nấm mồ nguy hiểm và vực sâu âm ti, gần với hình ảnh thần chết. Có thể vì thế Abadonna trong tiểu thuyết là con quỷ của chiến tranh và cái chết: hắn mang đến cái chết và chỉ cho con người “bộ mặt” của cái chết. Cảnh cuối cùng trong vũ hội của quỷ Abadonna cũng thực hiện vai trò này: “Abadona vụt hiện đến trước mặt gã nam tước, gỡ cặp kính của mình ra trong một giây. Đúng vào khoảnh khắc ấy, có một cái gì vụt lóe lên trong tay Azazello, một cái gì đó khẽ nổ bục như tiếng vỗ tay, nam tước từ từ ngã ngửa xuống, một dòng máu đỏ thắm bắn vọt ra từ ngực, nhuộm hết chiếc áo sơ mi hồ bột và áo gilet lễ phục” [7, tr. 839]

Cốt truyện và rất nhiều nhân vật của M.Bulgakov có nguồn gốc từ văn bản

Kinh Thánh. Tuy nhiên, Nghệ nhân và Margarita không phải là một bản sao của

Kinh Thánh. Đọc tiểu thuyết này độc giả có thể nhận ra một văn bản “Phúc âm của Bulgakov” (Еван е ие от ихаи а – theo cách gọi của O.Zh. Kandaurov [65]), một kiểu sáng tạo huyền thoại dựa trên chất liệu của Phúc âm. Điều đó trước hết thể hiện ở cách xây dựng hình ảnh Chúa và Quỷ của nhà văn.

Chúa trong Kinh Thánh được gọi là Jesus, sinh ra ở Bethlehem, biết tiếng Armenia, đọc được tiếng Do Thái Cổ và tiếng Hy Lạp, ba mươi ba tuổi. Trong khi đó nhân vật của M.Bulgakov có tên gọi là Yeshua Ha-Nostri, sinh ra ở

Gamala, không có gia đình, không biết tiếng Do Thái cổ nhưng biết tiếng Latin, hai mươi bảy tuổi. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến một số chi tiết như: Jesus của

Kinh Thánh đến Jerusalem bằng con lừa còn Yeshua đi bộ đến thành phố; Jesus có rất nhiều học trò và môn đệ, Yeshua chỉ có một mình Levi Matvey tận tụy. Tạo dựng lai lịch Yeshua khác với Jesus trong Kinh Thánh, M.Bulgakov dường như cố gắng đưa nhân vật của mình ra khỏi “vầng hào quang” của Kinh Thánh, đời thường hóa nhân vật của thế giới tôn giáo.

Jesus trong Kinh Thánh là con Chúa Trời, mang đặc điểm và sức mạnh của thần thánh. F.Dostoevsky và Ch.Aitmatov khi nói đến Chúa cũng đều miêu tả và khai thác nguồn gốc, sức mạnh thần thánh ở nhân vật này. Jesus trong Đoạn đầu đài của Ch.Aitmatov, ngay từ đầu, khẳng định nguồn gốc thần thánh của mình “Thưa ngài, tôi chẳng có gì để khước từ cả. Những lời lẽ ấy được Cha tôi phán định ngay từ đầu, tôi có nghĩa vụ thực hiện ý của Người là thông báo cho dân chúng biết như vậy” [1, tr. 250]. Với F.Dostoevsky, Chúa là con người thần thánh, được ban cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người mà trước hết là có khả năng yêu thương nhân loại. Hình ảnh Yeshua hiện lên trong tác phẩm của

Một phần của tài liệu Những đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại qua Nghệ nhân và Margarita của M.Bulgakov (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)