Gia đình:

Một phần của tài liệu Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 43)

8. Phạm vi nghiên cứu:

1.2.9.Gia đình:

Theo định nghĩa được trắch dẫn trong ỘTừ điển Tiếng ViệtỢ, gia đình là tập hợp

ngƣời cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thƣờng gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái. [23, tr.496]. Theo định nghĩa này, gia đình đơn thuần chỉ là một tập hợp những ngƣời có cùng quan hệ huyết thống, chƣa thể làm nổi bật hơn về vai trò cũng nhƣ trách nhiệm của gia đình đến từng cá nhân. Các thành viên trong gia đình không chỉ ràng buộc nhau vì mối quan hệ huyết thống và hôn nhân mà nó còn là đạo đức, chuẩn mực xã hội; trách nhiệm, lòng chung thủy và tình yêu thƣơng.

Xét về khắa cạnh xã hội học, gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù liên kết con ngƣời lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống, chăm sóc và giáo dục con cái. Đó là những sự liên kết ắt nhất cũng là của hai ngƣời dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân và việc nhận con nuôi. [8, tr.54]

41

Có thể nói, đặc điểm đầu tiên có thể khẳng định về một gia đình đó chắnh là quan hệ huyết thống. Chắnh từ đặc điểm huyết thống này đảm bảo sự yêu thƣơng, đùm bọc của mỗi cá nhân trong gia đình dành cho nhau. Hay nói một cách cụ thể, nó là đặc điểm quy định sự ràng buộc về mặt tâm lý, tình cảm và tinh thần.

Bên cạnh đó, gia đình cũng đƣợc nhận diện bằng mối quan hệ hôn nhân và việc nhận con nuôi. Điều này khẳng định rằng, để đƣợc công nhận là một gia đình cần có sự đồng ý của pháp luật. Việc này kéo theo những quy định về trách nhiệm, vai trò của gia đình với mỗi cá nhân cũng nhƣ mỗi cá nhân với chắnh gia đình.

Chắnh vì những điều này mà gia đình còn đƣợc coi là một xã hội thu nhỏ mà ở đây, mỗi một cá nhân giữ một vai trò khác nhau để duy trì gia đình đƣợc bền vững, trở thành một tiểu xã hội mạnh khỏe, góp phần xây dựng cộng đồng, xã hội. Gia đình đồng thời cũng phải đảm nhận những chức năng cơ bản sau: giáo dục, duy trì nòi giống, sản xuất. Ở mỗi một gia đình khác nhau thì chức năng này của gia đình cũng đƣợc thể hiện và quy định khác nhau.

Từ những định nghĩa trên, có thể nhận thấy sự ràng buộc giữa cá nhân Ờ gia đình Ờ xã hội. Đây là mối quan hệ tƣơng tác đa chiều nhằm mang đến sự ổn định xã hội và phát triển toàn diện con ngƣời. Cũng nhƣ vậy, đối với gia đình có ngƣời CNMT, vai trò của gia đình lúc này đƣợc đẩy cao hơn nữa. Đồng thời sự tƣơng tác giữa các thành viên trong gia đình cũng ảnh hƣởng mạnh mẽ đến chắnh đối tƣợng. Gia đình có ngƣời CNMT cũng ảnh hƣởng vào sự phát triển xã hội cũng nhƣ cộng đồng tại nơi gia đình sinh sống. Nếu nhƣ sự tƣơng tác giữa các thành viên trong gia đình đến đối tƣợng CNMT theo hƣớng tắch cực thì sẽ tác động tắch cực đến hành vi của ngƣời CNMT và cũng ảnh hƣởng đến nhận thức của toàn xã hội. Hiểu đƣợc điều này sẽ hỗ trợ các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu sự tƣơng tác của gia đình với các thành viên, đặc biệt là những thành viên đang gặp phải các vấn đề xã hội nhƣ CNMT có thể định hƣớng, tìm ra phƣơng thức hỗ trợ hợp lý và đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 43)