Huyền thoại và “cuộc sống thứ hai”của huyền thoại

Một phần của tài liệu Những đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại qua Nghệ nhân và Margarita của M.Bulgakov (Trang 27)

6. Cấu trúc của luận án

1.2. Huyền thoại và “cuộc sống thứ hai”của huyền thoại

Huyền thoại đầu tiên là một kiểu tư duy nguyên hợp tri nhận và mô tả thế giới nằm trong hệ hình tri thức văn hóa nguyên thủy, sau đó đi vào văn học và sống “cuộc sống thứ hai” của mình.

Trong văn học dân gian, các khái niệm như truyện cổ tích (fairy tales), truyền thuyết (legend) thường bị ghép hoặc đồng nhất với huyền thoại. Có sự “nhập nhằng” trong tư duy khái niệm chính là bởi tiêu chí phân biệt các khái niệm thường không xuất phát từ cấu trúc tự sự mà chỉ dựa trên các đặc tính như thiêng/ không thiêng, chân xác/ không chân xác. Huyền thoại, truyền thuyết, hay truyện cổ tích, bản thân các từ ngữ ấy đã gợi lên yếu tố kỳ lạ tồn tại ngay trong bản thân mỗi tác phẩm. Về thực chất, tính thiêng liêng, kì ảo, ma quái… chưa đủ để khẳng định một tác phẩm thuộc về huyền thoại hay không. Phải thấy rằng, huyền thoại có những đặc trưng tư duy riêng biệt, và các thể loại của văn học dân gian như truyền thuyết, cổ tích, sử thi là mảnh đất hoàn toàn có thể tiếp nhận một vài đặc điểm của tư duy huyền thoại. Để làm rõ điều đó, chúng tôi tập trung xem xét sự xâm nhập của kiểu tư duy huyền thoại vào cổ tích, khảo sát một số trường hợp cụ thể và đi sâu vào phân tích cấu trúc thể loại.

Nếu huyền thoại tri nhận về thế giới và vũ trụ trong mô hình của những cặp phạm trù đối lập thì cổ tích trong cách tổ chức cốt truyện, xây dựng motif cũng đều đặt trong xu hướng có sự đối nghịch giữa nhiều yếu tố. Bởi cổ tích gắn liền với những xung đột mang tính xã hội cho nên trong cốt truyện thường có hai tuyến thiện – ác, tốt - xấu rất rõ ràng.

Sử dụng và đối sánh các kết quả thống kê của Aarne –Thompson về mô hình các cốt truyện trong truyện cổ tích ta sẽ thấy có rất nhiều kiểu cốt truyện diễn ra theo hướng nhân vật trải qua thử thách rồi đi đến hạnh phúc mang bóng dáng của huyền thoại về hôn nhân, nhiều cốt truyện triển khai theo hướng nhân vật phải trải qua nhiều lần bị giết chết rồi được tái sinh (Tấm Cám của Việt Nam là một trường hợp điển hình) phảng phất màu sắc của những motif thường lặp lại của huyền thoại nghi lễ, chẳng hạn như motif về lễ thụ pháp, hiến sinh, …) Trong Cô bé Lọ Lem, Tấm Cám, độc giả có thể nhận ra sự lặp lại của motif đôi hài, đó có thể coi là một dấu hiệu phản ánh những dấu ấn của huyền thoại về hôn nhân để lại trong cổ tích.

E.M.Meletinsky trong Thi pháp của huyền thoại đã khẳng định cấu trúc của huyền thoại là cấu trúc dạng chuỗi của cái được và cái mất. Cổ tích vẫn còn vang vọng âm hưởng của kiểu cấu trúc đó, nhưng được “diễn ngôn” theo kiểu các bậc thử thách để rồi cuối cùng đi đến kết thúc có hậu. Để hiểu rõ hơn luận điểm này chúng tôi xin được đưa ra hai mô hình cấu trúc của hai trường hợp cụ thể: cấu trúc của huyền thoại về Oedipus và cấu trúc của một truyện cổ tích rất quen thuộc: Cô bé Lọ Lem.

Cấu trúc huyền thoại Oedipus được Levi-Strauss chia thành bốn lớp truyện tương ứng với bốn đặc điểm khái quát, trên cơ sở nhóm các chi tiết và sự kiện đáng lưu ý theo tiến trình phát triển của cốt truyện (nguồn: [74, tr. 222-224]):

1 2 3 4 Kadm đi tìm chị gái Evropa bị thần Zeus bắt cóc Kadm giết rồng Người Spac chém

giết lẫn nhau trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn

Labdak (cha của Laius) “chân thọt”

Oedipus giết cha Laius

Laius (cha của Oedipus) “thuận tay trái”

Oedipus giết con nhân sư

Oedipus ‘bàn chân to, dày’

Oedipus cưới mẹ - Jocasta

Eteokl giết anh trai Polinik

Antigona, người vi phạm điều cấm, chôn cất anh trai Polinik

Coi trọng các mối quan hệ họ hàng

Coi nhẹ nguồn gốc của các mối quan hệ họ hàng

Tiêu diệt quái vật

Khó khăn trong việc sử dụng tay chân

Khẳng định nguồn gốc bản địa1 của con người

Phủ định nguồn gốc bản địa của con người

Phủ định nguồn gốc bản địa của con người

Khẳng định nguồn gốc bản địa của con người

Cấu trúc Levi-Strauss đưa ra được khai thác ở nhiều phương diện, đặc biệt có thể sử dụng để đưa ra những nhận định về nhân chủng học hay phân tâm học. Nhưng chúng tôi quan tâm đến sự xen kẽ của hành trình nhân vật có được kết quả chứng tỏ sức mạnh và những sự kiện khiến nhân vật phải chấp nhận những khó khăn, những buồn đau và thất bại. Các lớp truyện được Levi-Strauss khái quát bằng sự xen kẽ của các phạm trù khẳng định và phủ định. Điều này đưa đến hai hệ quả rõ ràng mà ta có thể đối sánh với cổ tích: thứ nhất, huyền thoại

1

thường chứa đựng và được cấu tạo nên từ các cặp đôi kép đối lập nhau; thứ hai: cấu trúc của huyền thoại thực chất là sự đan xen của một chuỗi hành trình khẳng định – phủ định, có – không, được - mất, dẫu cảm hứng chủ đạo, ý hướng chính trong tư duy huyền thoại vẫn là đề cao và tôn trọng mối quan hệ hài hòa giữa con người và vũ trụ như chúng tôi đã đề cập đến ở trên. Với cổ tích, những cặp đôi đối lập có thể được chuyển thành mâu thuẫn, chẳng hạn trong Cô bé Lọ Lem đó là mâu thuẫn, là sự đối lập giữa dì ghẻ và con chồng, giữa thiện và ác. Đến cổ tích, chuỗi hành trình được-mất vốn có trong huyền thoại được chuyển hóa thành các thử thách và khả năng vượt qua các thử thách để rồi đi đến một kết thúc trọn vẹn: cuộc sống hạnh phúc, an lành và may mắn cho những người nghèo, người bất hạnh, những con người sống lương thiện. Mô hình cấu trúc của truyện cổ tích

Cô bé Lọ Lem có thể được cụ thể hóa như sau: Chuỗi thử thách Các tình tiết và kết quả

Thử thách sơ bộ Nhặt các hạt đỗ ra khỏi đống tro – được chim giúp đỡ, nhặt xong đỗ, có váy áo và đi dự hội

Thử thách chính yếu Đôi hài vừa chân. Hoàng tử tìm ra được cô gái mà mình yêu

Thử thách bổ sung Cô chị con dì ghẻ và quá trình thử hài. Hài cô dâu giả bị phát hiện

Kết cục có hậu Lọ Lem lấy hoàng tử và sống cuộc sống hạnh phúc Với hai cách sắp xếp cấu trúc tự sự như thế ta thấy ở huyền thoại và cổ tích đều tồn tại và xếp chồng hai bình diện, bình diện phẳng và bình diện sâu. Dẫu rằng ở cổ tích, các trải nghiệm đời thường, logic theo trình tự thông thường hiện diện rõ hơn huyền thoại nhưng chính sự tham gia của các yếu tố hoang đường (và quả thực yếu tố kì ảo hoang đường khiến cho cổ tích mới thực sự đúng nghĩa là cổ tích) theo chúng tôi đã nới lỏng trật tự và giới hạn vốn được quy định, mặc định rất chặt chẽ trong những trải nghiệm thông thường.

Ngoài ra nếu nhìn từ phương diện tổ chức không gian và thời gian của tự sự ta cũng sẽ thấy dấu ấn, bóng hình của huyền thoại phảng phất trong cổ tích: thời gian trong huyền thoại và thời gian trong cổ tích thường là thời gian của quá khứ.

Dòng chảy thời gian quá khứ luôn có sự tô điểm của thời gian huyễn hoặc, huyễn tưởng. Theo đó, cũng như huyền thoại, cổ tích có một kiểu không – thời gian được mở rộng và có xu hướng phá bỏ giới hạn của cái hàng ngày trải nghiệm.

Tuy nhiên, cổ tích vẫn là một thể loại có những đặc trưng riêng. Trong Thi pháp của huyền thoại dù E.M.Meletinsky có những dẫn chứng để khẳng định rằng cổ tích có thể thoát thai từ huyền thoại, nhưng chính ông cũng thừa nhận, trong cấu trúc tự sự của cổ tích, quá trình “giải huyền thoại” diễn ra rất quyết liệt và mạnh mẽ. Nếu đặc trưng nổi bật nhất của huyền thoại là nhấn mạnh mối quan hệ giữa con người và vũ trụ thì cổ tích bắt đầu đặt ra những vấn đề mang tính xã hội, nhấn mạnh mối quan hệ của con người và con người. Huyền thoại thường rọi chiếu ánh sáng của mình đến tập thể cộng đồng, bộ tộc thị lạc, còn cổ tích hướng nhiều đến những con người cụ thể, bắt đầu chú ý đến những số phận riêng biệt, những con người bình thường. Cổ tích tự định hình cho mình những tiêu chí thể loại khá cụ thể: thời gian “thiêng liêng” của huyền thoại được chuyển thành thời gian vô định của cổ tích với những “ngày xửa ngày xưa”, tính cảm nhận và trực giác của huyền thoại chuyển dần sang xu hướng nghiêng về lí tính,..

Như vậy, hành trình của tư duy huyền thoại đến với văn học dân gian chỉ dừng lại ở mức chi phối và ảnh hưởng, không làm thay đổi đặc trưng thể loại. Văn học dân gian đặc biệt là cổ tích, thực sự là “hình thức bảo lưu và hình thức vượt qua huyền thoại” [34, tr. 377]. Song, sự tham gia của huyền thoại vào việc hình thành cấu trúc tự sự của văn học dân gian chỉ ra rằng ở một tác phẩm văn học dân gian có rất nhiều yếu tố cần lí giải, đó là những motif có nguồn gốc từ nghi lễ huyền thoại, là những biểu tượng mang màu sắc huyền thoại, là tâm thế của huyền thoại trong cái nhìn cuộc sống của cá nhân và xã hội… Hành trình của huyền thoại đến với văn học còn là một chặng đường dài xâm nhập vàothế giới của văn học viết, biến đổi từng bước cấu trúc thể loại để rồi hình thành một thể loại mới.

Một phần của tài liệu Những đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết huyền thoại hiện đại qua Nghệ nhân và Margarita của M.Bulgakov (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)