Ma tuý:

Một phần của tài liệu Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 33)

8. Phạm vi nghiên cứu:

1.2.3.Ma tuý:

Cho đến nay, trên thế giới không có một khái niệm thống nhất về Ộma túyỢ hay Ộchất ma túyỢ. Công ƣớc thống nhất về các chất mà túy năm 1961 (gọi tắt là công ƣớc 1961) không đƣa ra khái niệm Ộchất ma túyỢ mà thay vào đó áp dụng phƣơng pháp liệt kê xác định trực tiếp danh mục các chất ma túy bị kiểm soát.

31

Ma túy là tên gọi chung của các chất kắch thắch mà sử dụng nhiều lần có thể gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Không có một định nghĩa chung thống nhất nào về khái niệm này. Ở mỗi góc độ tiếp cận, ma túy lại đƣợc hiểu theo những cách khác nhau.

- Dƣới góc nhìn khoa học: Ma túy là các chất có khả năng tác động lên hệ thần kinh trung ƣơng, có tác dụng giảm đau, gây cảm giác hƣng phấn, dễ chịu; dùng nhiều lần sẽ đƣa đến tình trạng lệ thuộc vào ma túy.

- Theo định nghĩa của Tổ chức Liên Hợp Quốc, ma tuý đƣợc hiểu là ỘCác chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của ngƣời sử dụngỢ.

- Tổ chức Y tế thế giới cũng đƣa ra khái niệm nhƣ sau: ỘMa túy là các chất độc, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy các cơ quan nội tạngỢ.

- Bộ luật Hình sự Việt Nam đƣợc Quốc Hội thông qua ngày 21/12/1999 và có hiệu lực thi hành từ 1/6/2000 quy định về ma tuý nhƣ sau: Ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca, lá, hoa, quả cây cần sa, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tƣơi, heroine, cocaine, các chất ma tuý khác ở thể lỏng hay thể rắn.

- Luật Phòng, Chống ma tuý của Việt Nam đƣợc Quốc hội thông qua ngày 9/12/2000, có hiệu lực từ ngày 1/6/2000, tại điều 1 khoản 2 cũng góp phần làm rõ khái niệm ma túy thông qua định nghĩa về chất ma túy:

+ Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hƣớng thần đƣợc quy định trong các danh mục do Chắnh phủ ban hành.

+ Chất gây nghiện là chất kắch thắch hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với ngƣời sử dụng.

+ Chất hƣớng thần là chất kắch thắch, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với ngƣời sử dụng.[15]

Từ những định nghĩa đƣợc đƣa ra trên đây, ta có thể hiểu một cách chung nhất rằng: Ma tuý là các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi đƣa vào

32

cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm - sinh lý của cơ thể. Sử dụng ma túy nhiều lần sẽ bị lệ thuộc cả về thể chất lẫn tâm lý, gây hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình và xã hội.[6]

1.2.4.Người nghiện ma tuý:

Theo định nghĩa đƣợc nêu trong Luật số 23/2000/QH10 của Quốc hội: Luật Phòng, Chống ma tuý thì ngƣời nghiện ma tuý là ngƣời sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.[35]

Về mặt tâm lý xã hội, ngƣời nghiện ma tuý thƣờng có những đặc điểm nhƣ bức xúc về mặt tâm lý muốn sử dụng lại chất gây nghiện, khi lên cơn, ngƣời nghiện ma tuý khó có thể kiểm soát đƣợc hành vi và suy nghĩ của mình nên dễ dàng gây ra những tổn thƣơng cho ngƣời khác hoặc gây ra những hành động làm ảnh hƣởng xấu đến gia đình và ngƣời xung quanh.

Sổ tay chẩn đoán của hiệp hội Tâm thần mỹ (APA) định nghĩa ngƣời nghiện ma túy nhƣ sau: Các triệu chứng bao gồm hiện tƣợng dung nạp (Cần phải tăng liều lƣợng sử dụng để đạt đƣợc khoái cảm), sử dụng ma tuý để giảm triệu chứng cai, không thể giảm liều sử dụng thuốc hay ngƣng sử dụng và tiếp tục sử dụng dù biết nó có hại cho bản thân hay những ngƣời khác.

Theo tổ chức y tế thê giới (WHO) thì nghiện ma tuý là tình trạng lệ thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một ngƣời sử dụng ma tuý lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma tuý và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cƣ xử, bắt buộc đƣơng sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma tuý để có đƣợc những hiệu ứng ma tuý về mặt tâm thần của ma tuý và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma tuý. Tình trạng lệ thuộc này có thể kèm theo hiện tƣợng quen ma tuý hoặc không, và một ngƣời có thể bị lệ thuộc vào nhiều lọai ma tuý.

Tài liệu Đào tạo nhân viên tiếp cận cộng đồng của Dự án LIFE - GAP (do trung tâm Kiểm soát dịch bệnh của Hoa Kỳ - CCD cung cấp) đã đƣa ra một số tiêu chắ để xác định lệ thuộc ma tuý/ nghiện ma tuý là:

33

Dung nạp: Ngƣời sử dụng ma tuý ( SDMT ) ngày càng quen với tác dụng của

ma túy và cần phải tăng liều dùng để đạt đƣợc tác dụng nhƣ mong muốn. Một ngƣời ở giai đoạn dung nạp ma tuý thể hiện ắt có phản ứng về liều dùng hơn ngƣời chƣa có ở giai đoạn này. Mức độ dung nạp tối đa có thể đƣợc quan sát bằng sự lệ thuộc vào Heroin. Vắ dụ, khi một ngƣời đã quá lệ thuộc vào heroin, họ có thể dùng liều lƣợng vƣợt quá mức độ ngƣời chƣa dung nạp loại ma tuý này.

Đói thuốc:

- Hội chứng đói thuốc: Theo dõi hội chứng này bao gồm những biểu hiện thay đổi về thể chất và tâm lý của ngƣời SDMT. Nó xảy ra khi ngƣời SDMT giảm nhanh liều lƣợng quen dùng (vắ dụ ngƣời cắt cơn heroin có thể có những phản ứng của cơ thể nhƣ đau cơ khớp, rối loạn chức năng tim mạch và hệ thống tiêu hoá ).

- Giải toả: Để tránh cảm giác khó chịu khi đói thuốc ngƣời đó phải dùng 01 liều. Hiện tƣợng này liên quan chặt chẽ đến hội chứng đói thuốc.

Bắt buộc sử dụng: Một ngƣời lệ thuộc vào ma tuý bắt buộc phải SDMT. Hiện

tƣợng này có liên quan đến đói thuốc.

Thu hẹp: Khi đã nghiện, ngƣời SDMT sẽ SDMT theo một cách nhất định. Sở thắch tập trung: Hứng thú SDMT dần dần trở thành ƣu tiên lớn nhất trong

cuộc sống của ngƣời SDMT. Sở thắch này ngày càng thu hẹp và xác định bằng việc tìm mọi cách để có ma tuý sử dụng (đồng thời tìm mọi cách để có tiền mua ma tuý ).

Tái nghiện: Một ngƣời ngƣng sử dụng ma tuý trong vài tuần hoặc vài tháng nếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quay lại sử dụng sẽ có xu hƣớng tái sử dụng một cách nhanh chóng và hình thành lại sự lệ thuộc vào ma tuý.

Qua những định nghĩa trên có thể nhận thấy, ngƣời SDMT là ngƣời bị lệ thuộc vào các chất kắch thắch, gây ảnh hƣởng đến hệ thần kinh cũng nhƣ hành vi, ứng xử. Nếu ngƣng sử dụng thuốc tức thì sẽ gây những hậu quả đến con ngƣời và trắ não. Vì thế, để cai nghiện ma túy thành công, đòi hỏi cả một quá trình kiên trì và sử dụng những phƣơng pháp khoa học để đạt hiệu qủa nhƣ mong muốn.

34

1.2.5.Cai nghiện ma tuý:

Cai nghiện ma tuý là một biện pháp tổng hợp gồm các tác động về y học, pháp luật, giáo dục học, đạo đức, v.v... nhằm điều trị, giúp ngƣời nghiện ma tuý cắt các hội chứng nghiện, phục hồi sức khoẻ và tái hoà nhập cộng đồng.

Cai nghiện ma tuý là một quá trình gồm nhiều giai đoạn: giai đoạn cắt cơn nghiện; giai đoạn hồi phục sức khoẻ, tâm; sinh lý và giáo dục lối sống; giai đoạn dạy nghề và tạo việc làm; giai đoạn giám sát, tƣ vấn, quản lý tại cộng đồng . Các giai đoạn này phải liên tục, kế tiếp nhau trong thời gian từ 2 - 3 năm. Để cai nghiện đƣợc thành công hoàn toàn cần phải có sự kết hợp của ý chắ ngƣời nghiện với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng xã hội. Một ngƣời chỉ đƣợc coi là đã cai nghiện đƣợc hoàn toàn nếu sau 6 năm không dùng ma tuý trở lại. Nhƣng để thật sự đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi thì không phải ai cũng làm đƣợc.

Theo Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống ma tuý năm 2008 quy định những biện pháp, hình thức cai nghiện nhƣ sau:

1. Các biện pháp cai nghiện ma tuý bao gồm: a) Cai nghiện ma túy tự nguyện;

b) Cai nghiện ma túy bắt buộc.

2. Các hình thức cai nghiện ma tuý bao gồm: a) Cai nghiện ma túy tại gia đình;

b) Cai nghiện ma túy tại cộng đồng; c) Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện.

Trong các hình thức cai nghiện nêu trên thì: Hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng đƣợc áp dụng đối với ngƣời tự nguyện cai nghiện, trừ trƣờng hợp ngƣời nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện tại cơ sở cai nghiện.

Trƣờng hợp ngƣời nghiện ma túy không tự nguyện cai nghiện thì áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

35

Trong những năm gần đây, nhà nƣớc đang chủ trƣơng hƣớng tới mô hình cai nghiện ma túy tại cộng đồng cho các đối tƣợng bằng hình thức sử dụng thuốc thay thế Methadone. Điều trị bằng Methadone là phƣơng pháp hiệu quả, chi phắ rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Cục trƣởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long cho biết, sử dụng phƣơng pháp này ngoài việc giúp giảm chi phắ đối với các gia đình có ngƣời nghiện ma túy, sau khi điều trị, ngƣời bệnh không phải chịu tác động và chẳng còn bị ám ảnh bởi việc tìm kiếm ma túy nên nếu trƣớc điều trị chỉ có 64,4% bệnh nhana tìm đƣợc việc làm thì sau 24 tháng, con số này đã lên 75,9% và thu nhập cũng tăng dần. Mặt khác, theo kết quả điều tra của 11 tỉnh, thành phố trên cả nƣớc, trƣớc đây trung bình một bệnh nhân tiêu tốn 230.000 đồng/ngày để mua heroin (khoảng 84 triệu đồng/năm), trong khi đó chi phắ điều trị bằng Methadone chỉ khoảng 6-8 triệu đồng/ngƣời/năm. Nhƣ vậy, với 17.521 ngƣời tham gia điều trị tại các tỉnh, thành phố, chƣơng trình đã tiết kiệm đƣợc khoảng 1.470 tỷ đồng/năm.

Hiện nay, thuốc Methadone sử dụng cho bện nhân đều đƣợc nhập khẩu thông qua Chƣơng trình kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Hoa Kỳ về phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR) tại Việt Nam và dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS tài trợ. Tắnh đến tháng 4-2014, Việt Nam đã nhập khẩu 183.228 lắt thuốc Methadone, trong đó sử dụng 123.475 lắt; còn lại 59.727 lắt đang đƣợc bảo quản tại Công ty dƣợc phẩm trung ƣơng I. Từ những số liệu cụ thể cũng nhƣ kết quả đáng mừng thu nhận đƣợc khi áp dụng hình thức cai nghiện ma túy bằng thuốc thay thế Methadone, có thể nhận thấy việc ứng dụng mô hình này vào cộng đồng là một việc làm vô cùng thiết thực và cần thiết.

Cai nghiện ma túy là vấn đề đƣợc xã hội rất quan tâm và không ngừng tìm các giải pháp tối ƣu để tăng mức tỷ lệ cai nghiện thành công, giúp ngƣời nghiện thật sự thoát ly khỏi ma tuý. Tuy nhiên, hiện không ắt gia đình và ngƣời nghiện thiếu kinh nghiệm và hiểu biết dẫn đến kết quả cai nghiện không thành công, thậm chắ còn gây ra những hậu quả khó lƣờngẦBằng những kiến thức về CNMT, bao gồm các biện pháp

36

và hình thức cai nghiện, nhân viên CTXH có thể sử dụng để hỗ trợ và tiếp cận các gia đình có ngƣời đang CNMT, nhằm đi đến mục đắch cuối cùng là đề xuất mô hình phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của cá nhân.

1.2.6.Công tác xã hội:

Có nhiều khái niệm về CTXH đƣợc đƣa ra ở các góc độ khác nhau. Có quan niệm cho rằng CTXH là một dạng trợ giúp giống nhƣ việc ta đƣa bàn tay giúp đỡ những gia đình nghèo khó, cá nhân, gia đình có khó khăn về kinh tế, tình cảm, về quan hệ xã hội trong các cơ sở xã hội, y tế hay giáo dục, công tác xã hội giúp cộng đồng tiếp cận với các dịch vụ để đảm bảo nhu cầu và đảm bảo an sinh xã hội (A.Skidmore, 1977).

Công tác xã hội cũng đƣợc xem nhƣ là một môn khoa học, một nghệ thuật can thiệp đối với những vấn đề xã hội nhằm tạo nên sự chuyển biển trong xã hội.

Từ điển Bách khoa ngành công tác xã hội (1995) có ghi Ộcông tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hộiỢ.

Tại Đại hội Liên đoàn Công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế ở Canada năm 2004, công tác xã hội đƣợc khẳng định là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi, phát triển của xã hội bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội (vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội), vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của cá nhân, gia đình và cộng đồng, công tác xã hội giúp con người phát triển hài hoà và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người dân.

Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996:5). CTXH tồn tại để cung cáp các dịch vụ xã hội mang tắnh hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống (Zastrow, 1999)

37

Có thể nhận thấy, qua những khái niệm trên, công tác xã hội có mục đắch nhằm tạo nên sự thay đổi ở xã hội, đảm bảo nền an sinh xã hội cho mọi ngƣời dân. Đây là một cách hiểu về công tác xã hội khá rộng và tổng quát. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, rất nhiều ngƣời vẫn nhầm tƣởng CTXH với hoạt động từ thiện. Đã có nhiều định nghĩa về CTXH tại Việt Nam đƣợc đƣa ra với nhiều khắa cạnh khác nhau.

Theo Nguyễn Thị Oanh: công tác xã hội là hoạt động thực tiễn, mang tắnh tổng hợp thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc, phương pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề. Công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc

con người và tiến bộ xã hội. Theo quan điểm của bà, công tác xã hội là một hoạt động

thực tiễn bởi nhân viên CTXH luôn luôn làm việc trực tiếp với các thân chủ, nhóm ngƣời cụ thể trong xã hội. Tuy nhiên, bà cũng cho rằng, CTXH không phải là hƣớng tới giải quyết mọi vấn đề xã hội mà nó hƣớng tới giải quyết những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con ngƣời. Thực hành CTXH đƣợc diễn ra ở những lĩnh vực khác nhau nhƣ: tệ nạn xã hội, nghèo đói, bạo lực gia đình và những vấn đề liên quan đến gia đình, hỗ trợ con ngƣời giải quyết những vấn đề cụ thể của cá nhân trong cuộc sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, khái niệm CTXH có thể đƣợc tổng kết lại nhƣ sau:

Công tác xã hội là một môn khoa học, nghề, hoạt đồng chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chắnh sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa

các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.[10, tr.19]

Theo nhƣ định nghĩa trên, CTXH đƣợc xem là một môn khoa học bởi nó đƣợc thực hành dựa trên những nghiên cứu khoa học ở các lĩnh vực khác nhau nhƣ: tâm lý học, xã hội học... Ngoài ra, CTXH cũng đƣợc nhấn mạnh là một nghề, hoạt động

Một phần của tài liệu Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 33)