Hƣớng can thiệp của các gia đình đối với việc nghiện ma túy của ngƣời thân:

Một phần của tài liệu Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 65)

8. Phạm vi nghiên cứu:

2.2. Hƣớng can thiệp của các gia đình đối với việc nghiện ma túy của ngƣời thân:

Nhƣ đã phân tắch ở trên, với những gia đình có điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình cũng nhƣ nhận thức khác nhau sẽ hình thành hƣớng giải quyết với đối tƣợng khác nhau. Và các hƣớng giải quyết này đƣợc chia ra làm 2 giai đoạn, tƣơng ứng với quá trình cai nghiện ma tuý của đối tƣợng:

- Giai đoạn khi gia đình phát hiện đối tƣợng sử dụng ma tuý. - Giai đoạn đối tƣợng cai nghiện ma tuý.

2.2.1. Hướng can thiệp của gia đình khi biết đối tượng bị nghiện ma túy:

Đối với cá nhân mỗi ngƣời, khi đối diện những biến cố hoặc những điều bất ngờ mà bản thân chƣa lƣờng trƣớc, thƣờng sẽ có thái độ shock từ đó giảm khả năng đƣa ra quyết định. Trong giai đoạn đầu, khi bắt đầu nhận biết con mình bị nghiện ma túy, các gia đình không tránh khỏi cảm giác bị tổn thƣơng, từ đó dẫn đến những quyết định hành động không tỉnh táo, mang tắnh nhất thời.

63

Ở các gia đình khác nhau lại có những hƣớng giải quyết khi biết con mình bị nghiện ma túy khác nhau. Và chắnh những cách thức mà các gia đình lựa chọn cũng phản ánh về sự quan tâm, nhận thức của mỗi gia đình về vấn đề cai nghiện ma túy của đối tƣợng; đồng thời nó cũng quyết định đến việc cai nghiện thành công hay không.

Theo ý kiến đánh giá của các cơ quan chức năng liên quan đến việc quản lý, lập hồ sơ đối tƣợng cai nghiện ma túy thì các gia đình khi biết con mình bị nghiện thƣờng che giấu hoặc làm ngơ không biết. Về phắa cán bộ công an, họ cho rằng việc trốn tránh hiện thực con mình đang nghiện ma túy thực chất là nhằm xa lánh, chạy trốn khỏi những hệ quả từ hành vi nghiện ma túy đem lại. ỘBởi lẽ, các đối tượng nghiện ma túy khi bị phát hiện thường có thái độ hành hung người thân nếu bị ngăn cản, trộm cắp tại nơi cư trú gây mất trật tự an ninh. Khi đó, gia đình lại là nơi giải quyết hậu quả của

đối tượng khi công an tìm đếnỢ [PVS 8, Nam, 42 tuổi, công an].

Theo nhận xét, đánh giá của cán bộ phòng LĐ-TB&XH - nơi lập hồ sơ cho đối tƣợng đi cai nghiện, khi các gia đình biết con mình sử dụng ma tuý, họ có xu hƣớng tìm mọi cách đƣa con đi cai nghiện tại trung tâm để chịu sự quản lý của các cán bộ trung tâm và nhà nƣớc. Sau khi đƣa con vào trung tâm cai nghiện, vai trò, trách nhiệm của các gia đình lúc này đã đƣợc giảm đi phần nào khó khăn.

Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn sâu các gia đình lại cho thấy những khắa cạnh khác trong việc tiếp nhận thông tin con mình bị nghiện ma túy. Có 2 hƣớng giải quyết mà các gia đình lựa chọn là: giải pháp mang tắnh tạm thời và giải pháp lâu dài. Các gia đình có con cai nghiện ma tuý có một điểm chung khi phát hiện con mình bị nghiện: Việc làm đầu tiên mà các gia đình nghĩ đến là để con tránh xa khỏi những cám dỗ đã đƣa con vào con đƣờng ma tuý. Theo lẽ thƣờng, khi phát hiện con mình sử dụng ma tuý, các gia đình thƣờng tìm nguyên nhân để con nghiện, từ đó tìm mọi biện pháp để tách con ra khỏi môi trƣờng đó. Hành động này vừa là bản năng của những ngƣời làm cha làm mẹ (tách con khỏi môi trƣờng nguy hiểm), đồng thời nó cũng là tình yêu thƣơng của gia đình với đối tƣợng. Động lực giống nhau, nhƣng mỗi gia đình lại lựa

64

chọn một hình thức hành động khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến hành vi sử dụng ma tuý của đối tƣợng, từ phắa các gia đình thƣờng xuất phát do môi trƣờng làm việc và mối quan hệ bên ngoài gia đình. Rất ắt và không có gia đình nào nhìn nhận một phần trách nhiệm của hành vi này về phắa mình.

Thời gian để các gia đình phát hiện ra con mình bị nghiện ma túy thƣờng rất lâu. Thời gian trung bình là 1 Ờ 3 năm. Lý do chắnh của vệc này bởi lẽ, các đối tƣợng thƣờng sử dụng ma túy lén lút nên việc phát hiện gặp khó khăn. Những đối tƣợng có tiền sử đua đòi, ăn chơi thì việc bị nghiện ma túy không tác động mạnh đến thái độ của các thành viên trong gia đình khi phát hiện. Gia đình của ông N.H.T, con trai thứ hai của ông vốn ăn chơi, đua đòi và đã ra ở riêng, tách biệt với bố mẹ. Việc con trai mình nghiện ma túy đối với gia đình Ộchỉ là hệ quả của thói ăn chơi mà con mình vẫn đang

duy trì mà thôiỢ [PVS 6, Nam, 62 tuổi, công chức]. Vì thế, mặc dù cũng có hõi bất ngờ

nhƣng gia đình nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và đƣa ra hƣớng giải quyết mang tắnh lâu dài cho đối tƣợng. Do đặc điểm công việc hàng ngày của ông N.H.T có liên quan đến vấn đề cai nghiện ma túy nên ông đã liên hệ để đƣa con trai đi cai nghiện tại trung tâm ngay khi phát hiện.

Bên cạnh đó, cũng có những gia đình do con cái làm việc xa nhà nên việc phát hiện ra con đang sử dụng ma túy cũng mất một thời gian dài (3 - 4 năm). Do con có công việc ổn định, cũng là niềm tự hào của gia đình nên những gia đình này thƣờng có xu hƣớng lựa chọn giải pháp trƣớc mắt với hy vọng có thể giữ đƣợc công việc cho con. Đây cũng chắnh là phƣơng án mà gia đình ông Đ.V.C cũng nhƣ gia đình đối tƣợng Q.H.L lựa chọn. Khi biết đến hành vi sử dụng ma túy của đối tƣợng, gia đình đã nhanh chóng liên hệ với cơ quan mà đối tƣợng đang làm việc và đƣa ra hƣớng giải quyết ngắn hạn. Có thể nói thời gian đối tƣợng cai nghiện ma túy ngắn hạn chắnh là tia hy vọng mong manh của các gia đình vào con mình. Tuy nhiên, hình thức cai nghiện ngắn hạn lại không mang đến kết quả nhƣ mong muốn của các gia đình. Sau khi cai nghiện ngắn hạn, các đối tƣợng tiếp tục trở về với công việc hàng ngày và nhanh chóng sa lầy vào

65

ma tuý. Lần này, không cần sự cho phép của gia đình, các đối tƣợng tự động bỏ việc và đi lang thang để không ảnh hƣởng đến gia đình cũng nhƣ chịu sự quản lý của gia đình nữa.

Đối với gia đình của ông T.V.N, trong mắt của gia đình thì con trai ông thuộc diện ngoan ngoãn. Chắnh vì thế, gia đình cũng không để ý những biểu hiện khác lạ của con. Gia đình biết đến hành vi sử dụng ma túy của đối tƣợng cùng với thời điểm cơ quan công an quyết định lập hồ sơ đƣa đối tƣợng đi cai nghiện tại trung tâm. Gia đình vẫn thụ động trong việc đƣa ra quyết định đối với việc cai nghiện ma túy mà tôn trọng và đồng tình với hƣớng giải quyết của cơ quan công an. Thậm chắ, trong thời gian ban đầu khi con ông đƣợc công an đƣa đi cai nghiện tại trung tâm, ông vẫn giữ mối nghi ngờ và oán trách đối với cán bộ công an. Trong tiềm thức của ông, niềm tin ông dành cho con rất lớn nên ông không thể chấp nhận rằng con mình sử dụng ma tuý. Ông vẫn nuôi hy vọng đây chỉ là sự nhầm lẫn và con sẽ sớm trở về. Sau khi đã thắch nghi đƣợc với sự thật, ông mới có sự quan tâm, động viên con khi đang tham gia cai nghiện để con sớm hoàn thành và trở về với gia đình, làm lại từ đầu.

Gia đình ông C.V.K biết đến hành vi sử dụng ma tuý của đối tƣợng sau khi đối tƣợng lén lút dùng hơn 1 năm. Do có việc bận đột xuất cần về nhà nên ông đã bắt gặp sự thật mà con mình che giấu bấy lâu này. Tâm trạng của ông khi biết điều này là sock, ông cũng nhƣ mọi ngƣời không tin và không muốn tin. Sau đó, ông tổ chức họp gia đình để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi nghiện ma tuý của con, từ đó, tìm ra hƣớng giải quyết phù hợp với điều kiện cũng nhƣ hoàn cảnh gia đình. Sau khi xác định con trai mình nghiện ngập là do bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo, ông cấm con không đƣợc ra ngoài giao du với những thành phần đó. Vốn là cán bộ tổ dân phố, ông nhanh chóng liên hệ với cán bộ công an khu vực thông báo về tình hình của con trai và tìm hƣớng giải quyết. Quyết định đƣa con đi cai nghiện ma tuý tại trung tâm lúc này của gia đình vừa là để đối tƣợng có thể cai nghiện thành công, vừa để tách đối tƣợng khỏi môi trƣờng xấu xung quanh.

66

Gia đình bà N.T.C biết đến hành vi sử dụng ma tuý của con khi có thông báo từ phắa cán bộ công an. Khi biết đƣợc chuyện này, cả nhà bà cảm thấy đau buồn và không muốn chấp nhận. Việc trƣớc tiên gia đình làm là họp gia đình để tìm ra hƣớng giải quyết cho con. Tuy nhiên, bà cũng cho hay, khi biết đối tƣợng sử dụng ma tuý, gia đình rất tức giận và có thái độ trách mắng con. Trong nhà chƣa ai từng có hành vi nhƣ vậy nên lúc này, đối với gia đình thì nó đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến toàn bộ thành viên trong gia đình. Thời gian đầu,bà Ộkhông muốn ra đường vì sợ mọi người hỏi thăm cũng

như ánh nhìn soi mói của hàng xóm, láng giềngỢ. Gia đình bà cũng giam lỏng đối

tƣợng tại gia đình trong thời gian này để chờ hoàn thành hồ sơ cho đối tƣợng cai nghiện ma tuý.

Không ắt gia đình chỉ biết đến hành vi sử dụng ma túy của con mình khi có cán bộ công an đến nhà nói chuyện và lập hồ sơ. Không đƣợc chuẩn bị tâm lý cũng nhƣ những kiến thức cần thiết nên các gia đình chấp nhận theo hƣớng giải quyết mà cán bộ công an đƣa ra. Việc đồng ý phối hợp với công an lập hồ sơ đƣa đối tƣợng đi cai nghiện ma túy vừa là để giúp đối tƣợng thực hiện theo pháp luật, đồng thời cũng là để trao trách nhiệm quản lý đối tƣợng về phắa cán bộ công an cũng nhƣ cán bộ trung tâm cai nghiện. Những gia đình này khi cán bộ công an đến lập hồ sơ đều có mong muốn

trăm sự nhờ các cán bộỢ, nhƣng thực chất là giao phó mọi trách nhiệm quản lý, giám

sát về phắa cơ quan nhà nƣớc. Biện minh cho hành động này, các gia đình tự nhận hiểu biết của mình về cai nghiện ma tuý còn hạn hẹp nên không thể giám sát con mình cai nghiện ma tuý. Đồng thời, với những đối tƣợng sử dụng ma tuý trong thời gian lâu thì sự ảnh hƣởng của gia đình đến đối tƣợng không đáng kể, thậm chắ mối liên kết giữa họ còn lỏng lẻo. Vì thế, việc giao phó con mình cho các cán bộ quản lý trung tâm và công an là nơi mà các gia đình luôn tin tƣởng lựa chọn.

Cũng có trƣờng hợp gia đình vốn dĩ biết con mình sử dụng ma tuý rồi, nhƣng do bản chất đối tƣợng rất hung hãn cũng nhƣ có những hành vi đe doạ nên họ không khai báo cho công an. Các gia đình này thƣờng che giấu hành vi sử dụng ma tuý của

67

con cũng nhƣ lấp liếm khi có ai đó cho rằng con mình sử dụng ma tuý. Đây là một hình thức chối bỏ sự thật và trách nhiệm với con mình khi đối tƣợng có hiện tƣợng sử dụng ma tuý. Những gia đình có hành động nhƣ vậy thƣờng là có sự liên kết lỏng lẻo với con cái, sự ràng buộc giữa gia đình và đối tƣợng không chặt chẽ nên cho dù thời gian sau, đối tƣợng có đƣợc đƣa đi cai nghiện nhiều lần thì vẫn tái nghiện trở lại khi cho trở về cộng đồng. Tại những gia đình này, khi đối tƣợng tham gia cai nghiện ma tuý tại trung tâm thông báo đã có sự thay đổi và cai nghiện đƣợc, họ liền làm đơn từ để xin cho con mình đƣợc kết thúc thời gian cai nghiện sớm hơn so với quy định. Điều này ảnh hƣởng đến kết quả, quá trình cai nghiện cũng nhƣ làm gián đoạn, gây khó khăn cho các cán bộ quản lý.

Chắnh thái độ, cách tiếp nhận thông tin của gia đình khi biết con mình bị nghiện ma túy cũng ảnh hƣởng đến quá trình ra quyết định trong việc tìm ra hƣớng giải quyết với vấn đề nghiện ma túy của con. Những quyết định trong thời gian này có thể đúng đắn nhƣng cũng có thể còn mang cảm tắnh nhiều. Tuy nhiên, nó cũng phản ảnh phần nào tâm tƣ, nguyện vọng của các gia đình với đối tƣợng trong việc cai nghiện ma tuý.

Có thể thấy, khi biết đƣợc con mình nghiện ma túy, các gia đình có xu hƣớng lựa chọn cách giải quyết ngắn hạn, trƣớc mắt nhằm cứu vãn tình hình hơn là những biện pháp dài hạn. Đặc biệt là trong những gia đình có con đang công tác, có công việc ổn định. Họ vẫn muốn nắu kéo không để cho con trở nên thất nghiệp, đồng thời vẫn hy vọng sẽ cai nghiện thành công. Nhƣng cách làm này thƣờng không mang lại hiệu quả. Bởi lẽ, những gia đình lựa chọn phƣơng án này thƣờng mất một thời gian rất lâu để phát hiện ra con mình sử dụng ma tuý. Với thời gian sử dụng lâu, cộng thêm lý do ngoại cảnh là làm việc xa nhà nên việc cai nghiện ma tuý ngắn hạn với các đối tƣợng này chỉ là phƣơng án nhất thời, tốn thời gian và kinh phắ.

Quyết định đƣa con vào trung tâm cai nghiện ma tuý của các gia đình thực chất sâu xa lại là một hình thức đẩy trách nhiệm, để nhà nƣớc và các cơ quan liên quan giám

68

sát nhằm cai nghiện thành công cho con. Rất ắt gia đình chọn phƣơng án cho con cai nghiện ma tuý tại trung tâm nhận thức đúng đắn về quyết định này của mình. Chỉ có số ắt những gia đình có bố mẹ đang công tác về ngành nghề có liên quan hoặc có sự quen biết trong gia đình với những ngƣời đang làm về ngành, nghề liên quan.

2.2.2. Hướng can thiệp của gia đình trong quá trình đối tượng tham gia cai nghiện ma túy:

Trong quá trình đối tƣợng tham gia cai nghiện ma túy, hành động của gia đình với đối tƣợng phụ thuộc vào kết quả trong quá trình cai nghiện ma túy. Nó đƣợc chia ra làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn đối tƣợng bắt đầu cai nghiện ma túy tại trung tâm. - Giai đoạn sau khi đối tƣợng cai nghiện tại trung tâm.

Sau một thời gian tham gia cai nghiện ma túy tại trung tâm, dựa vào kết quả đạt đƣợc mà các gia đình có phƣơng hƣớng hành động khác nhau cho đối tƣợng. Việc đƣa ra quyết định cũng nhƣ kế hoạch tiếp theo đƣợc dựa trên nhiều nguyên nhân, bao gồm: kết quả cai nghiện tại trung tâm, nhận thức của gia đình, ảnh hƣởng của cộng đồng. Có 2 hƣớng giải quyết chắnh mà các gia đình lựa chọn là: tiếp tục cho đối tƣợng cai nghiện ma túy tại trung tâm (bắt buộc hoặc tự nguyện) và quyết định cho đối tƣợng cai nghiện tại cộng đồng hoặc tại gia đình có sử dụng thuốc thay thế Methadone. Với những gia đình có hoàn cảnh kinh tế, đặc điểm nhận thức khác nhau sẽ hình thành cách giải quyết khác nhau. Tuy nhiên, mục đắch chung cuối cùng vẫn là cai nghiện ma túy thành công.

2.2.2.1. Giai đoạn đối tượng bắt đầu cai nghiện tại trung tâm:

Cũng giống nhƣ việc điều trị bệnh trong trung tâm y tế hoặc tại bệnh viện, trong giai đoạn các đối tƣợng bắt đầu cai nghiện tại trung tâm, các gia đình vẫn có sự quan tâm thƣờng xuyên cả về tinh thần lẫn vật chất. Cho dù các đối tƣợng đƣợc đƣa lên trung tâm theo biện pháp bắt buộc hay tự nguyện thì ứng xử của các gia đình đều giống nhau. Sự quan tâm này vừa thể hiện trách nhiệm của gia đình đồng thời cũng phản ánh quan niệm, nhận thức của các gia đình đối với việc cai nghiện ma túy tại trung tâm.

69

Theo đánh giá của cán bộ trung tâm cai nghiện ma tuý, trong thời gian đầu các đối tƣợng tham gia cai nghiện, sự quan tâm của gia đình vẫn ở mức thái quá. Các cán

Một phần của tài liệu Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 65)