Trên cấp độ cú pháp, diễn ngôn và ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Những đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại qua Nghệ nhân và Margarita của M.Bulgakov (Trang 133)

6. Cấu trúc của luận án

4.1.2. Trên cấp độ cú pháp, diễn ngôn và ngôn ngữ

Trước hết, ở phương diện cú pháp khi nghiên cứu cấu trúc chủ thể của

Nghệ nhân và Margarita chúng tôi lưu ý đến sự xuất hiện của các câu vô nhân xưng. Câu vô nhân xưng là những câu đơn, nói về hành động hoặc trạng thái xuất hiện hoặc tồn tại không phụ thuộc vào người thực hiện hành động hoặc người mang trạng thái. Chủ thể nếu xuất hiện phải được đặt ở cách ba. Chủ thể hành động không phải là đối tượng nhấn mạnh trong mô hình câu vô nhân xưng, trạng thái và hành động là yếu tố tác động mạnh đến người đọc. Số lượng câu vô nhân xưng xuất hiện trong Nghệ nhân và Margarita là 508 câu với hai mô hình: mô hình cấu trúc vô nhân xưng và mô hình cấu trúc vô nhân xưng - nguyên thể. Mô hình cấu trúc vô nhân xưng gồm có: một thành phần (2 câu) (chẳng hạn

Светает/ Trời sáng), hai thành phần (123 câu) (chẳng hạn: не (не) читаетс / Tôi (không) đọc), ba thành phần (75 câu) (chẳng hạn: В комнате пах о духами/ Trong phòng thoảng mùi nước hoa). Mô hình cấu trúc vô nhân xưng – nguyên thể gồm có hai thành phần (40 câu) (chẳng hạn не хочетс спать/ Tôi muốn ngủ) và ba thành phần (270 câu) (chẳng hạn не хочетс читать кни у/ Tôi muốn đọc sách). Những kiểu câu như thế hầu như xóa bỏ yếu tố chủ thể trên bề mặt văn bản (tiếng Nga), khiến người đọc dường như không quan tâm nhiều đến sự phân biệt chủ thể “tôi” và “kẻ khác”.

Văn bản Nghệ nhân và Margarita là sự “xảy lặp” các câu, ngữ đoạn. Nhìn từ góc độ trần thuật và cú pháp chúng tôi nhận thấy sự lặp lại của những câu, ngữ đoạn tạo nên cảm giác nối liền giọng điệu, hòa trộn, kéo gần các chủ thể dù các chương có thể được kể từ các điểm nhìn khác nhau, người kể chuyện khác nhau. Sự lặp lại của ngữ đoạn “Trong tấm áo choàng màu trắng” là sự nối kết, dung hòa hai phong cách trần thuật đối lập nhau. Chương 1 kết thúc bằng lời kể của Voland: “trong tấm áo choàng màu trắng” [7, tr. 364] và chương 2 bắt đầu bằng câu văn:В бе ом п аще с кровавым подбоем, шаркающей кава ерийской походкой, ранним утром четырнадцато о чис а весенне о мес ца нисана в крытую ко оннаду между двум кры ь ми дворца ирода ве ико о выше прокуратор Иудеи Понтий Пи ат [48, tr. 17]/ Trong tấm áo choàng màu trắng với lần vải

lót đỏ như máu, với dáng đi lê bước của người kỵ mã, rạng sáng ngày mười bốn tháng Nisan mùa xuân, quan tổng trấn xứ Guidea Ponti Pilat bước ra hàng cột lộ thiên giữa hai mái hiên của cung điện Herod Đại đế [7, tr. 365]. Câu văn mở đầu của chương 2 có thể chia thành 11 phân đoạn trong đó 10 phân đoạn đầu cung cấp thông tin về chủ ngữ của câu, Ponti Pilate (trang phục, dáng đi, thời điểm, ngày, tháng, mùa, nơi hành động, tên nhân vật). Những phân đoạn này nằm trong trường phong cách với ngữ đoạn “trong tấm áo choàng màu trắng”, chuyển trần thuật từ chương 1 sang chương 2 (từ thông tục sang trang trọng, nhịp nhàng) mà không tạo ra sự đứt gãy quá đột ngột dù chủ thể trần thuật đã thay đổi (người kể chuyện lộ diện ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba ẩn tàng). Nếu xét trên cấu trúc ngữ pháp tiếng Nga, câu mở đầu chương 2 được cấu trúc theo kiểu bổ ngữ đặt trước rồi đến vị ngữ và kết thúc bằng chủ ngữ báo hiệu một kiểu diễn đạt đầy tính văn chương, có nhịp điệu, trang trọng khác với giọng điệu của chương trước, song với một ngữ đoạn được lặp lại, người đọc không cảm nhận thấy sự tách biệt hoàn toàn ở giọng điệu của các chủ thể trần thuật. Hiệu ứng đó càng rõ hơn khi ta bắt gặp lời miêu tả cảnh hành hình trong giấc mơ của Ivan Bezdomny “mặt trời đã bắt đầu hạ thấp xuống trên ngọn Núi Trọc, và ngọn đồi này đã bị vây bọc bởi hai lớp quân lính” [7, tr. 647] được lặp lại ngay đầu chương 16 - Vụ hành quyết. Việc sử dụng từ

уже/ đã trong văn bản tiếng Nga tạo ra cảm giác về sự tiếp nối liên tục trong cách trần thuật và cách kể chuyện của chủ thể trần thuật. Một ngữ đoạn khác được lặp lại và có ý nghĩa kéo gần các chủ thể, giọng điệu trần thuật, đồng thời tạo ra dòng chảy liên tục của huyền thoại trong tác phẩm: chương 24 kết thúc bằng những dòng trong tiểu thuyết của Nghệ nhân được Margarita đọc lên thành lời: “Bóng tối từ phía Địa Trung Hải kéo đến đã che phủ cái thành phố bị quan tổng trấn căm ghét. Vâng, bóng tối…” [7, tr. 882] và chương 25 mở đầu bằng câu: “Bóng tối từ Địa Trung Hải kéo đến đã che phủ cái thành phố bị quan tổng trấn căm ghét” [7, tr. 883]. Rõ ràng cả ba ngữ đoạn được lặp lại ở trên đều chứa đựng những từ ngữ chi tiết liên quan đến câu chuyện của Pilate: tháng Nisan, tổng trấn, Địa Trung Hải, đồi trọc, bóng tối.. tạo cảm giác bầu không khí của Yershalaim bao trùm lên Moskva, người kể chuyện dẫu khác nhau nhưng dường như đều có khuynh hướng

hướng tâm: tìm kiếm lời giải cho bài toán hiện tại từ quá khứ. Sức ám ảnh của huyền thoại hàng thế kỉ trước vẫn dai dẳng và mãnh liệt với con người hiện đại.

Trong diễn ngôn của tiểu thuyết cả lời trực tiếp, lời gián tiếp và lời nửa trực tiếp đều xuất hiện. Lời nửa trực tiếp hay diễn ngôn gián tiếp tự do có vai trò đặc biệt trong Nghệ nhân và Margarita, rất nhiều nhân vật của tiểu thuyết gắn liền với kiểu diễn ngôn này. Đây là kiểu diễn ngôn cùng hòa trộn lời của nhân vật và lời của người kể chuyện, về cơ bản đó vẫn là lời của người kể chuyện, nhưng thẩm thấu cả tư duy, ý thức và lời của nhân vật, hay nói cách khác nó “trình bày ngôn từ của nhân vật hoặc những ý nghĩ được diễn đạt bằng lời mà (a) “gián tiếp” trong ý thức ở đó những đại từ và thì của diễn ngôn được trích dẫn xếp cùng hàng với cấu trúc đại từ/ thì của tình huống trần thuật hiện thời; (b) “tự do” với khu vực mà diễn ngôn có lời dẫn xuất hiện ở dạng một mệnh đề không thuộc cấp” [25, tr. 96]. Hai kiểu văn bản mà W.Schmid nêu ra – “văn bản của người kể chuyện” và “văn bản của nhân vật” trong diễn ngôn gián tiếp tự do giao thoa với nhau. Có thể dẫn ra ở đây một vài đoạn được triển khai theo kiểu diễn ngôn gián tiếp tự do:

Забормота поэт, тревожно озира сь. — Позво ьте, позво ьте... К с ову «Аннушка» прив за ись с ова «подсо нечное мас о», а затем почему- то «Понтий Пи ат». Пи ата поэт отрину и ста в зать цепочку, начина со с ова «Аннушка». И цепочка эта св за ась очень быстро и тотчас приве а к сумасшедшему профессору. Виноват! Да ведь он же сказа , что заседание не состоитс , потому что Аннушка раз и а мас о. И, будьте юбезны, оно не состоитс ! Это о ма о: он пр мо сказа , что Бер иозу отрежет о ову женщина?! Да, да, да! Ведь вожата -то бы а женщина?! Что же это такое? А? [48, tr.50-51]

Nhà thơ lẩm bẩm, ngơ ngác nhìn quanh, - hượm nào, hượm nào…Bên cạnh từ “Annuska”xuất hiện thêm mấy từ “dầu hướng dương”, rồi sau đó, không hiểu sao tiếp theo là từ “Ponti Pilate”. Nhà thơ gạt Pilate sang một bên, quyết tâm lần mối, bắt đầu từ từ “Annuska”. Và cái mối đó được lần ra rất nhanh, nó dẫn ngay đến tay giáo sư điên dại nọ.

Đúng rồi! Đấy chính là ông ta đã nói rằng sẽ không có cuộc họp vì Annuska đã làm đổ dầu. Và quả thật, sẽ không có cuộc họp! Như thế còn chưa hết: ông ta còn nói thẳng ra rằng Berlioz sẽ bị một người phụ nữ cắt đầu! Đúng, đúng, đúng thế! Lái xe điện đúng là phụ nữ! Thế này là thế nào, hả? [7, tr. 417 - 418].

Hai đoạn văn bản được trích dẫn trên đây nằm trong bối cảnh: Ivan Bezdomny sau cuộc gặp với người nước ngoài lạ mặt – Voland, chứng kiến cái chết thảm khốc của Berlioz dưới bánh xe điện, bắt đầu truy tìm, lí giải nguyên nhân cái chết của Belioz qua việc hồi tưởng lại những lời Voland nói. Phần lớn các câu văn của đoạn văn thứ nhất “bấp bênh” trong khả năng phân biệt lời người kể chuyện hay lời nhân vật, song dấu hiệu diễn ngôn của người kể chuyện vẫn lấn át. Đoạn văn tiếp theo nằm trong mạch chảy của đoạn văn trước nhưng đến đây độc giả khó lòng quả quyết đây là lời người kể chuyện. Dòng suy tư, tư duy của nhân vật được tái hiện rõ trên văn bản, đoạn văn này dường như đang chuyển dần sang độc thoại nội tâm của Ivan, không hẳn đây là lời của người kể chuyện ngôi thứ ba nữa. Nỗi ám ảnh về Quỷ, về quyền lực chi phối của Quỷ đối với cuộc sống, trật tự thế giới đã hiện hữu rõ ràng trong tư duy của Ivan, trong anh ta, quá trình thay đổi nhận thức và tư duy bắt đầu diễn ra.

Một dẫn chứng khác ở chương 10, lời nửa trực tiếp cũng cho độc giả tiếp xúc trực tiếp với dòng suy nghĩ của nhân vật Rimsky trên lời kể của người kể chuyện: Прищурившись, финдиректор представи себе Степу в ночной сорочке и без сапо в езающим се одн око о по овины двенадцато о в какой-то невиданный сверхбыстроходный само ет, а затем е о же, Степу, и тоже в по овине двенадцато о, сто щим в носках на аэродроме в Я те... черт знает что такое! ожет быть, не Степа се одн овори с ним по те ефону из собственной своей квартиры? Нет, это овори Степа! Ему и не знать Степино о о оса! Да ес и бы се одн и не Степа овори , то ведь не да ее чем вчера, под вечер, Степа из свое о кабинета ви с в этот самый кабинет с этим дурацким до овором и раздража финдиректора своим

е комыс ием. Как это он мо уехать и и у ететь, ниче о не сказав в театре? Да ес и бы и у ете вчера вечером, к по удню се одн шне о дн не до ете бы. И и до ете бы? [48, tr. 118-119]

Nheo mắt lại, phó giám đốc tài chính hình dung ra cảnh Stepan mặc áo ngủ, chân không đi giày, khoảng mười một rưỡi trưa ngày hôm nay leo lên chiếc máy bay siêu thanh nào đấy, rồi lại vẫn Stepan đó chân đi tất, cũng vẫn vào mười một rưỡi trưa, đứng ở sân bay Ialta… Có quỷ mới biết như thế là thế nào!

Có thể, không phải Stepan hôm nay nói chuyện với ông ta từ căn hộ riêng của mình? Không, đó là Stepan! Chẳng lẽ Rimski không nhận ra giọng nói của Stepan sao? Mà nếu như không phải hôm nay Stepan nói chuyện với ông ta, thì ít nhất việc đó xảy ra cũng không thể sớm hơn chiều qua lúc gần hết giờ làm việc. Chính Stepan đã từ phòng giám đốc của mình cầm tờ hợp đồng ngớ ngẩn kia chạy sang căn phòng làm việc này và làm cho phó giám đốc tài chính phải nổi cáu vì sự nông nổi nhẹ dạ của mình. Làm sao ông ta có thể đi, bằng xe, tàu hay bằng máy bay, mà không nói gì với ai trong nhà hát cả? Mà nếu như chiều qua có thể bay đi thật, thì đến trưa hôm nay cũng chưa thể bay đến Ialta được. Hay là có thể đến? [7, tr. 528].

Khó có thể xác định một cách dứt khoát câu cuối cùng trong đoạn văn đầu “Có quỷ mới biết như thế là thế nào” là lời người kể chuyện hay lời của nhân vật Rimsky. Những câu tiếp theo trong đoạn văn thứ hai là lời của người kể chuyện nhưng diễn tả hoàn toàn những suy tính, phân tích diễn ra trong đầu nhân vật Rimsky trước những sự kiện, bằng chứng rất phi lí về sự biến mất của Stepan. Đến hai câu cuối của đoạn văn lời người kể chuyện gần như hòa làm một với ý thức, giọng điệu, suy tư và lời của nhân vật. Những băn khoăn, những nghi ngờ, truy vấn cứ kéo dài, không thể lí giải và không tìm được đáp án hợp lí…

Thống kê trên toàn bộ bản dịch tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita,

chúng tôi thấy các đoạn diễn ngôn gián tiếp tự do chủ yếu gắn liền với các nhân vật của thế giới Moskva (chiếm ưu thế) và thế giới Yershalaim, hầu như các nhân vật thuộc thế giới huyễn tưởng gắn liền với lời trực tiếp hoặc lời gián tiếp:

Nhân vật Số đoạn văn bản

chứa lời nửa trực tiếp Trang

Berlioz 3 413 (1), 414 (1), 415 (1) Ivan Bezdomny 5 417-418 (1), 427 -428(1), 492 (1), 541 (2) Ponti Pilate 2 920 (1), 920-921 (1) Riukhin 4 463 (2), 464 (1), 465 (1) Stepan 4 475-476 (1), 479-480 (1), 480 (1), 483 (1) Rimsky 8 527-528 (1), 528 (2), 612-613 (1), 615 (1), 616 (1), 618 (1), 619 (1) Levi Matvey 1 661 (1) Poplavsky 1 704 (1) Margarita 4 733 (1), 734 (1), 813 (1), 850- 851 (1) Nghệ nhân 1 1010 (1)

Những đoạn văn diễn đạt dưới hình thức diễn ngôn gián tiếp tự do thường thể hiện tâm trạng của các nhân vật sau khi tiếp xúc với Quỷ, những phân vân trong tư duy và suy nghĩ, những rối rắm, bấn loạn, những hoảng hốt, sợ hãi trong tâm hồn, cho thấy sự lấn át, sức mạnh điều khiển và sức ám ảnh của Quỷ đối với tư duy, suy nghĩ của con người.

Kiểu diễn ngôn gián tiếp tự do khá phổ biến trong văn học thế kỉ XIX, hiện diện nhiều trên những trang văn của A.Chekhov và I.S.Turgenev. Ở thế kỉ XIX và thế kỉ XX, các nhà văn sử dụng kiểu diễn ngôn này theo các hướng khác nhau, nếu “tính đa dạng của các phương thức truyền đạt nội dung giống nhau và sự kết hợp của các phương thức khác nhau trong khuôn khổ của một văn cảnh cụ thể là đặc trưng của văn học thế kỉ XIX” thì “trong văn học thế kỉ XX bức tranh đã thay đổi. Việc phân bố lại vai trò của các loại lời nói khác nhau đã diễn ra. Lời nửa trực tiếp không hẳn chỉ bổ sung tính chất trực tiếp mà chủ yếu là loại bỏ nó. Tính thuần nhất cao độ của những văn cảnh truyền đạt lời kẻ khác trong một nội dung xác định có mối liên hệ với điều này” [68, tr. 211]. Ý kiến đó của Kozhevnikova nhấn mạnh đến sự chồng xếp nhiều “văn bản” trên một “văn bản”

thông qua kiểu diễn ngôn gián tiếp tự do của văn học thế kỉ XX. Thậm chí với J.Joyce, kiểu diễn ngôn gián tiếp tự do xuất hiện trong tác phẩm như một trong những phương thức để tạo ra độc thoại nội tâm theo kiểu dòng ý thức của nhân vật, ở đây bóng dáng của “văn bản người kể chuyện” gần như bị xóa bỏ, chỉ còn hiển thị “văn bản của nhân vật”.

Trong hệ thống nhân vật của Nghệ nhân và Margarita, Ivan Bezdomny và Margarita là hai nhân vật có nhiều thay đổi, chuyển biến trong lời nói từ cách diễn đạt đến định hướng tư duy. Song quan sát các diễn ngôn trực tiếp, lời của các nhân vật trong tác phẩm ta thấy vẫn có một thứ diễn ngôn mang tính “quyền lực” chi phối sự vận động và biến đổi vô cùng phức tạp trong lời nói và tư duy của các nhân vật đó.

Ivan Bezdomny xuất hiện ngay từ những trang đầu của cuốn tiểu thuyết với kiểu nói và tư duy rất cầu kỳ, bóng bẩy, nhiều hình ảnh, phản ánh lối tư duy của một thanh niên vô sản, chẳng hạn: Con ngỗng ngoại quốc này cứ bám lấy mãi [7, tr. 353], Cái lão Kant này, vì những bằng cứ như vậy, đáng phải cho ba năm ở Solovki [7, tr. 354]… Cuộc gặp với Voland đã thay đổi mạnh mẽ lời nói và tư duy của Ivan Bezdomny so với ban đầu Hỡi các văn hữu! (giọng khàn khàn của anh đanh lại và trở nên nóng nảy).Tất cả hãy nghe tôi! Hắn đã xuất hiện! Hãy lập tức tìm bắt lấy hắn, nếu không hắn sẽ gây ra những tai họa không lường nổi [7, tr. 446]. Ở thời điểm nằm trong bệnh viện của Stravinsky, suy nghĩ của Ivan đã khác nhưng lối diễn đạt, ngôn từ vẫn còn chút giáo điều và cầu kỳ, hùng biện: Quả thật, mình với anh ta, anh em chẳng phải, ruột thịt thì không. Nếu nhìn thẳng vào vấn đề, thì thực ra mình có biết về anh ta nhiều nhặn gì cho lắm. Quả vậy, mình có biết gì về anh ta nào? Hoàn toàn không…..” [7, tr. 544]. Đến cuộc gặp với Nghệ nhân, Ivan không chỉ suy nghĩ mà còn diễn đạt theo một cách thức mới, mang tính cá nhân hơn, mang sắc thái “lời của mình” hơn là những phát ngôn sáo mòn: Không - Ivan trả lời khe khẽ, - tôi sẽ không làm thơ

Một phần của tài liệu Những đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại qua Nghệ nhân và Margarita của M.Bulgakov (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)