Thực trạng nhận thức của các gia đình về cai nghiện ma túy:

Một phần của tài liệu Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 51)

8. Phạm vi nghiên cứu:

2.1.1. Thực trạng nhận thức của các gia đình về cai nghiện ma túy:

Việc cai nghiện ma túy không chỉ là trách nhiệm của riêng đối tƣợng, trung tâm cai nghiện mà nó còn là trách nhiệm của gia đình, của xã hội. Để cai nghiện thành công, không chỉ cần đến quyết tâm, sự quan tâm của gia đình mà nó còn phụ thuộc vào sự hiểu biết, nhận thức của gia đình về các chƣơng trình này. Bởi lẽ, đối tƣợng nghiện ma túy đa dạng (hình thức nghiện, thời gian nghiện, cách thức..) nên không thể áp dụng cùng một phƣơng pháp cho tất cả các đối tƣợng. Việc hiểu biết về cai nghiện ma túy sẽ giúp các gia đình nhanh chóng đƣa ra quyết định, hƣớng giải quyết cụ thể, mang lại hiệu quả cho đối tƣợng.

Những nội dung mà các gia đình có đối tƣợng nghiện ma túy nên biết bao gồm: các văn bản pháp luật, biện pháp cai nghiện, mô hình cai nghiện. Nắm rõ những điều này không chỉ hỗ trợ gia đình trong việc đƣa ra quyết định cho đối tƣợng mà nó còn giúp gia đình có đƣợc hành động đúng đắn, không có hành vi trái pháp luật. Theo quy định của pháp luật, hiện nay có 2 biện pháp cai nghiện ma túy chắnh là biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc và biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện. Cùng với 2 biện pháp này là 3 hình thức cai nghiện bao gồm: cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng, cai nghiện tại trung tâm cai nghiện ma tuý. Với các biện pháp, hình thức khác nhau lại có khung thời gian cai nghiện khác nhau, phù hợp với đặc thù của chắnh nó.

Tuy nhiên, qua phỏng vấn sâu, mối quan tâm của các gia đình lại chỉ tập trung vào các biện pháp cai nghiện. Họ không có nhu cầu hoặc sự quan tâm đến những văn bản bằng pháp luật. Việc cai nghiện ma túy cho đối tƣợng với họ xuất phát từ Ộnhu cầu

49

tìm hiểu khi mà biện pháp cai nghiện đang áp dụng không đạt hiệu quả. Đối với gia đình ông C.V.K (Nam, 72 tuổi, bảo vệ), khi đƣợc phỏng vấn, việc tìm hiểu những thông tin về cai nghiện ma túy không thực sự đƣợc họ quan tâm. Khi phát hiện con nghiện, họ tìm đến cơ quan công an để nhờ hỗ trợ, động viên đƣa con đi cai nghiện tại trung tâm. Vì thế, việc tìm hiểu văn bản pháp luật với họ là Ộkhông cần thiếtỢ [PVS 5, Nữ, 64 tuổi, nội trợ]. Mọi quyết định cũng nhƣ hành động của gia đình dành cho đối tƣợng đều dựa trên tình yêu thƣơng, là quyết định mang đầy cảm tắnh. Sau khi đối tƣợng cai nghiện ma túy tại trung tâm cai nghiện ma túy không thành công, khi đó gia đình mới tìm hiểu về những thông tin liên quan. Nguồn thông tin mà gia đình tìm hiểu mang tắnh phổ thông, đại chúng. Đó là thông qua loa, đài phát thanh; từ những câu chuyện phiếm hàng ngày và thông qua trải nghiệm của một số đối tƣợng mà gia đình quen biết về cai nghiện ma túy. Hình thức loa đài, phát thanh mà gia đình ông C.V.K nghe đƣợc mang tắnh vô thức và vô tình chứ gia đình cũng không có chủ định theo dõi thƣờng xuyên. Trong khi đó,gia đình lại tin tƣởng nguồn thông tin quen thuộc, gần gũi với gia đình hơn. Việc kiểm nghiệm những nguồn thông tin này không đƣợc gia đình chú trọng. Đây cũng chắnh là thái độ, nhận thức của đại đa số các gia đình có con đang sử dụng chất gây nghiện có.

Trắch biên bản PVS ông C.V.K: Ộsau một thời gian cho con tham gia cai nghiện ma túy tại trung tâm nhưng vẫn không đạt hiệu quả nên gia đình cũng chán nản. Sau đấy, bác để ý thấy gần nơi làm việc hay có bọn nghiện tụ tập chơi bài với chơi cờ. Bác cũng nói chuyện lân la hỏi thăm thì chúng nó bảo đừng có cho con lên trung tâm cai nghiện. Lên đấy chỉ có hỏng thêm thôi. Những đứa nào có tiền thì nó vẫn mua thuốc như bình thường được. Thế là gia đình cũng mất niềm tin vào trung tâm. Xong bác hỏi một người quen cũng đang cai nghiện thì nó bảo đang sử dụng thuốc thay thế Methadone ở Việt Trì hiệu quả lắm. Đợt đấy, gia đình cũng định đăng ký cho nó đi Việt Trì thì may qua, chương trình lại có ở thị xã nên đỡ phải đi đâu.Ợ

50

Thậm chắ, có gia đình đến lúc đƣợc phỏng vấn vẫn chƣa nhận thức con mình đã cai nghiện ma túy theo hình thức và biện pháp nào. Gia đình bà T.T.Đ (Nữ, 1950, nội trợ) là một vắ dụ điển hình. Con trai thứ hai trong gia đình bị nghiện và đã tham gia cai nghiện 2 lần tại trung tâm. Tuy nhiên, khi đƣợc phỏng vấn, bà chỉ biết Ộcon cai nghiện

ở trung tâm, nhưng mà là đi kiểu gia đình không mất tiềnỢ. Điều mà gia đình quan tâm

ở đây lại là về kinh tế. Bởi lẽ, Ộnếu gia đình làm đơn tự nguyện cai nghiện cho đối tượng thì họ sẽ phải chi trả toàn bộ kinh phắ cho quá trình đối tượng ở trung tâm. Vì thế, các gia đình có xu hướng để im khi biết đối tượng nghiện và đợi đến khi cơ quan

công an lập hồ sơ cho đi cai nghiện bắt buộcỢ [PVS 8, Nam, 42 tuổi, công an]. Về bản

chất thì hiểu biết của ông bà vẫn là về hình thức và biện pháp cai nghiện, nhƣng nó lại đƣợc nhìn nhận qua góc nhìn kinh tế chứ không phải vì mục đắch cai nghiện ma túy. Chắnh vì vậy, việc cai nghiện ma túy cho đối tƣợng không mang lại hiệu quả thực sự. Bên cạnh đó, gia đình cũng không có nhu cầu tìm hiểu các thông tin về cai nghiện ma túy mà giao phó hết cho cơ quan công an. Họ tin tƣởng tuyệt đối và không có trách nhiệm với chắnh con mình trong vấn đề cai nghiện ma túy. Đây cũng chắnh là tâm lý chung của các gia đình khi có con nghiện ma túy. Bản chất suy nghĩ của họ thực ra đã có ý niệm bài trừ con mình, vì thế, họ đã giao phó mọi quyết định cho cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận vấn đề kinh tế trong việc cai nghiện ma túy hiện nay. Khi biết con mình nghiện ma túy, các gia đình sẽ phải đối mặt với vấn đề kinh tế bị ảnh hƣởng: do các đối tƣợng lấy tiền để sử dụng ma túy và chi phắ cai nghiện ma túy. Chi phắ để một đối tƣợng cai nghiện ma túy không hề nhỏ so với thu nhập chung. Ngoài ra, không phải chỉ cai nghiện 1 lần là có thể dứt cơn nên các gia đình thƣờng có tâm lý e ngại khi nghĩ đến việc cai nghiện cho con. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hệ quả của việc không khai báo với chắnh quyền địa phƣơng về hành vi sử dụng ma túy của các gia đình hiện nay.

Gia đình ông Q.P.Đ (Nam, 1944, nghỉ hƣu) là một gia đình có điều kiện kinh tế. Vì thế, khi biết con có hiện tƣợng nghiện ma túy, gia đình đã lựa chọn hình thức cai

51

nghiện ma túy tự nguyện. Mặc dù hiện nay, anh Q.H.L (Nam, 1973, tự do) đã cai nghiện thành công, nhƣng những hiểu biết của gia đình vẫn ở mức biết về trung tâm cai nghiện ma túy. Đối với họ, đây chắnh là cánh cửa duy nhất, là con đƣờng độc đạo để cai nghiện thành công. Vì thế, việc đƣợc đƣa vào trung tâm cai nghiện với anh L là chuyện bình thƣờng. Từ biện pháp bắt buộc đến tự nguyện gia đình đều đã trải qua để anh có thể cai nghiện thành công. Quá trình cai nghiện ma túy của anh là một vòng tuần hoàn giữa bị nghiện Ờ vào trung tâm Ờ về cộng đồng Ờ tái nghiện Ờ vào trung tâm. Với lý do bận công việc hàng ngày - duy trì kinh tế để đƣa con vào trung tâm cai nghiện, bố mẹ đối tƣợng cũng không có nhu cầu tìm hiểu về cai nghiện ma túy.

Gia đình ông Đ.V.C (Nam, 79 tuổi, nghỉ hƣu) vốn là gia đình tri thức khi cả 2 ông bà đều là giáo viên. Mặc dù đã nghỉ hƣu nhƣng ông vẫn tham gia hoạt động giáo dục tại trƣờng Trung học phổ thông dân lập gần nhà. Vì thế, khi biết con mình bị nghiện ma túy, gia đình đã tìm hiểu các thông tin nhằm tìm đến phƣơng án hiệu quả nhất cho con mình. Nội dung thông tin mà gia đình tìm hiểu bao gồm những thủ tục khi đăng ký cai nghiện ma túy, các biện pháp, hình thức cai nghiệnẦCó thể nói, bằng vệc trang bị cho chắnh mình những thông tin cần thiết đã góp một phần không nhỏ cho gia đình trong quá trình lên kế hoạch, đƣa ra quyết định cai nghiện cho con. Nhu cầu tìm hiểu thông tin của gia đình cũng hình thành ngay khi gia đình biết con mình bị nghiện ma túy. Bên cạnh đó, gia đình cũng phối hợp cùng các cơ quan liên quan để cùng tìm ra hƣớng đi tốt nhất cho đối tƣợng. Ngay khi biết con có hành vi sử dụng ma túy, bằng hiểu biết và trách nhiệm của mình, ông bà đã liên hệ với cơ quan nơi con trai đang công tác nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc cai nghiện ma túy cho con. Đến thời điểm đối tƣợng nghỉ việc, về sinh sống tại địa phƣơng, ông bà vẫn luôn quan tâm và tìm hiểu cách thức tốt nhất cho con mình.

Trắch biên bản PVS ông Đ.V.C: Ộgia đình có truyền thống làm nghề giáo nên rất hiểu việc trang bị cho mình kiến thức sẽ hữu ắch như thế nào. Cũng giống như giảng dạy thôi, nếu không biết những thông tin về cai nghiện ma túy thì làm sao mình

52

có thể hỗ trợ cho con. Con thì nghiện nên suy nghĩ cũng không tỉnh táo, làm sao nhận thức được mọi thứ. Chắnh lúc này mới cần sự giúp đỡ của gia đình ở bên. Vì thế, ngay từ đầu chúng tôi cũng xác định phải có kiến thức, có hiểu biết thì mới CNMT thành công được.Ợ

Trắch biên bản PVS bà T.T.Đ: Ộthật ra thì gia đình cũng có người quen làm ở ngành công an nên việc lập hồ sơ đưa thằng H. tham gia cai nghiện đều nhờ chú nó hết. Vì thế, chúng tôi đến giờ vẫn không phải lo việc này. Chỉ cần chu cấp cho nó đầy đủ và hợp tác với cán bộ khi lập hồ sơ thôi. Mà tôi thấy mình cũng không cần thiết phải biết đến những thủ tục hay là cái gì gì ấy quy định cả. Cơ quan nhà nước được lập ra là để làm những việc này. Người dân chúng tôi chỉ biết thực hiện khi có yêu cầu thôi.Ợ

Có thể nhận thấy một điều rằng, những thông tin mà các gia đình nắm đƣợc về cai nghiện ma túy vô cùng hời hợt, thậm chắ là thiếu hiểu biết. Mặc dù nhà nƣớc đã có những văn bản pháp luật quy định một cách rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm và nghĩa vụ của gia đình có ngƣời đang cai nghiện ma túy, nhƣng đối với các gia đình thì họ lại không quan tâm và không biết đến. Thiếu hiểu biết về các văn bản đồng thời cũng không đƣợc trang bị những kiến thức về các biện pháp, hình thức cai nghiện ma túy là thực trạng chung của các gia đình. Có một thực tế rằng các gia đình không quan tâm đến hình thức cũng nhƣ biện pháp cai nghiện ma túy cho đến khi việc cai nghiện ma túy bắt buộc tại trung tâm của con thất bại ( 1 hoặc nhiều lần). Bởi lẽ, việc phát hiện ra con mình sử dụng ma túy trong thời gian rất lâu sau khi đối tƣợng bắt đầu sử dụng ma túy. Khi đó, hoặc là các gia đình sẽ nhận đƣợc thông báo của công an xã/phƣờng, hoặc là tự phát hiện. Trong tiềm thức của các gia đình, cai nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc đƣa con vào trung tâm cai nghiện. Họ không quan tâm nhiều đến thời gian các đối tƣợng cai nghiện ma túy tại trung tâm là bao lâu. Những quy định văn bản pháp luật cũng không đƣợc mọi ngƣời chú trọng tìm hiểu. Nguyên nhân dẫn đến việc thiếu hiểu biết này là do các gia đình không có nhu cầu tìm hiểu. Họ không đánh giá cao về

53

việc mình có nên biết thông tin hay không. Cho đến thời điểm các đối tƣợng đã cai nghiện ma túy thành công hoặc đã cai nghiện rất nhiều lần thì các đại diện hộ gia đình khi đƣợc hỏi vẫn cho rằng các đối tƣợng là yếu tố quyết định đến việc cai nghiện, gia đình chỉ có thể giám sát phần nào.

Theo nhận định của các cán bộ thuộc các cơ quan có tham quyền liên quan đến việc đƣa đối tƣợng đi cai nghiện ma túy thì nguyên nhân quan trọng để các gia đình không quan tâm đến các văn bản pháp luật chắnh là do các quy định chƣa thực sự rõ ràng, cụ thể. Công tác quản lý ngƣời nghiện ma túy hiện nay chủ yếu đƣợc quy định bởi 4 văn bản Luật là Nghị định 94, Nghị định 167, Nghị định 221 và Nghị định 111. Tuy nhiên, những văn bản này còn chƣa có những hƣớng dẫn chi tiết nhƣ về biểu mẫu, về hƣớng dẫn tổ chức thành lập các tổ chức xã hội quản lý ngƣời nghiện. Một số quy định rất khó thực hiện trong thực tế nhƣ: quy định về thành phần họp xét duyệt việc áp dụng giáo dục tại phƣờng, xã phải có sự tham gia của ngƣời nghiện, nếu không sẽ phải hoãn cuộc họp. Có quy định lại chồng chéo lên nhau. Chắnh những cán bộ thực hiện làm hồ sơ, quy trình cai nghiện ma túy cho đối tƣợng vẫn còn gặp khó khăn khi làm việc theo quy định pháp luật.

Ngƣời nghiện ma túy cùng một lúc chấp hành 2 quyết định của chắnh quyền địa phƣơng. Đó là giáo dục tại phƣờng xã thị trấn kéo dài từ 3 đến 6 tháng theo Nghị định 111 và cai nghiện tại gia đình, cộng đồng từ 6 đến 12 tháng theo Nghị định 94. Do vậy, sau khi hết thời gian giáo dục tại phƣờng xã, thị trấn thì ngƣời nghiện phải chờ thêm cho hết thời gian cai nghiện tại gia đình, cộng đồng thì mới đƣợc đƣa đi cai nghiện bắt buộc tập trung. Việc xác định tình trạng nghiện để có cơ sở đƣa đi cai nghiện bắt buộc cũng khó thực hiện tại trạm y tế xã vì bác sĩ không có thẩm quyền giữ ngƣời nghiện ở lại để làm các xét nghiệm.

Qua phỏng vấn sâu chuyên viên phòng LĐ-TB&XH thị xã Phú Thọ cũng đã nhận định, các gia đình không có nhu cầu tìm hiểu về các văn bản pháp luật về cai nghiện ma tuý vì đối với họ việc này là không cần thiết. Các gia đình có con sử dụng

54

ma tuý thƣờng chỉ mau chóng đƣa con vào trung tâm cai nghiện ma tuý để cai nghiện thành công. Đây vừa là hình thức cai nghiện cho con, vừa là hành động đẩy trách nhiệm của các gia đình đối với con cái khi họ sử dụng ma tuý về phắa nhà nƣớc, cộng đồng.

Một yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức của gia đình về cai nghiện ma túy chắnh là nguồn cung cấp thông tin. Theo đề án mới của Chắnh phủ về việc đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 đã đề ra thì mục tiêu đến năm 2015 sẽ Ộnâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chắnh quyền và các tầng lớp nhân dân về dự phòng và điều trị nghiện, phấn đấu 80% cán bộ chắnh quyền các cấp và 60% người dân ở độ tuổi trưởng thành hiểu biết cơ bản về nghiện ma túy, các biện pháp, mô hình

dự phòng và điều trị nghiệnỢ [35]. Tuy nhiên, để đạt đƣợc điều này, cần phải có những

biện pháp tuyên truyền, phổ biến thông tin một cách hiệu quả nhất. Không phải không có căn cứ khi các gia đình đƣợc phỏng vấn đều không có những thông tin cơ bản, cần thiết về cai nghiện ma túy. Khi cần tìm hiểu thì có gia đình thông qua Ộnghe loa đài và

từ người đã cai nghiện thành công chia sẻỢ [PVS 1, Nam, 72 tuổi, bảo vệ] để tìm cách

thức phù hợp cai nghiện cho con mình. Cũng có gia đình Ộnhờ các chú cán bộ công an

đến nhà làm hồ sơ giải thắchỢ [PVS 4, Nam, 51 tuổi, nghỉ hƣu] mới biết thông tin.

Nguồn thông tin đƣợc tuyên truyền hàng ngày thông qua các phƣơng tiện truyền

Một phần của tài liệu Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 51)