Điểm nhìn trong văn bản Moskva

Một phần của tài liệu Những đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại qua Nghệ nhân và Margarita của M.Bulgakov (Trang 147)

6. Cấu trúc của luận án

4.2.1. Điểm nhìn trong văn bản Moskva

Toàn bộ văn bản Moskva cho ta cảm giác về kiểu “trần thuật chú giải” (экзегетический повествование) [95, tr. 278]. Bởi, thứ nhất, người kể chuyện ở đây kể về các sự kiện đã qua, không tham dự vào dòng chảy sự kiện, giữ đúng

khoảng cách trần thuật trong mối quan hệ với sự kiện trong suốt tiến trình của tác phẩm. Thứ hai, người kể chuyện không chỉ biết về những gì đang diễn ra mà còn truyền đạt suy nghĩ, cảm xúc, niềm xúc động của mình. Thứ ba, người kể chuyện hiện diện với vai trò của tác giả. Trong suốt quá trình trần thuật anh ta có xu hướng “ra khỏi giới hạn của một văn bản, nhìn nó theo hướng phân tích quá trình sáng tạo nó, hoặc quay về với việc tri nhận văn bản từ phía người đọc” [126, tr. 229]. Tất cả những điều đó đó một mặt tạo ra hiệu ứng về tính tư liệu, tính thuyết phục của trần thuật, mặt khác gợi đến ở độc giả sự hoài nghi liệu những sự kiện được miêu tả có thực sự diễn ra không. Theo thuật ngữ của K.A.Dolinin, người kể chuyện hiện diện ở đó như là “người kể chuyện đang tư duy, người ở trong không gian truyện”. Suốt chiều dài văn bản Moskva, có khi đó là người “nắm giữ” điểm nhìn, có khi trao điểm nhìn sang cho nhân vật, tạo nên quá trình chuyển đổi điểm nhìn liên tục.

Sự hiện diện của người kể chuyện hài hước trong các chương “châm biếm” của văn bản Moskva được thể hiện qua việc sử dụng dày đặc các tính ngữ mang sắc thái giễu nhại chủ quan (chẳng hạn при ична ш па/ cái mũ lịch sự, тучный Никанор Иванович/ Nikanor Ivanovich béo phì,

отвратите ьные же тые цветы/ những bông hoa màu vàng xấu xí); các yếu tố ngôn ngữ như lời nói thông tục (вытаращи аза/ đôi mắt trợn tròn) thậm chí thô tục, lối diễn đạt theo văn nói (прошу заметить/ xin lưu ý,

трудно сказать/ khó mà nói…).

Song đó không phải là điểm nhìn “thống trị”, duy nhất từ đầu đến cuối, điểm nhìn vẫn liên tục được chuyển từ người kể chuyện sang cho nhân vật. W.Schmid trong cuốn Trần thuật học [132] đã nêu ra các bình diện chính để xác định điểm nhìn trần thuật: bình diện không gian (Пространственный план), bình diện tư tưởng (Идеологический план), bình diện thời gian (Временной план), bình diện ngôn ngữ (Языковой план) và bình diện tri nhận (Перцептивный план). Với văn bản Moskva, đặc biệt ở những chương mang màu sắc châm biếm, sự chuyển đổi điểm nhìn giữa người kể chuyện và nhân vật diễn ra trên tất cả các bình diện đó.

Ở bình diện tâm lí và tri nhận người kể chuyện chuyển dần điểm nhìn sang cho nhân vật thông qua việc sử dụng các động từ miêu tả trạng thái tâm lí bên trong, thông qua những từ ngữ chỉ trạng thái. Chẳng hạn ở chương 1, trong cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa hai nhà văn Berlioz và Ivan Bezdomny với Quỷ, để thể hiện trạng thái ngạc nhiên, lo lắng xâm chiếm trong tâm lí hai nhà văn, chứng minh rằng đó là những trạng thái có thực, đang hiện hữu, người kể chuyện chuyển điểm nhìn sang cho nhân vật:

Бер иоз тоск иво о ну с , не понимая, что е о напу а о. Он поб едне , вытер об п атком, подумал: "Что это со мной? [48, tr. 4].

Không hiểu cái gì làm ông hoảng sợ, Berlioz đưa mắt rầu rĩ nhìn quanh. Mặt ông tái mét, ông lấy khăn mùi soa lau trán và nghĩ thầm: “Cái gì đang xảy ra với mình thế nhỉ? [7,tr. 345]

Sự xuất hiện của các động từ chỉ trạng thái tâm lí chứng minh rằng Quỷ dần dần xâm nhập vào tư duy của các nhân vật. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm hiện lên khá rõ qua sự tương phản: Bezdomny và Berlioz luôn khẳng định con người tự điều khiển tư duy và số phận, song chính bản thân tư duy suy nghĩ của họ đang dần dần bị Quỷ chi phối, điều khiển, những xác tín vốn bền vững trước đây đã bị lung lay.

Khi nhân vật, đặc biệt là nhân vật Ivan ở trạng thái hoang mang cực độ, rối loạn tâm lý bởi những ám ảnh về Quỷ, đuổi theo Quỷ bởi vì anh ta ý thức được rằng Quỷ thực sự tồn tại, những động từ chỉ trạng thái tâm lý bên trong xuất hiện dày đặc, các trạng thái được diễn tả ở đây ở mức độ cực đỉnh, phóng đại. Quỷ hoàn toàn đã chi phối được tư duy và thế giới bên trong của nhân vật:

От это о он до то о обезумел, что, упавши на скамью, укуси себ за руку до крови. Про сумасшедше о немца он, конечно, забыл и старался понять то ько одно, как это может быть, что вот то ько что он овори с Бер иозом, а через минуту — о ова... [48, tr. 50]

Việc đó làm anh mất trí tới mức, ngã xuống ghế băng, anh cắn vào cánh tay mình đến bật máu. Tất nhiên, anh không còn nhớ gì về tay người Đức điên dại và chỉ cố hiểu một điều: làm sao lại có thể chỉ một phút trước đây anh còn nói chuyện với Berlioz, mà bây giờ chiếc đầu đã… [7, tr. 416- 417]

Đây là những câu văn diễn tả trạng thái cực điểm lo sợ, hoang mang đồng thời là dấu mốc của quá trình biến đổi tâm lí và tư duy của Ivan: từ chỗ phủ nhận sự tồn tại của Quỷ đến chỗ thừa nhận và muốn lí giải điều đó. Đọc toàn bộ cuốn tiểu thuyết, ta thấy càng về sau Ivan càng tin và bị thuyết phục bởi những mệnh đề Quỷ đã nêu ra trong những phút gặp gỡ ban đầu. Những ám ảnh về Quỷ vẫn còn day dứt sau khi mọi sự việc được giải quyết, khi Ivan trở thành một nhà sử học với danh xưng mới.

Điểm nhìn của nhân vật trên phương diện tư tưởng được bộc lộ rõ qua cách gọi tên Voland : за раничный чудак/ người nước ngoài lập dị, по оумный немец/ một người Đức bị điên, странный субъект/ một thực thể kì lạ, непрошеный собеседник/ vị khách không mời…. Những cụm từ này xuất hiện liên tục trong lời của người kể chuyện, phản ánh cách nhìn, thái độ của hai nhân vật Ivan Bezdomny và Berlioz về Voland: vừa không thiện cảm vừa sợ hãi, vừa đề phòng lại vừa tò mò muốn biết…

Ở bình diện không thời gian, điểm nhìn của người kể chuyện và nhân vật hòa vào nhau, người kể chuyện gần như theo sát nhân vật, truyền đạt những tri nhận của nhân vật về không gian và thời gian, các đoạn văn trong chương 4 thể hiện rõ đặc điểm này:

Иван устремился за з оде ми вслед и тотчас убеди с , что до нать их будет очень трудно. Тройка мигом проскочила по переу ку и оказалась на Спиридоновке. Ско ько Иван ни прибав ша у, расстояние между преследуемыми и им ничуть не сокращалось. И не успел поэт опомнитьс , как пос е тихой Спиридоновки очути с у Никитских ворот...[48, tr. 53]

Ivan vội đuổi theo, nhưng anh lập tức hiểu ra rằng đuổi kịp chúng là một việc rất khó. Trong nháy mắt bộ ba nọ đã đi hết ngõ Patriarsi và đến phố Spiridonovaka. Dù cho Ivan cố hết sức rảo bước, khoảng cách giữa anh và những kẻ bị anh đuổi theo vẫn không rút ngắn lại tí nào. Và nhà thơ chưa kịp định thần lại thì vừa mới qua phố Spiridonovaka vắng vẻ anh dã thấy mình đang ở cạnh cổng Nikitskie.. [7, tr. 421]

Đoạn văn miêu tả cuộc rượt đuổi của Ivan với Quỷ Voland. Các địa danh, con ngõ lướt qua đầu Ivan trong chốc lát, mọi thời khắc và không gian vụt qua,

chỉ có một định hướng duy nhất duy trì mọi hành động, mọi suy nghĩ, vượt qua mọi không gian và biến chiều dài thời gian thành một khoảnh khắc: tìm được Quỷ. Nối tiếp đoạn văn được trích dẫn ở trên, đoạn văn sau đây dồn dập các từ chỉ sự nối tiếp thời gian, định vị không gian cho ta thấy lời kể vẫn thuộc về người kể chuyện nhưng tri nhận không thời gian đã hoàn toàn thuộc về điểm nhìn bên trong của Ivan, cảm thức không thời gian ở đây là cảm thức của Ivan - kẻ đang tiến hành cuộc chạy đua với Quỷ:

...е о [Ивана] поража а та сверхъестественная скорость, с которой происходи а по он . И двадцати секунд не прошло, как после Никитских ворот Иван Нико аевич бы уже ос еп ен о н ми на Арбатской площади. Еще несколько секунд, и вот какой-то темный

переулок... [48, tr. 54]

Anh [Ivan] vẫn phải kinh ngạc trước cái tốc độ khác thường của cuộc săn đuổi. Vừa mới ở cạnh cổng Nikitskie, chưa kịp qua hai mươi giây đồng hồ sau Ivan Nikolaievich đã thấy mình choáng mắt trước ánh đèn của quảng trường Arbat. Thêm mấy giây nữa, họ đã đến một ngõ phố nhỏ và tối nào đó… [7, tr. 423]

Trên bình diện ngôn ngữ, sự chuyển giao điểm nhìn của người kể chuyện sang điểm nhìn thông qua lời nửa trực tiếp, qua lời độc thoại bên trong của nhân vật…. Chỉ trong hai câu văn miêu tả trạng thái của Ivan Bezdomny khi vừa mới vào bệnh viện tâm thần, điểm nhìn được chuyển đổi khá rõ:

Иван не ответи , так как сче это приветствие в данных ус ови х неуместным. В самом де е, засади и здорово о че овека в ечебницу, да еще де ают вид, что это так и нужно! [48, tr. 93]

Ivan không đáp, vì anh coi câu chào đó trong hoàn cảnh hiện thời là không hợp lúc. Thật vậy, đem giam một con người khỏe mạnh vào nhà thương điên, rồi lại còn làm ra vẻ như vậy là cần thiết [7, tr. 488]

Trong câu thứ nhất từ liên kết thuộc cấp так как/ và động từ chỉ sự tri nhận nói lên rằng suy nghĩ của Ivan về chuỗi sự kiện là đối tượng của trần thuật. Tuy nhiên, câu thứ hai tạo nên sự phân vân trong độc giả ở đó liệu tồn tại điểm nhìn của người kể chuyện hay điểm nhìn của Ivan? Cách diễn đạt tỉnh lược của

lời gián tiếp và cách sử dụng thì hiện tại trong diễn ngôn bằng tiếng Nga, gợi ý rằng chính Ivan là người đang bộc lộ suy nghĩ.

Trong hầu hết các chương “châm biếm” ta không thấy hiện tượng điểm nhìn của người kể chuyện được chuyển giao cho các nhân vật thuộc nhóm Quỷ. Duy nhất một lần trong chương 1, điểm nhìn được “trao” cho Voland:

Он останови свой взор на верхних этажах, ос епите ьно отражающих в стек ах из оманное и навсе да уход щее от ихаи а А ександровича со нце, затем переве е о вниз, де стек а нача и предвечерне темнеть, чему-то снисходите ьно усмехну с , прищури с , руки по ожи на наба дашник, а подбородок на руки [48, tr. 7-8]

Ông ta nhìn một lúc lên các tầng nhà phía trên với những cánh cửa kính chói chang phản chiếu ánh nắng của vầng mặt trời sắp vĩnh viễn rời bỏ Mikhail Aleksandrovich, rồi chuyển ánh mắt xuống phía dưới thấp, nơi những ô cửa bắt đầu tối sẫm trong ánh hoàng hôn, không hiểu vì sao cười khẩy với vẻ bao dung, mắt nheo nheo, hai tay đặt lên chiếc can, cằm kê lên tay [7, tr. 350].

Cụm từ “mặt trời sắp vĩnh viễn rời bỏ Mikhail Aleksandrovich” thuộc về cái nhìn và cảm nhận của Voland, chỉ Voland biết điều gì sẽ xảy ra, từ чему-то

trong văn bản tiếng Nga chỉ rõ cái gì đó mà chỉ Voland có thể nhìn thấy. Việc di chuyển điểm nhìn tạo ấn tượng rõ rệt về sự tương phản rõ rệt điểm nhìn của Berlioz và Bezdomny và điểm nhìn của Voland. Đó là lần duy nhất những nhận thức của Voland được gán vào văn bản trần thuật và sự tương phản điểm nhìn tạo ra hiệu ứng mỉa mai với các nhận xét của Berlioz và Bezdomny về số phận và quyền lực tối cao của con người với số phận. Một nghịch lí mang sắc thái giễu nhại ta có thể nhận ra ở đây: Quỷ không phải là người nắm giữ điểm nhìn nhưng lại là kẻ đảo lộn mọi trật tự của cuộc sống và tìm lại cho thế giới một trật tự cần thiết.

Tương phản là một trong những nguyên tắc cơ bản tạo dựng điểm nhìn trong các chương châm biếm của văn bản Moskva. Trong những dẫn chứng được phân tích ở trên, chúng tôi đã chỉ ra sự tương phản giữa điểm nhìn các nhân vật. Ngoài ra còn có thể thấy sự tương phản trong điểm nhìn giữa người kể

chuyện và nhân vật trong những chương kể về quá trình điều tra của cảnh sát sau những điều kì lạ diễn ra ở Moskva (chương 17 và 27). Điểm nhìn ở đó được chuyển sang các điều tra viên. Thỉnh thoảng điểm nhìn của người kể chuyện xuất hiện, đối lập với điểm nhìn của nhân vật qua những lời biện hộ đầy chất mỉa mai châm biếm. Trong chính điểm nhìn của người kể chuyện, sự tương phản và mâu thuẫn cũng hé lộ. Hiện tượng này xuất hiện và diễn ra khi người kể chuyện hiện diện với tư cách là người quan sát. Điểm nhìn của người kể chuyện - quan sát là điểm nhìn bên ngoài trong mối quan hệ với nhân vật (bởi vì người kể chuyện không tham gia vào hành động) nhưng lại có xu hướng hướng về bên trong trong mối quan hệ với hành động (bởi người kể chuyện chỉ ở một điểm không gian và thời gian và chuyển động nhất quán đồng thời với hành động). Thế giới vì vậy được nhìn ở nhiều góc cạnh khác nhau, phức tạp và chồng chéo. Hiệu ứng trực tiếp và rõ ràng nhất của việc tạo dựng các điểm nhìn tương phản, chúng tôi vẫn nhấn mạnh, chính là tạo ra giọng điệu châm biếm. B.A.Uspensky cho rằng hiệu ứng mỉa mai được tạo ra ở “sự không tương hợp điểm nhìn – cách lạ hóa của tác giả ở phương diện tư tưởng đánh giá chung, kết hợp với việc tiếp nhận điểm nhìn (của nhân vật) trong một bình diện nào đó (ngôn ngữ, tâm lý)” [116, tr. 175]. Còn W.Schmid nhận xét: mỉa mai trong văn bản trần thuật không đơn giản hình thành trên điểm nhìn bên ngoài mà còn dựa trên sự hòa trộn của hai quan điểm đánh giá: điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài, tạo nên một giọng nói khác [132, tr. 118]. Người kể chuyện châm biếm luôn hiện diện trong văn bản Moskva, và cũng là người “hiệu chỉnh” văn bản của nhân vật, hướng nhân vật vào một giọng điệu chung.

Như vậy, trong các chương mang màu sắc châm biếm điểm nhìn được luân chuyển liên tục từ người kể chuyện sang người kể chuyện – quan sát, và sang các nhân vật, điểm nhìn đặt trong trạng thái tương phản, tuy nhiên, điểm nhìn của người kể chuyện vẫn thống hợp tất cả, tạo ra sự thống nhất của văn bản trần thuật vốn phức tạp và có “sự biến ảo”. Hiện tượng này có lẽ cần được lí giải từ bản chất của thế giới được miêu tả trong tác phẩm. Toàn bộ các chương châm biếm của Nghệ nhân và Margarita hướng đến miêu tả cái hỗn loạn (chaos), phi

lí, cái dị thường, ở đó mọi trật tự thông thường bị đảo lộn. Cái được coi là trật tự thông thường đó trước đây về bản chất đã là một thế giới đầy hỗn loạn, đầy phi lý. Voland và đoàn tùy tùng xuất hiện với nhiệm vụ phơi bày, vạch trần bản chất của nó, “trưng” ra hình ảnh đầy đủ về thế giới ấy. Hỗn loạn cũng là trạng thái thường gặp trong huyền thoại [113, tr. 581-582], nhưng cái đích hướng đến của huyền thoại là sự hài hòa của con người và vũ trụ. Văn bản của M.Bulgakov phản ánh xu hướng tư duy đó: sự đa dạng, phức tạp, đối lập của điểm nhìn phản ánh rõ trạng thái thế giới hỗn loạn, lộn xộn, song tất cả lại được thống hợp, hiệu chỉnh bởi một người kể chuyện, một giọng điệu chung. Thế giới mà M.Bulgakov miêu tả đầy những phi lí và bất ổn song tất cả sẽ được ổn định và duy trì trật tự bởi Quỷ. Quỷ vừa là kẻ phơi bày tất cả những phi lí và bất ổn đồng thời là đối tượng thực hiện sứ mệnh của Chúa. Nghịch lí nhưng luôn cố gắng hướng đến trạng thái thống nhất là định hướng chung trong cảm quan về thế giới và con người của M.Bulgakov.

Trong các chương lãng mạn, người kể chuyện hiện diện, hiện diện công khai và có khả năng thay đổi trạng thái trần thuật (trong cách đánh giá của người kể chuyện), ngữ điệu trần thuật. Anh ta dấn sâu hơn vào những suy nghĩ riêng, hướng đến độc giả.(“Hãy theo tôi, hỡi bạn đọc! Ai dám bảo với bạn rằng trên cõi đời này không có tình yêu chân chính, thủy chung, bất diệt” [7, tr. 731]; Tất cả những lời này, tất nhiên, là vô nghĩa, bởi vì thực ra mà nói: Margarita có thể thay đổi được gì nếu đêm hôm đó nàng ở lại chỗ Nghệ nhân? Chẳng lẽ nàng có thể

Một phần của tài liệu Những đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại qua Nghệ nhân và Margarita của M.Bulgakov (Trang 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)