Mô hình Nâng cao nhận thức:

Một phần của tài liệu Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 89)

8. Phạm vi nghiên cứu:

3.1.1. Mô hình Nâng cao nhận thức:

Bản thân chắnh gia đình đối tƣợng cai nghiện ma tuý vẫn còn chƣa hiểu biết nhiều về những đặc điểm của đối tƣợng nghiện ma tuý, các văn bản về cai nghiện ma tuý, kỹ năng khi làm việc với ngƣời nghiện ma tuý... Khi đối tƣợng đƣợc đƣa về cai nghiện tại cộng đồng và gia đình thì sự tiếp xúc của gia đình với đối tƣợng lúc này là hàng ngày thậm chắ hàng giờ. Vì vậy, chắnh gia đình lúc này trở thành đối tƣợng chắnh cần đƣợc nhận lấy những kiến thức cần thiết trong việc hỗ trợ cai nghiện ma tuý chứ không phải chỉ đón nhận từ phắa các cơ quan chức năng cũng nhƣ cán bộ có chuyên

87

môn. Với số lƣợng những cán bộ đƣợc đào tạo tại cộng đồng chƣa thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của các gia đình thì việc cung cấp kiến thức, đào tạo để các gia đình có thể tự đảm nhiệm những vai trò trong tiến trình cai nghiện là việc làm hết sức thiết thực. Việc cung cấp kiến thức cho gia đình đối tƣợng vừa để họ có những hiểu biết cơ bản, từ đó hợp tác với cơ quan nhà nƣớc trong việc tổ chức cai nghiện ma tuý. Mặt khác, thông qua việc tìm hiểu về các văn bản pháp luật, các gia đình lúc này tự nhận thức đƣợc tầm quan trọng cũng nhƣ vai trò, trách nhiệm của chắnh mình trong việc cai nghiện của con. Trắch biên bản PVS cán bộ phòng LĐ-TB&XH : ỘChúng tôi thường tiếp nhận hồ sơ cho đối tượng tham gia CNMT từ phắa công an gửi sang. Sau đó, lại phải hướng dẫn các gia đình từ đầu về thủ tục hoàn thiện hồ sơ. Họ không có tìm hiểu cũng như hiểu biết về việc làm thủ tục, hồ sơ cho con tham gia CNMT như thế nào cả. Khi chúng tôi đưa những giấy tờ liên quan để hướng dẫn, họ còn không đọc mà cứ thế cán bộ bảo sao làm vậy .‟‟

Trắch biên bản PVS công an phƣờng : ẤKhi cán bộ công an đến nhà để yêu cầu gia đình hợp tác, họ còn chưa chuẩn bị tinh thần để tiếp nhận. Có những gia đình còn phó mặc cho cán bộ làm thế nào thì làm. Hành vi này thể hiện nhận thức của các gia đình cũng như ý thức trong việc quản lý con cái.‟

Thực tế đƣợc rút ra từ chắnh những mô hình cai nghiện ma tuý tại cộng đồng đƣợc triển khai trên cả nƣớc cho thấy: thất bại của mô hình này chắnh là bởi nhà nƣớc giao phó đối tƣợng về cộng đồng, cho chắnh gia đình họ quản lý mà lại không có sự chuẩn bị cho gia đình khi làm việc với đối tƣợng. Không có kiến thức, kỹ năng, lại phải tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với đối tƣợng, chịu đựng mỗi khi đối tƣợng lên cơn nghiện đã làm các gia đình thấy chùn bƣớc và mệt mỏi. Đây chỉ là một trong những khó khăn của gia đình khi cai nghiện cho con tại cộng đồng, gia đình. Nếu nhƣ gia đình đƣợc trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng cần thiết nhất cũng giống nhƣ việc cung cấp công cụ để họ làm việc sẽ đảm bảo cho tiến trình hỗ trợ đƣợc diễn ra theo đúng kế hoạch và đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.

88

Bên cạnh đó, từ những hƣớng giải quyết mà các gia đình đã thực hiện với đối tƣợng trong quá trình cai nghiện ma tuý cũng có thể nhận thấy, việc thiếu những kiến thức, kỹ năng là một trong những khó khăn khiến việc đƣa ra quyết định chƣa thực sự hiệu quả. Trƣớc khi thực hiện cung cấp thông tin cho gia đình, việc trƣớc tiên cần làm là giúp gia đình nhận thức đƣợc rằng họ cần phải nắm vững những kiến thức, kỹ năng chứ không phải trông chờ vào cán bộ trung tâm cũng nhƣ cán bộ nhà nƣớc. Đại đa số các gia đình vẫn có suy nghĩ rằng mình không cần thiết phải biết những thông tin, kỹ năng này. Bởi việc lập hồ sơ cũng nhƣ giám sát đối tƣợng đã có những cán bộ đƣợc đào tạo, có chuyên môn. Gia đình cũng đã chi trả chi phắ cho việc cai nghiện tại trung tâm để giao phó đối tƣợng cho chắnh trung tâm quản lý. Tuy nhiên, khi thực hiện cai nghiện tại cộng đồng nhƣ hiện nay thì gia đình chắnh là yếu tố cốt lõi quyết định đến sự thành công hay không của việc cai nghiện ma tuý. Những ngƣời trong gia đình lúc này cũng đƣợc đào tạo trở thành các cán bộ có kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ nhằm giám sát quá trình cai nghiện cũng nhƣ ngăn chặn việc tái nghiện.

89

Mô hình nâng cao nhận thức đƣợc tiến hành từ dƣới lên trên theo hình chóp nón. Trƣớc hết sẽ thay đổi nhu cầu của gia đình có ngƣời cai nghiện ma tuý. Cần phải cho họ thấy tại sao mình lại cần phải biết đến những kiến thức, kỹ năng này. Vì không có nhu cầu muốn biết những thông tin này nên thực tế hiện nay, nhận thức của các gia đình về cai nghiện ma tuý là không đồng đều. Trƣớc hết, cần giải thắch tầm quan trọng của việc có hiểu biết về cai nghiện ma tuý sẽ ảnh hƣởng ra sao đến quá trình cai nghiện ma tuý của đối tƣợng. Đồng thời, giúp gia đình nhận thức đƣợc rằng, cai nghiện ma tuý tại gia đình, cộng đồng hiện nay đang đƣợc sự quan tâm và nếu biết cách thức sẽ mang lại hiệu quả thực sự. Nó vừa hỗ trợ gia đình, lại tạo cơ hội cho đối tƣợng cai nghiện ma tuý đƣợc tái hoà nhập cộng đồng một cách hiệu quả nhất.

Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, không phải các gia đình không có nhu cầu tìm hiểu các thông tin cần thiết về cai nghiện ma túy cho đối tƣợng mà bởi tình hình thực tế khiến nhu cầu của họ không đƣợc đáp ứng, dẫn đến việc không hình thành nhu cầu. Các gia đình vẫn biết những kiến thức, kỹ năng là cần thiết cho cả gia đình lẫn đối tƣợng, tuy nhiên, thực tế điều này không đƣợc nhắc đến vì thế họ cho rằng nó là không cần thiết, không biết cũng đƣợc mà biết thêm cũng không sao.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các gia đình còn hiểu biết hạn chế về cai nghiện ma tuý chắnh là hình thức chia sẻ thông tin. Vì thế, cần có sự thay đổi trong việc tổ chức tuyên truyền cũng nhƣ cung cấp thông tin đến mỗi cá nhân, gia đình hiện nay. Với hình thức sinh hoạt nhóm, cộng đồng kết hợp tuyên truyền định kỳ hàng tuần trên loa đài sẽ thu hút sự tham gia hƣởng ứng của gia đình, cá nhân và cộng đồng hơn.

Sau khi đã hình thành đƣợc nhu cầu tìm hiểu về các kiến thức, kỹ năng của gia đình, nhân viên CTXH sẽ tiến hành cung cấp thông tin. Việc cung cấp kiến thức cho các gia đình đƣợc thực hiện thông qua hình thức CTXH nhóm. Tại mỗi nơi cƣ trú, tổ chức các nhóm xã hội bao gồm đại diện các gia đình có con đang cai nghiện ma tuý tại cộng đồng. Trong mỗi buổi sinh hoạt, các gia đình sẽ đƣợc cung cấp, trao đổi kiến thức

90

về cai nghiện ma tuý. Việc chia sẻ thông tin vừa khiến các gia đình không còn cảm giác mặc cảm, bị để ý mà thấy mình đƣợc hoà nhập hơn. Bên cạnh đó, tổ chức tập huấn định kỳ hàng tuần, tháng cho các gia đình những kỹ năng khi làm việc với đối tƣợng. Trong những buổi tập huấn này, các gia đình không chỉ đƣợc học hỏi mà còn trao đổi, đƣợc giải đáp những thắc mắc mà gia đình gặp phải khi cai nghiện ma tuý cho con tại nhà.

Mô hình Nâng cao nhận thức cũng đƣợc thực hiện tại cộng đồng. Khi đối tƣợng cai nghiện ma tuý trở về với gia đình sau cai đã phải nhận cái nhìn không thiện cảm từ phắa cộng đồng. Vì thế việc cai nghiện tại cộng đồng hiện nay vẫn chƣa đƣợc mọi ngƣời nhìn nhận đúng đắn và ủng hộ. Để tạo một môi trƣờng tốt cho đối tƣợng cai nghiện cũng nhƣ cho gia đình đối tƣợng, cần phải xây dựng một cộng đồng xã hội có hiểu biết và cùng chung tay thực hiện nhằm hƣớng đến mục tiêu chung: cai nghiện thành công. Cộng đồng thấu hiểu và không có cái nhìn kỳ thị, gia đình đƣợc trang bị những kỹ năng, kiến thức cần thiết chắnh là những công cụ hỗ trợ hiệu quả cho chắnh đối tƣợng cai nghiện ma tuý tại cộng đồng. Bên cạnh đó, chắnh những cái nhìn không thiện cảm từ phắa cộng đồng cũng ảnh hƣởng đến việc đƣa ra hƣớng giải quyết của gia đình trong suốt tiến trình cai nghiện ma tuý.

Trắch biên bản PVS anh Q.H.L (là đối tƣợng nghiện ma túy trong một thời gian dài và đã cai nghiện thành công): Ộban đầu, khi anh sắm bàn bóng bàn cũng như các trang thiết bị cần thiết, sau đó có lời mời các bác, chú tham gia tại nhà với mục đắch giao lưu, tạo sân chơi cho mọi người. Tuy nhiên, vì một số người có cái nhìn không thiện cảm, sau đó lại đi đưa thông tin là anh vẫn nghiện ma túy nên thời gian đầu mọi người vẫn ghê sợ và tránh né khi tiếp xúc với anh. Sau đó, bố anh đã phải đến và có ý kiến với những người giữ chức vụ tại nơi cư trú cũng như cơ quan công an để tạo điều kiện thì mới có số ắt tin tưởng và cho anh cơ hội được hòa nhập cộng đồng.Ợ

Trắch biên bản PVS bà N.T.C: Ộlúc mà gia đình có đón con từ trung tâm cai nghiện ma túy về, mọi người xì xào bàn tán ghê lắm. Ban đầu, chúng tôi vẫn đi làm

91

bình thường, tôi ở nhà lo việc bếp núc với canh chừng thằng Đ. không nó lại đi gặp đám bạn lêu lổng trong xóm. Nhưng mà cũng mệt mỏi vì ở nhà chẳng ai nói với cai câu nào. Đã thế, ra ngoài cứ phải cúi mặt không mọi người nhận ra lại hỏi thăm. Hỏi nhau vì quan tâm thì ắt mà đưa chuyện thì nhiều. Tắnh đi tắnh lại, gia đình quyết định cho thằng Đ. đi làm ăn xa để không phải khó nói với làng xóm khi bị hỏi. Mà đi làm ăn có khi nó lại tự lập hơn ở nhà.Ợ

Đối với cộng đồng, cung cấp thông tin có thể đƣợc thực hiện bằng hình thức tuyên truyền qua loa, đài, các chƣơng trình lao động tập thể, sinh hoạt thƣờng niên của tổ dân phố. Việc tuyên truyền đƣợc thực hiện theo hình thức từ trên xuống dƣới. Trƣớc hết, cần có sự thay đổi về nhận thức đối với những cán bộ xã, phƣờng, tổ dân phố. Chắnh họ khi đó sẽ trở thành những tuyên truyền viên tại cộng đồng sinh sống. Họ vừa là ngƣời gần gũi với cộng đồng nhất lại là những ngƣời có tiếng nói, đƣợc tin tƣởng. Đây sẽ đƣợc coi là nhóm nòng cốt nhằm duy trì và thực hiện mô hình. Khi đã xây dựng và duy trì đƣợc nhóm nòng cốt, việc tuyên truyền đến tổ dân phố cũng nhƣ dân cƣ nơi sinh sống sẽ đƣợc thực hiện một cách hiệu quả hơn.

Việc cung cấp thông tin đƣợc tiến hành và thực hiện theo hệ thống, từ tiểu hệ thống nhỏ đến hệ thống lớn bao trùm. Trƣớc hết, nó đƣợc tiến hành ở gia đình, là nơi đối tƣợng trực tiếp sinh hoạt và cai nghiện ma tuý. Sau đó, đến tổ dân phố là nơi gia đình sinh sống và tới cộng đồng. Từ đó, tạo đƣợc sự đồng nhất từ trên xuống dƣới, trong ra ngoài đối với việc cai nghiện ma tuý.

92

Bên cạnh những kiến thức, kỹ năng khi làm việc với đối tƣơng nghiện ma tuý, các gia đình cần đƣợc trang bị những kiến thức về phòng chống tái nghiện tại cộng đồng. Để thực hiện cai nghiện tại cộng đồng cũng đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng đối tƣợng tiếp xúc với môi trƣờng không lành mạnh, rất dễ bị rủ rê, lôi kéo dẫn đến tái nghiện. Đây cũng chắnh là nguyên nhân chắnh dẫn đến tỷ lệ tái nghiện luôn luôn tăng trong những năm vừa qua. Vì thế, đây cũng là một nội dung cần thiết để cung cấp đến các gia đình.

Mỗi một gia đình khác nhau lại có nhu cầu tìm hiểu thông tin khác nhau. Vì thế, khi tiếp nhận gia đình đến làm việc, nhân viên CTXH cần lập hồ sơ, đánh giá nội dung kiến thức mà gia đình đã biết. Sau đó, mới có kế hoạch, nội dung hành động cho các gia đình khác nhau. Điều này vừa đảm bảo việc đƣợc cung cấp thông tin ở mỗi gia đình là nhƣ nhau, đồng thời có thể tạo cơ hội chia sẻ thông tin giữa các gia đình.

Một phần của tài liệu Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 89)