Giai đoạn sau cai nghiện tại trung tầm lần đầu:

Một phần của tài liệu Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 74)

8. Phạm vi nghiên cứu:

2.2.2.2. Giai đoạn sau cai nghiện tại trung tầm lần đầu:

Sau khi hết thời gian cai nghiện tại trung tâm theo quy định của nhà nƣớc, các đối tƣợng trở về với cộng đồng và gia đình. Các gia đình lúc này cũng đã hiểu biết hơn về cai nghiện ma túy cũng nhƣ những vấn đề liên quan đến pháp luật. Tuy nhiên, sau khi cai nghiện ma túy tại trung tâm lần đầu tiên trở về cộng đồng, các đối tƣợng vẫn tiếp tục hành vi sử dụng ma túy và đƣợc đƣa lên trung tâm lần 2, lần 3Ầ. Đặc điểm chung của các gia đình khi đối tƣợng trở về với cộng đồng là tiếp tục cho họ tham gia lao động nhƣ bình thƣờng. Bởi lẽ, các gia đình đều hy vọng vào kết quả khả quan ở trung tâm. Bên cạnh đó, họ cũng mong muốn thông qua lao động, đối tƣợng sẽ hòa nhập với cộng đồng, cai nghiện thành công. Nguyên nhân sâu xa lý giải cho quyết định

72

để các đối tƣợng tham gia lao động bởi các gia đình mong rằng việc này sẽ khiến con mình tránh xa với những cám dỗ của ma túy.

Đối với gia đình bà T.T.Đ, sau lần cai nghiện đầu tiên trở về với cộng đồng, ông bà quyết định cho con trai đi làm. Tuy nhiên, sau một thời gia đi làm không lâu, đối tƣợng tái nghiện và bị đƣa trở lại trung tâm cai nghiện. Đến lúc này, gia đình vẫn cho rằng nguyên nhân để đối tƣợng tái nghiện là do bạn bè lôi kéo. Vì thế, sau lần cai nghiện thứ hai từ trung tâm trở về, gia đình vẫn cho đối tƣợng Ộđi làm nhưng tại nơi xa

nhà để đối tượng tách biệt với những thành phần không nghiêm túcỢ. Trƣớc tiên, địa

điểm gia đình lựa chọn vẫn thuộc tỉnh Phú Thọ và trong tầm kiểm soát của gia đình. Tuy nhiên, đối tƣợng lại bỏ việc về nhà và tự mình đi làm xa. Khi đƣợc hỏi công việc của đối tƣợng, cả bố và mẹ đều không có thông tin chắc chắn về công việc cụ thể cũng nhƣ địa điểm mà đối tƣợng đang làm việc. Ông bà cho rằng, đến thời điểm hiện tại, ông bà không thể giúp gì mà tự đối tƣợng phải nhận thức và tự lo cho bản thân mình. Sự kỳ thị từ cộng đồng cũng là một nguyên nhân để ông bà đồng ý cho đối tƣợng đi làm xa nhà. Khi gia đình có con bị nghiện ma túy và đang cai nghiện, gia đình sẽ không đƣợc công nhận là gia đình văn hóa. Trong thời điểm hiện tại, khi mà chỉ số ắt những gia đình trong tổ dân phố không đạt gia đình văn hóa vì những vấn đề mà gia đình gặp phải cũng sẽ gặp phải sự soi mói của hàng xóm, cộng đồng. Vì thế, ông bà vẫn quyết định cho con đi làm ăn xa để tránh sự đàm tiếu của dƣ luận.

Có thể nhận thấy, cộng đồng ảnh hƣởng rất lớn đến gia đình cũng nhƣ quyết định, nhận thức về cai nghiện ma túy của gia đình bà T.T.Đ. Đối với gia đình của bà, để quyết định việc cai nghiện hay không dựa trên các yếu tố sau:

73

Sở dĩ gia đình đặt vấn đề kinh tế lên trên bởi lẽ chi phắ cho việc cai nghiện ma túy không hề nhỏ. Vì thế, các gia đình có xu hƣớng không lựa chọn biện pháp cai nghiện tự nguyện. Nếu nhƣ đối tƣợng thực hiện cai nghiện ma túy tại cộng đồng, gia đình thì vấn đề kinh tế cũng bị ảnh hƣởng. Khi đối tƣợng về cai nghiện tại gia đình, khi lên cơn thèm thuốc, nếu không đƣợc đáp ứng sẽ có hành vi trộm cắp của gia đình và của những ngƣời xung quanh để đi mua thuốc. Bên cạnh đó, gia đình phải thƣờng xuyên ở nhà để theo dõi, quản lý đối tƣợng nên gây ảnh hƣởng đến năng suất lao động bên ngoài. Nghiện và cai nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc ảnh hƣởng đến kinh tế của cả gia đình cũng nhƣ cộng đồng. Vấn đề kinh tế không chỉ chi phối đến nhận thức mà ảnh hƣởng đến cả hành vi của gia đình. Đặt nặng vấn đề kinh tế lên trên, khi đó, gia đình thƣờng lựa chọn hình thức cai nghiện ma tuý tại trung tâm chứ không phải là cai nghiện ma tuý tại gia đình, cộng đồng. Chi phắ so với cai nghiện ma tuý tại gia đình, cộng đồng thấp hơn, cộng thêm việc ở trung tâm có những cán bộ đƣợc đào tạo chuyên môn bài bản là lý do để gia đình vẫn luôn tin tƣởng và lựa chọn cai nghiện tại trung tâm.

Ý kiên cộng đồng cũng là một rào cản lớn đối với các gia đình có con cai nghiện ma tuý. Không phải tất cả đều hiểu và nhận thức đúng đắn về việc cai nghiện ma tuý cho đối tƣợng. Họ vẫn giữ cái nhìn thiếu thiện cảm, xoi mói và dè chừng đối

74

với những gia đình có con nghiện ma tuý. Các gia đình bị ảnh hƣởng bởi cộng đồng không phải vì họ bị chi phối những suy nghĩ đó áp đặt vào con mình mà bởi các gia đình không muốn bị tách khỏi cộng đồng. Đây cũng là một nhu cầu cơ bản mà bất cứ một cá nhân, gia đình nào cũng cần có để tồn tại. Vì thế, để tránh sự đàm tiếu của dƣ luận, các gia đình lựa chọn cho đối tƣợng đi làm hoặc đi xa khỏi nơi cƣ trú nhằm bao biện cho việc đối tƣợng vẫn chƣa cai nghiện thành công.

Vẫn biết một điều rằng để cai nghiện thành công đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ phắa đối tƣợng, nhƣng không phải vì thế mà các gia đình đều cho rằng mình không có trách nhiệm đối với việc cai nghiện của con. Khi đối tƣợng trở về cộng đồng và tái nghiện, gia đình vẫn cứ lặp đi lặp lại hƣớng giải quyết là cho vào trung tâm cai nghiện khi có thông báo của công an và cho đối tƣợng đi làm xa nhà. Nhƣng liệu những việc làm này có mang lại hiệu quả đúng nhƣ gia đình vẫn mong chờ.

Với trƣờng hợp của gia đình ông T.V.N, với niềm tin, hy vọng đặt trọn vào đối tƣợng sau khi cai nghiện ở trung tâm trở về, ông tìm cách cho con đi làm ở gần nhà và lập gia đình để con trở nên có trách nhiệm với cuộc sống của bản thân hơn. Ông rất e ngại khi mọi ngƣời xung quanh đề cập hay biết đến việc con trai đã từng bị đƣa lên trung tâm cai nghiện. Để kiểm soát hành vi của con chặt hơn, ông xin việc cho con làm công nhân tại khu công nghiệp gần nhà, cùng với anh trai. Bên cạnh đó, ông cũng thƣờng xuyên nhờ cán bộ công an nhắc nhở để đối tƣợng chỉn chu vào lao động. Ông vừa kết hợp giữa yêu thƣơng của gia đình với sự giám sát của chắnh quyền đề con trai ông cảm nhận đƣợc gia đình luôn ở bên nhƣng vẫn thấy sợ không dám sử dụng ma túy. Việc cho con lập gia đình cũng là một cách kiểm soát đồng thời tạo dựng động lực giúp con ông hoà nhập cộng đồng thành công. Đến thời điểm hiện tại, con trai ông không có hành vi sử dụng lại ma tuý. Đây là nỗ lực không chỉ của gia đình mà nó còn là sự cố gắng của bản thân đối tƣợng với vấn đề cai nghiện ma tuý. Ông không dám nhắc đến việc con mình đã từng cai nghiện ma tuý, mặc dù hiện nay đối tƣợng đã có những thay đổi tắch cực. Trong tiềm thức của ông và của đại đa số mọi ngƣời thì ngƣời nghiện ma

75

tuý cũng đồng nghĩa với tệ nạn xã hội, cơ hội để họ có thể làm lại cuộc đời là rất ắt. Với suy nghĩ này, chắnh những định kiến của xã hội và ngƣời thân xung quanh là rào cản để đối tƣợng tái hoà nhập cộng đồng chứ không phải ở bản thân đối tƣợng.

Không giống nhƣ trƣờng hợp trên, trong gia đình ông C.V.K lại đặt vấn đề cai nghiện thành công của đối tƣợng lên trên hết. Khi đề cập đến vấn đề dƣ luận, ông cho rằng việc quan trọng nhất là cai nghiện thành công cho con mình. ỘViệc nghiện của con

chắnh là một sản phẩm của xã hộiỢ nên chắnh xã hội mới phải nhìn nhận và xấu hổ. Sau

lần cai nghiện đầu tiên trở về cộng đồng, ông bà vẫn kiên trì quan tâm, theo dõi đến mọi thay đổi, hành vi của con. Con trai ông sau khi về cộng đồng thì vẫn tái nghiện và đƣợc đƣa lên trung tâm cai nghiện. Ông bà vẫn không ngừng hy vọng, đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ từ phắa cơ quan nhà nƣớc. Khi con trai về nhà, ông thƣờng nhờ cán bộ công an khu vực đến nhà và nói chuyện để con trai ông hiểu. Sau nhiều lần cai nghiện vẫn không thành công, ông bắt đầu hoài nghi vào tắnh hiệu quả của trung tâm cai nghiện. Từ đó, ông tìm hiểu những thông tin xung quanh nhƣ: loa đài, những ngƣời quen biết, đối tƣợng đã cai nghiện ma tuý đang sinh hoạt tại nơi cƣ trú... Qua những nguồn thông tin thu thập đƣợc, ông quyết định cho con trai về cai nghiện ma túy tại cộng đồng và sử dụng thuốc hay thế Methadone. Ông đặc biệt đề cao mô hình cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, đặc biệt là vai trò của gia đình. Sau khi con trai cai nghiện ma túy trở về cộng đồng lần thứ nhất, ông bà cũng cho đối tƣợng kết hôn để anh trở nên có trách nhiệm hơn. Hiện nay, đối tƣợng đang sử dụng thuốc thay thế Methadone hàng ngày đồng thời vẫn đi làm nhƣ bình thƣờng. Hàng ngày, anh nhận nhiệm vụ đƣa đón con đi học, đi làm và đến trung tâm để nhận thuốc. Cuộc sống hạnh phúc của gia đình nhỏ cũng là động lực để đối tƣợng biết rằng mình cần phải cố gắng nhiều nhƣ thế nào.

Cũng giống nhƣ gia đình ông C.V.K, quyết định cai nghiện tại cộng đồng cũng đƣợc gia đình lựa chọn là giải pháp hiện tại, gia đình ông Đ.V.C cũng đã cho con tham gia cai nghiện tại trung tâm nhiều năm. Bao nhiêu năm con cai nghiện ma túy tại trung

76

tâm là bấy nhiêu năm ông bà ân cần bên cạnh con. Sau 2 lần cai nghiện bằng biện pháp bắt buộc nhƣng không thành công, ông bà quyết định cho con cai nghiện tự nguyện. Trong thời gian đó, không chỉ chu cấp kinh phắ cho mọi hoạt động của con, ông bà còn thƣờng xuyên động viên để con cố gắng. Hiện tại, khi sức khỏe đã suy giảm phần nào, ông bà cùng con chọn hình thức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng.

Đối với gia đình ông bà thì cai nghiện ma tuý cho con đƣợc đặt lên hàng đầu. Mọi sự quan tâm và cố gắng của gia đình đều mong muốn đạt đƣợc hiệu quả. Vì thế, ông bà cũng nhƣ đối tƣợng đã thử những biện pháp, hình thức cai nghiện hiện có. Đồng thời, qua mỗi lần cai nghiện lại tự rút ra những bài học kinh nghiệm để lần sau tốt hơn lần trƣớc. Đây là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kiên trì và tình yêu thƣơng, niềm tin vào tƣơng lai của đối tƣợng rất nhiều.

Trong số những gia đình đối tƣợng đƣợc lựa chọn, có trƣờng hợp gia đình ông bà Q.P.Đ đã cai nghiện thành công cho con trai. Anh Q.H.L đã trải qua rất nhiều biện pháp, hình thức cai nghiện. Mỗi lần từ trung tâm trở về, sau một thời gian anh lại lang thang, vật vờ hết chỗ này đến nơi khác. Lúc thì ở tại nơi cƣ trú, khi lại đi sang vùng lân cận. Vì thế, hồ sơ của anh đƣợc lập không chỉ ở 1 địa bàn. Sau nhiều lần cai nghiện và tái nghiện, gia đình quyết định đƣa anh trở lại quê nhà là nơi anh đang cƣ trú hiện tại. Ông bà giao nhà cửa, vƣờn tƣợc để anh tự chăm lo bản thân. Đồng thời cũng đầu tƣ bàn bóng bàn để anh có thể giải trắ cũng nhƣ tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, hƣớng tới cộng đồng.

Để có đƣợc nhƣ ngày hôm nay, anh Q.H.L cũng gặp phải những rào cản từ phắa cộng đồng rất nhiều. Bị mọi ngƣời xa lánh, kỳ thị. Nếu nhƣ gia đình không tin tƣởng và đặt hy vọng, có lẽ anh đã xuôi theo cộng đồng mà buông thả mình để mãi mãi chỉ là con nghiện mà thôi. Điều này có thể khẳng định sức mạnh của cộng đồng đến việc cai nghiện ma tuý của đối tƣợng là rất lớn.

Trong số những gia đình đƣợc phỏng vấn, gia đình ông N.H.T là một trong số ắt những gia đình có hiểu biết đầy đủ cũng nhƣ nhận thức đúng đắn về cai nghiện ma tuý.

77

Tuy nhiên, khi chắnh con mình sử dụng ma tuý, không phải gia đình có thể tỉnh táo để đýa ra hýớng giải quyết phù hợp. Anh N.G.N, con trai thứ hai của ông đã tham gia cai nghiện ma tuý 4 lần, bao gồm cả biện pháp bắt buộc và tự nguyện. Sau lần cai nghiện đầu tiên trở về, ông bà thể hiện sự quan tâm, lo lắng đến con mình rất nhiều. Để con không đi theo đám bạn bè xấu, ông bà gần nhƣ đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mà con đƣa ra. Bản thân đối tƣợng đƣợc nuông chiều từ nhỏ, lại hay ốm yếu nên gia đình ông, từ bản thân ông bà đến những ngƣời xung quanh đều thƣơng yêu đối tƣợng. Sau lần 2, lần 3, lần 4 cai nghiện vẫn không đạt hiệu quả nhƣ ý muốn, gia đình hƣớng đối tƣợng đến việc tự lập bằng cách hỗ trợ con trai và con dâu trong việc kinh doanh để tạo công ăn việc làm cho con. Hiện nay, anh N. đang có con gái nhỏ 4 tuổi. Ông bà nhận nuôi bé từ khi em mới chào đời. Anh và vợ hiện tại sống với nhau không hôn thú. Ông bà mặc dù ban đầu không đồng ý nhƣng vẫn tạo điều kiện để vợ chồng con đƣợc sống với nhau, nhằm tạo niềm tin nơi con. Ông bà cũng nuôi hy vọng, có vợ con, đối tƣợng sẽ thay đổi mà cai nghiện thành công và trở về với cuộc sống thƣờng ngày.

Quan điểm của gia đình về cai nghiện ma tuý tại trung tâm là Ợcho nó đi để

mình an tâm chứ vẫn biết sau đấy về nó lại tái nghiệnỢ [PVS 7, Nữ, 68 tuổi, buôn bán].

Mặc dù hiện nay vẫn quan tâm đến việc cai nghiện ma tuý của đối tƣợng nhƣng gia đình không tránh khỏi hoang mang khi đƣa ra hƣớng đi đúng đắn nhất mà đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Đối với những lần cai nghiện ban đầu của đối tƣợng, gia đình ông vẫn lựa chọn phƣơng án cai nghiện tại trung tâm để tránh sự soi mói của mọi ngƣời. Thời gian đó, mỗi khi có ai nhắc đến con trai ông đều lảng tránh và cảm thấy buồn phiền. Sau dần, nhận thấy nếu giữ thái độ nhƣ vậy chỉ càng khiến cộng đồng có cái nhìn không đúng vào việc cai nghiện ma tuý của con cũng nhƣ chỉnh bản thân gia đình và đối tƣợng nên ông và gia đình bắt đầu có sự thay đổi.

Khác biệt so với những gia đình đƣợc lựa chọn phỏng vấn, bởi lẽ đối tƣợng vẫn chƣa có quyết tâm cai nghiện ma tuý cũng nhƣ đang chịu án tù, gia đình bà N.T.C cũng có cách giải quyết với đối tƣợng sau khi cai nghiện ma tuý tại trung tâm giống mọi gia

78

đình khác. Khi con trở về cộng đồng, bà và mọi ngƣời trong gia đình vẫn không ngừng động viên đối tƣợng tham gia lao động để có thể trở về cuộc sống bình thƣờng, cai nghiện thành công. Tuy nhiên, trong gia đình bà, mỗi ngƣời lại có một cuộc sống riêng nên việc theo sát đối tƣợng là không thể. Bên cạnh đó, bà vẫn giữ niềm tin phi lý rằng việc nghiện ma tuý của đối tƣợng là Ộnó đang gánh nạn cho cả gia đìnhỢ. Vì thế, bà luôn nắn nhịn trƣớc con mình. Gia đình hoàn cảnh kinh tế không khá giả, không thể xin việc đƣợc cho con khi con trở về với cộng đồng, bà gửi con đi làm với họ hàng, làng xóm. Tuy nhiên, đối tƣợng không duy trì đƣợc những công việc này. Sau 2 lần cai nghiện ma tuý không thành công tại trung tâm, đối tƣợng trở về với cộng đồng. Công việc không có đối tƣợng vật vã quanh làng, xóm và sinh ra trộm cắp để có tiền mua

Một phần của tài liệu Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 74)