Cai nghiện ma tuý:

Một phần của tài liệu Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 37)

8. Phạm vi nghiên cứu:

1.2.5.Cai nghiện ma tuý:

Cai nghiện ma tuý là một biện pháp tổng hợp gồm các tác động về y học, pháp luật, giáo dục học, đạo đức, v.v... nhằm điều trị, giúp ngƣời nghiện ma tuý cắt các hội chứng nghiện, phục hồi sức khoẻ và tái hoà nhập cộng đồng.

Cai nghiện ma tuý là một quá trình gồm nhiều giai đoạn: giai đoạn cắt cơn nghiện; giai đoạn hồi phục sức khoẻ, tâm; sinh lý và giáo dục lối sống; giai đoạn dạy nghề và tạo việc làm; giai đoạn giám sát, tƣ vấn, quản lý tại cộng đồng . Các giai đoạn này phải liên tục, kế tiếp nhau trong thời gian từ 2 - 3 năm. Để cai nghiện đƣợc thành công hoàn toàn cần phải có sự kết hợp của ý chắ ngƣời nghiện với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng xã hội. Một ngƣời chỉ đƣợc coi là đã cai nghiện đƣợc hoàn toàn nếu sau 6 năm không dùng ma tuý trở lại. Nhƣng để thật sự đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi thì không phải ai cũng làm đƣợc.

Theo Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống ma tuý năm 2008 quy định những biện pháp, hình thức cai nghiện nhƣ sau:

1. Các biện pháp cai nghiện ma tuý bao gồm: a) Cai nghiện ma túy tự nguyện;

b) Cai nghiện ma túy bắt buộc.

2. Các hình thức cai nghiện ma tuý bao gồm: a) Cai nghiện ma túy tại gia đình;

b) Cai nghiện ma túy tại cộng đồng; c) Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện.

Trong các hình thức cai nghiện nêu trên thì: Hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng đƣợc áp dụng đối với ngƣời tự nguyện cai nghiện, trừ trƣờng hợp ngƣời nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện tại cơ sở cai nghiện.

Trƣờng hợp ngƣời nghiện ma túy không tự nguyện cai nghiện thì áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

35

Trong những năm gần đây, nhà nƣớc đang chủ trƣơng hƣớng tới mô hình cai nghiện ma túy tại cộng đồng cho các đối tƣợng bằng hình thức sử dụng thuốc thay thế Methadone. Điều trị bằng Methadone là phƣơng pháp hiệu quả, chi phắ rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Cục trƣởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long cho biết, sử dụng phƣơng pháp này ngoài việc giúp giảm chi phắ đối với các gia đình có ngƣời nghiện ma túy, sau khi điều trị, ngƣời bệnh không phải chịu tác động và chẳng còn bị ám ảnh bởi việc tìm kiếm ma túy nên nếu trƣớc điều trị chỉ có 64,4% bệnh nhana tìm đƣợc việc làm thì sau 24 tháng, con số này đã lên 75,9% và thu nhập cũng tăng dần. Mặt khác, theo kết quả điều tra của 11 tỉnh, thành phố trên cả nƣớc, trƣớc đây trung bình một bệnh nhân tiêu tốn 230.000 đồng/ngày để mua heroin (khoảng 84 triệu đồng/năm), trong khi đó chi phắ điều trị bằng Methadone chỉ khoảng 6-8 triệu đồng/ngƣời/năm. Nhƣ vậy, với 17.521 ngƣời tham gia điều trị tại các tỉnh, thành phố, chƣơng trình đã tiết kiệm đƣợc khoảng 1.470 tỷ đồng/năm.

Hiện nay, thuốc Methadone sử dụng cho bện nhân đều đƣợc nhập khẩu thông qua Chƣơng trình kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Hoa Kỳ về phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR) tại Việt Nam và dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS tài trợ. Tắnh đến tháng 4-2014, Việt Nam đã nhập khẩu 183.228 lắt thuốc Methadone, trong đó sử dụng 123.475 lắt; còn lại 59.727 lắt đang đƣợc bảo quản tại Công ty dƣợc phẩm trung ƣơng I. Từ những số liệu cụ thể cũng nhƣ kết quả đáng mừng thu nhận đƣợc khi áp dụng hình thức cai nghiện ma túy bằng thuốc thay thế Methadone, có thể nhận thấy việc ứng dụng mô hình này vào cộng đồng là một việc làm vô cùng thiết thực và cần thiết.

Cai nghiện ma túy là vấn đề đƣợc xã hội rất quan tâm và không ngừng tìm các giải pháp tối ƣu để tăng mức tỷ lệ cai nghiện thành công, giúp ngƣời nghiện thật sự thoát ly khỏi ma tuý. Tuy nhiên, hiện không ắt gia đình và ngƣời nghiện thiếu kinh nghiệm và hiểu biết dẫn đến kết quả cai nghiện không thành công, thậm chắ còn gây ra những hậu quả khó lƣờngẦBằng những kiến thức về CNMT, bao gồm các biện pháp

36

và hình thức cai nghiện, nhân viên CTXH có thể sử dụng để hỗ trợ và tiếp cận các gia đình có ngƣời đang CNMT, nhằm đi đến mục đắch cuối cùng là đề xuất mô hình phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của cá nhân.

Một phần của tài liệu Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 37)