Công tác xã hội:

Một phần của tài liệu Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 39)

8. Phạm vi nghiên cứu:

1.2.6.Công tác xã hội:

Có nhiều khái niệm về CTXH đƣợc đƣa ra ở các góc độ khác nhau. Có quan niệm cho rằng CTXH là một dạng trợ giúp giống nhƣ việc ta đƣa bàn tay giúp đỡ những gia đình nghèo khó, cá nhân, gia đình có khó khăn về kinh tế, tình cảm, về quan hệ xã hội trong các cơ sở xã hội, y tế hay giáo dục, công tác xã hội giúp cộng đồng tiếp cận với các dịch vụ để đảm bảo nhu cầu và đảm bảo an sinh xã hội (A.Skidmore, 1977).

Công tác xã hội cũng đƣợc xem nhƣ là một môn khoa học, một nghệ thuật can thiệp đối với những vấn đề xã hội nhằm tạo nên sự chuyển biển trong xã hội.

Từ điển Bách khoa ngành công tác xã hội (1995) có ghi Ộcông tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hộiỢ.

Tại Đại hội Liên đoàn Công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế ở Canada năm 2004, công tác xã hội đƣợc khẳng định là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi, phát triển của xã hội bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội (vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội), vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của cá nhân, gia đình và cộng đồng, công tác xã hội giúp con người phát triển hài hoà và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người dân.

Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996:5). CTXH tồn tại để cung cáp các dịch vụ xã hội mang tắnh hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống (Zastrow, 1999)

37

Có thể nhận thấy, qua những khái niệm trên, công tác xã hội có mục đắch nhằm tạo nên sự thay đổi ở xã hội, đảm bảo nền an sinh xã hội cho mọi ngƣời dân. Đây là một cách hiểu về công tác xã hội khá rộng và tổng quát. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, rất nhiều ngƣời vẫn nhầm tƣởng CTXH với hoạt động từ thiện. Đã có nhiều định nghĩa về CTXH tại Việt Nam đƣợc đƣa ra với nhiều khắa cạnh khác nhau.

Theo Nguyễn Thị Oanh: công tác xã hội là hoạt động thực tiễn, mang tắnh tổng hợp thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc, phương pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề. Công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc

con người và tiến bộ xã hội. Theo quan điểm của bà, công tác xã hội là một hoạt động

thực tiễn bởi nhân viên CTXH luôn luôn làm việc trực tiếp với các thân chủ, nhóm ngƣời cụ thể trong xã hội. Tuy nhiên, bà cũng cho rằng, CTXH không phải là hƣớng tới giải quyết mọi vấn đề xã hội mà nó hƣớng tới giải quyết những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con ngƣời. Thực hành CTXH đƣợc diễn ra ở những lĩnh vực khác nhau nhƣ: tệ nạn xã hội, nghèo đói, bạo lực gia đình và những vấn đề liên quan đến gia đình, hỗ trợ con ngƣời giải quyết những vấn đề cụ thể của cá nhân trong cuộc sống.

Tóm lại, khái niệm CTXH có thể đƣợc tổng kết lại nhƣ sau:

Công tác xã hội là một môn khoa học, nghề, hoạt đồng chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chắnh sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa

các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.[10, tr.19]

Theo nhƣ định nghĩa trên, CTXH đƣợc xem là một môn khoa học bởi nó đƣợc thực hành dựa trên những nghiên cứu khoa học ở các lĩnh vực khác nhau nhƣ: tâm lý học, xã hội học... Ngoài ra, CTXH cũng đƣợc nhấn mạnh là một nghề, hoạt động chuyên nghiệp, bởi lẽ, để thực hiện đƣợc hoạt động CTXH, nhân viên CTXH phải là những ngƣời đƣợc đào tạo bài bản, chuyên nghiệp với đầy đủ kiến thức, kỹ năng và đã

38

đƣợc công nhận bởi cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Những hoạt động mà CTXH thực hiện đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng bao gồm: hỗ trợ, nâng cao năng lực, tăng cƣờng chức năng xã hội nhằm đi đến mục đắch cuối cùng là giúp họ tự giải quyết vấn đề của mình, đảm bảo an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 39)