Lý thuyết Nhu cầu:

Một phần của tài liệu Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 28)

8. Phạm vi nghiên cứu:

1.1.3.Lý thuyết Nhu cầu:

Abraham Maslow chia nhu cầu của con ngƣời ra thành năm thang bậc, từ thấp đến cao và đƣợc biểu diễn bằng hình kim tự tháp.

26

Dựa trên các thang nhu cầu này, Weltner (1985,1986) đề ra bốn tầng nhu cầu của gia đình, tƣơng tự nhƣ cấu trúc của một ngôi nhà, cùng các phƣơng pháp tiếp cận tham vấn.[24, tr.148]

Tầng một (nền móng): gồm những nhu cầu vật chất căn bản cần thiết cho sự sống còn của gia đình nhƣ nhà ở, thực phẩm, an toàn, y tế, sự thƣơng yêu chăm sóc đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình...Hoạt động CTXH với những gia đình này là tìm kiếm, kết nối và khai thác những nguồn lực trong gia đình và đặc biệt từ hệ thống dịch vụ xã hội bên ngoài nhằm đảm bảo ASXH tối thiểu cho gia đình.

Tầng hai (khung và mái nhà): gia đình ở tầng này đƣợc thoả mãn thắch đáng những nhu cầu cơ bản liên quan đến sinh tồn, tuy nhiên cấu trúc không vững chắc, thẩm quyền không đƣợc phân chia và quy định rõ rệt, cha mẹ bất hoà hoặc không biết phối hợp hành động để hỗ trợ lẫn nhau, thiếu khả năng dạy dỗ con cái. Phƣơng pháp hỗ trợ các gia đình tại tầng nhu cầu này là tập trung vào giúp đỡ gia đình củng cố và phát triển các mối liên hệ giữa những ngƣời có trách nhiệm trong gia đình và tái lập cấu trúc

27

gia đình (Weltner, 1996, Munichin, 1974, Hartman và Laird, 1983). Các tác giả này cũng cho rằng học tập xã hội và áp dụng các kỹ thuật ứng xử sẽ tạo ra quyền lực và lấy lại đúng vai trò và vị thế cho các thành viên trong gia đình. Vì thế, có thể giúp gia đình trở lại đúng định dạng thông thƣờng.

Tầng ba (không gian và ranh giới): gia đình ở tầng này đƣợc thoả mãn những nhu cầu vật chất cơ bản liên quan đên sinh tồn, có tổ chức, kỷ luật trên dƣới. Với những gia đình này, việc can thiệp sẽ khó khăn hơn vì nhân viên xã hội phải đối phó với những cản trở từ gia đình muốn duy trì trạng thái giữ nguyên phong cách ứng xử hiện hành. Bên cạnh đó, nhân viên xã hội có thể xem xét việc giao tiếp và cấu trúc quyền lực xung quanh vấn đề đƣợc thành viên gia đình quan tâm. NVXH cần tạo ra sự khác biệt và cá tắnh hoá các thành viên gia đình với nhau, cũng nhƣ xác định hệ thống tình cảm, sự linh hoạt và ranh giới rõ ràng giữa các thế hệ là vấn đề cần thiết.

Tầng bốn (nội thất và trang trắ): gia đình ở tầng bốn có đầy đủ mọi thứ trừ hạnh phúc. Con ngƣời sống trong đó vẫn thấy thiếu sót một cái gì đó: sự bình yên, cảm giác đƣợc yêu thƣơng một cách nồng nàn, cảm giác muốn đƣợc thừa nhận, muốn đƣợc tôn trọng một cách thắch đáng, muốn đƣợc vƣơn tới cái tôi cao nhất... Khi làm việc với các gia đình này, NVXH cần phân tắch mở rộng các thế hệ khác nhau trong gia đình nhằm tìm kiếm các khuôn mẫu ứng xử truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác của gia đình vào việc can thiệp giúp đỡ.[11, tr.313]

Mỗi một gia đình khác nhau lại có điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình khác nhau. Việc này dẫn đến các nhu cầu của gia đình là không đồng đều. Có thể có những gia đình kinh tế đầy đủ, nhƣng nhu cầu về tầng hai (hạnh phúc) của họ còn hạn chế. Hoặc cũng có những gia đình luôn luôn hạnh phúc nhƣng họ lại gặp khó khăn trong kinh tế. Bằng việc xác định nhu cầu gia đình có ngƣời cai nghiện ma tuý sẽ tạo dựng cơ sở cho việc đề xuất mô hình cai nghiện ma tuý cho phù hợp với các gia đình cũng nhƣ đối với cộng đồng, mang tắnh hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 28)