Khái quát về địa bàn nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 45)

8. Phạm vi nghiên cứu:

1.3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu:

Thị xã Phú Thọ trực thuộc tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Thị xã chắnh thức đƣợc thành lập ngày 5 tháng 5 năm 1903, thuộc vùng trung du Bắc Bộ, giáp giới giữa đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi; nằm cách thành phố Việt Trì 35km, cách thủ đô Hà Nội 90km, về phắa Tây Bắc. Ngày nay, thị xã Phú Thọ tuy không phải là trung tâm kinh tế - chắnh trị của tỉnh nhƣng với bề dày truyền thống phát triển, đã từng là trung tâm tỉnh lỵ của Phú Thọ từ ngay đầu thế kỷ XX, là nơi trung chuyển, nối liền vùng Tây Bắc với đồng bằng Bắc bộ nên có những tiềm năng dồi dào để bứt phá theo kịp xu thế phát triển chung của hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Thị xã Phú Thọ có diện tắch tự nhiên 64,5kmỗ. Sau khi đƣợc điều chỉnh địa giới vào tháng 5-2003, thị xã đã có quy mô mới với 10 đơn vị hành chắnh trực thuộc (gồm 4 phƣờng và 6 xã). Tổng giá trị sản xuất tăng bình quân: 24,73%/năm; trong đó: Giá trị sản xuất Công nghiệp - Xây dựng tăng bình quân: 33,18% . Bình quân lƣơng thực đầu ngƣời trong nông nghiệp đạt 401kg; thu ngân sách tăng bình quân 25,56%/năm; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 26,9 triệu đồng/ngƣời/năm, tƣơng đƣơng khoảng 1.400USD. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,92%; 100% hộ dân thị xã đƣợc dùng nƣớc sạch; 100% trƣờng học thuộc thị xã quản lý đƣợc kiên cố hóa; có 6/11 trƣờng mầm non, 11/11 trƣờng tiểu học, 5/9 trƣờng THCS và 1 trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia. 7/10 xã, phƣờng đạt phổ cập bậc trung học. 83% hộ gia đình, 72% khu dân cƣ, 97,3% cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa các cấp. 100% trạm y tế xã, phƣờng có bác sỹ tại chỗ: 100% xã, phƣờng đạt chuẩn quốc gia về y tế. Có thể nói thị xã Phú Thọ đang dần phát triển để tiến đến đô thị hóa cũng nhƣ hƣớng đến một nền kinh tế vững chắc hơn.

1.3.2.Tình hình thực hiện chương trình phòng, chống ma túy tại địa phương trong đó

có sự tham gia của các gia đình có người nghiện ma túy:

Theo số liệu mới nhất đƣợc báo cáo của Công an thị xã Phú Thọ (tắnh từ ngày 15/02/2014 đến 15/03/2014), hiện trên địa bàn thị xã có 256 ngƣời nghiện ma túy đƣợc

43

chia làm 2 nhóm đối tƣợng chắnh là: nhóm đối tƣợng đang có mặt tại địa phƣơng và nhóm đối tƣợng không có mặt tại địa phƣơng.

+ Nhóm đối tƣợng đang có mặt tại địa phƣơng: bao gồm những đối tƣợng đang đƣợc áp dụng theo NĐ 94/CP (về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại cộng đồng); đang áp dụng NĐ 163/CP (về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã đối với ngƣời nghiện ma túy); đã đƣợc áp dụng 1 hoặc nhiều biện pháp cai nghiện; chƣa áp dụng biện pháp cai nghiện nào có tất cả là 113 đối tƣợng.

+ Nhóm đối tƣợng không có mặt tại địa phƣơng: bao gồm các đối tƣợng đang trong Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội (kể cả đối tƣợng trốn trung tâm); trong cơ sở quản lý sau cai nghiện (kể cả đối tƣợng trốn); đang tạm giam tạm giữ; Trong Cơ sở Giáo dƣỡng (kể cả đối tƣợng trốn); trong trƣờng Giáo dƣỡng (kể cả những đối tƣợng trốn); bỏ đi nơi khác Ờ tổng cộng có 143 đối tƣợng.

Trƣớc tình hình trên cấp ủy và chắnh quyền của thị xã đã chỉ đạo các ban, ngành, chức năng và các xã, phƣơng triển khai nhiều biện pháp đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội và làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Trên địa bàn thị xã đã thành lập 02 đội Hoạt động xã hội tình nguyện tại phƣờng Hùng Vƣơng và phƣờng Phong Châu. Công tác kiểm tram giám sát, đôn đốc thực hiện phòng chống tệ nạn ma túy trên địa bàn thị xã đƣợc đẩy mạnh với sự tham gia giữa các ngành liên quan nhƣ: Công an, phòng LĐ-TB&XH, các xã, phƣờngẦ

Việc bố trắ nguồn ngân sách địa phƣơng cho công tác xét duyệt hồ sơ và làm công tác cai nghiện còn hạn chế, tại địa phƣơng chƣa bố trắ đƣợc nguồn kinh phắ hỗ trợ; kinh phắ lập hồ sơ và cho đội Hoạt động xã hội tình nguyện đƣợc ký hợp đồng với Chi cục tệ nạn tỉnh.

1.4. Vai trò, trách nhiệm của gia đình với ngƣời cai nghiện ma túy:

Gia đình đóng vai trò quan trọng đối với chắnh ngƣời CNMT. Trƣớc hết, họ là những ngƣời thân ruột thịt với đối tƣợng, có thể nắm bắt tâm sinh lý của đối tƣợng một

44

cách rõ ràng nhất. Vai trò của gia đình với ngƣời CNMT đƣợc phân định theo các khắa cạnh sau:

- Về mặt tâm lý: Gia đình là chỗ dựa tâm lý cho mỗi một cá nhân thuộc về gia đình, điều này lại càng đúng với đối tƣợng CNMT. Khi bắt đầu tham gia CNMT, đối tƣợng rất cần có sự quyết tâm để chống lại những khi lên cơn thèm thuốc cũng nhƣ sự đánh giá của dƣ luận. Hơn lúc nào hết, chắnh tại thời điểm này, họ cần nhận đƣợc sự động viên, luôn sát cánh bên cạnh của gia đình.Trƣớc hết đó là niềm tin vào việc sẽ cai nghiện thành công của chắnh đối tƣợng. Bởi việc CNMT không thể diễn ra và đạt kết quả trong một thời gian ngắn mà nó là một quá trình lâu dài về thời gian. Chắnh bản thân đối tƣợng đôi khi cũng hoài nghi về khả năng cai nghiện thành công của mình và bỏ cuộc khi có sự cám dỗ từ phắa xã hội, cộng đồng. Lúc này, gia đình chắnh là nơi tiếp thêm động lực, quan tâm và tạo tâm lý thoải mái nhằm hỗ trợ đối tƣợng CNMT thành công.

- Về mặt kinh tế: không thể phủ nhận vai trò quan trọng của gia đình đối với vấn đề kinh tế của đối tƣợng khi CNMT. Đối với những gia đình bình thƣờng, kinh tế quyết định đến việc đảm bảo đời sống vật chất cho các thành viên trong gia đình và duy trì sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, khi trong gia đình có một đối tƣợng CNMT thì vai trò kinh tế của gia đình cũng đƣợc quan tâm rất nhiều. Bởi việc CNMT hiện nay đòi hỏi trong thời gian lâu dài. Các đối tƣợng lúc này gặp khó khăn trong việc tham gia lao động Ờ sản xuất nên khó có khả năng chi trả cho những chi phắ phát sinh khi tham gia CNMT. Việc có đối tƣợng CNMT trong gia đình cũng giống nhƣ trong nhà có ngƣời bị bệnh nặng, nhƣng phải chịu sức ép từ phắa cộng đồng và xã hội.

Về mặt pháp luật: Khi đối tƣợng đang tham gia CNMT sẽ chịu sự quản lý của nhà nƣớc và trung tâm CNMT nên gia đình cũng sẽ phải có trách nhiệm đƣợc quy định bởi pháp luật trƣớc mỗi hành vi của đối tƣợng trong suốt quá trình tham gia CNMT. Những quy định này đảm bảo việc CNMT của đối tƣợng không bị gián đoạn, đồng thời đề cao vai trò của chắnh gia đình trong việc hỗ trợ đối tƣợng cũng nhƣ nhà nƣớc. Trách

45

nhiệm của gia đình đối với ngƣời CNMT đƣợc quy định một cách rõ ràng trong luật pháp Việt Nam. Điều 26 Luật Phòng chống ma túy và Nghị định số 94/2010/NĐ-CP quy định gia đình ngƣời cai nghiện ma túy có trách nhiệm sau:

- Khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã về ngƣời nghiện ma túy trong gia đình mình và đăng ký hình thức cai nghiện cho ngƣời đó;

- Động viên, giúp đỡ và quản lý ngƣời nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo sự hƣớng dẫn, giám sát của cán bộ y tế và Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Chăm sóc, quản lý, theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn ngƣời cai nghiện ma túy sử dụng trái phép chất ma túy hoặc có hành vi gây mất trật, an toàn xã hội;

- Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đƣa ngƣời nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện và đóng góp kinh phắ cai nghiện theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với Tổ công tác, cán bộ Tổ công tác đƣợc phân công giúp đỡ ngƣời cai nghiện trong việc hỗ trợ, giúp đỡ ngƣời cai nghiện ma túy thực hiện kế hoạch cai nghiện, xóa bỏ mặc cảm, quyết tâm cai nghiện, tái hoà nhập cộng đồng.

Có một thực tế hiện nay rằng khi gia đình phát hiện ngƣời thân nghiện ma túy thì đại đa số các gia đình đều có thái độ che giấu, phủ nhận hành vi nghiện ma túy của ngƣời thân. Ngoài ra, gia đình còn thể hiện thái độ xa lánh, coi ngƣời nghiện ma túy nhƣ một gánh nặng, khối u cần phải cắt bỏ trong gia đình. Chắnh điều này lại càng đẩy những ngƣời nghiện ma túy xa dần khỏi môi trƣờng an toàn là gia đình và tiếp tục hành vi sử dụng chất gây nghiện. Đối với những đối tƣợng khi tham gia cai nghiện ma túy trở về với cộng đồng, họ cũng gặp những trở ngại trong giao tiếp đối với chắnh những thành viên trong gia đình mình. Do đó, để tỷ lệ ngƣời nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng đƣợc gia tăng, cần có biện pháp hỗ trợ gia đình ngƣời nghiện, thay đổi nhận thức để họ điều chỉnh hành vi, xây dựng môi trƣờng hỗ trợ cho ngƣời nghiện. Tuy nhiên,

46

không phải gia đình nào cũng hiểu rõ về vai trò, trách nhiệm của mình đối với ngƣời nghiện ma túy mà thƣờng cho rằng đó là trách nhiệm của xã hội, của ban ngành đoàn thể liên quan.

1.5. Vai trò và nhiệm vụ của CTXH đối với gia đình có ngƣời đang cai nghiện ma

túy:

Dù đối tƣợng nghiện ma túy sống trong gia đình hay sống biệt lập, sự hỗ trợ và thƣơng yêu của gia đình vẫn đóng một vai trò quan trọng cho an sinh của đối tƣợng. Vì vậy, giúp đỡ gia đình các đối tƣợng là một phần không thể thiếu đối với nhân viên CTXH. Sau đây là những mục tiêu của nhân viên CTXH đối với gia đình những đối tƣợng bị nghiện ma túy:

 Xóa bỏ những định kiến xã hội về việc nghiện ma túy: Nghiện ma túy không phải là một căn bệnh mãn tắnh không thể điều trị đƣợc. Mặc dù việc cai nghiện sẽ rất khó khăn, nhƣng nếu gia đình cũng nhƣ đối tƣợng cai nghiện biết cũng nhƣ hiểu thông tin về cai nghiện ma túy thì việc cai nghiện sẽ mang đến kết quả tắch cực. Vai trò của nhân viên CTXH ở đây là hỗ trợ gia đình, cung cấp cho họ những thông tin về y tế, hệ thống xã hội về cai nghiện ma túy, nâng cao nhận thức từ đó hình thành những hành vi tắch cực.

 Hỗ trợ gia đình những kiến thức về cai nghiện ma túy:cai nghiện ma túy là một quá trình đƣợc kiểm soát gắt gao qua từng giai đoạn cụ thể. Việc cai nghiện ma túy tại trung tâm hay tại cộng đồng cần có sự giám sát chặt chẽ bởi những ngƣời có đầy đủ kiến thức, kỹ năng làm việc. Không phải tất cả các gia đình đều đƣợc trang bị cho mình những kiến thức này để hỗ trợ chắnh ngƣời thân của họ trong việc cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng. Vì thế, nhân viên CTXH có thể hỗ trợ chắnh họ để các gia đình có đủ khả năng cần thiết làm việc với đối tƣợng tại gia đình và cộng đồng.

 Xây dựng niềm tin nơi gia đình vào các mô hình ca nghiện ma túy: hiện nay, các trung tâm cai nghiện ma túy tiếp nhận rất nhiều đối tƣợng, tuy nhiên số ngƣời cai nghiện thành công lại không cao. Chắnh vì điều này mà các gia đình thƣờng không

47

có niềm tin nơi trung tâm cai nghiện cũng nhƣ các chƣơng trình cai nghiện, Nếu nhƣ cần sự phối hợp giữa gia đình và cơ quan nhà nƣớc trong việc cai nghiện ma túy thì họ thƣờng tham gia một cách thụ động. Vì vậy, cần xây dựng niềm tin cho họ vào chƣơng trình cai nghiện ma túy hiện nay. Từ sự tin tƣởng tuyết đối, họ sẽ có những hành động tắch cực nhằm hỗ trợ việc cai nghiện thành công.

48

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, HƢỚNG CAN THIỆP VÀ NHU CẦU CỦA CÁC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI NGƢỜI THÂN ĐANG CAI NGHIỆN MA

TUÝ

2.1. Thực trạng nhận thức về cai nghiện ma túy của các gia đình có con đang tham gia cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ: tham gia cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ:

2.1.1. Thực trạng nhận thức của các gia đình về cai nghiện ma túy:

Việc cai nghiện ma túy không chỉ là trách nhiệm của riêng đối tƣợng, trung tâm cai nghiện mà nó còn là trách nhiệm của gia đình, của xã hội. Để cai nghiện thành công, không chỉ cần đến quyết tâm, sự quan tâm của gia đình mà nó còn phụ thuộc vào sự hiểu biết, nhận thức của gia đình về các chƣơng trình này. Bởi lẽ, đối tƣợng nghiện ma túy đa dạng (hình thức nghiện, thời gian nghiện, cách thức..) nên không thể áp dụng cùng một phƣơng pháp cho tất cả các đối tƣợng. Việc hiểu biết về cai nghiện ma túy sẽ giúp các gia đình nhanh chóng đƣa ra quyết định, hƣớng giải quyết cụ thể, mang lại hiệu quả cho đối tƣợng.

Những nội dung mà các gia đình có đối tƣợng nghiện ma túy nên biết bao gồm: các văn bản pháp luật, biện pháp cai nghiện, mô hình cai nghiện. Nắm rõ những điều này không chỉ hỗ trợ gia đình trong việc đƣa ra quyết định cho đối tƣợng mà nó còn giúp gia đình có đƣợc hành động đúng đắn, không có hành vi trái pháp luật. Theo quy định của pháp luật, hiện nay có 2 biện pháp cai nghiện ma túy chắnh là biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc và biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện. Cùng với 2 biện pháp này là 3 hình thức cai nghiện bao gồm: cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng, cai nghiện tại trung tâm cai nghiện ma tuý. Với các biện pháp, hình thức khác nhau lại có khung thời gian cai nghiện khác nhau, phù hợp với đặc thù của chắnh nó.

Tuy nhiên, qua phỏng vấn sâu, mối quan tâm của các gia đình lại chỉ tập trung vào các biện pháp cai nghiện. Họ không có nhu cầu hoặc sự quan tâm đến những văn bản bằng pháp luật. Việc cai nghiện ma túy cho đối tƣợng với họ xuất phát từ Ộnhu cầu

49

tìm hiểu khi mà biện pháp cai nghiện đang áp dụng không đạt hiệu quả. Đối với gia đình ông C.V.K (Nam, 72 tuổi, bảo vệ), khi đƣợc phỏng vấn, việc tìm hiểu những thông tin về cai nghiện ma túy không thực sự đƣợc họ quan tâm. Khi phát hiện con nghiện, họ tìm đến cơ quan công an để nhờ hỗ trợ, động viên đƣa con đi cai nghiện tại trung tâm. Vì thế, việc tìm hiểu văn bản pháp luật với họ là Ộkhông cần thiếtỢ [PVS 5, Nữ, 64 tuổi, nội trợ]. Mọi quyết định cũng nhƣ hành động của gia đình dành cho đối tƣợng đều dựa trên tình yêu thƣơng, là quyết định mang đầy cảm tắnh. Sau khi đối tƣợng cai nghiện ma túy tại trung tâm cai nghiện ma túy không thành công, khi đó gia đình mới tìm hiểu về những thông tin liên quan. Nguồn thông tin mà gia đình tìm hiểu mang tắnh phổ thông, đại chúng. Đó là thông qua loa, đài phát thanh; từ những câu chuyện phiếm hàng ngày và thông qua trải nghiệm của một số đối tƣợng mà gia đình quen biết về cai nghiện ma túy. Hình thức loa đài, phát thanh mà gia đình ông C.V.K nghe đƣợc mang tắnh vô thức và vô tình chứ gia đình cũng không có chủ định theo dõi thƣờng xuyên. Trong khi đó,gia đình lại tin tƣởng nguồn thông tin quen thuộc, gần gũi với gia đình hơn. Việc kiểm nghiệm những nguồn thông tin này không đƣợc gia đình chú trọng. Đây cũng chắnh là thái độ, nhận thức của đại đa số các gia đình có con đang sử dụng chất gây nghiện có.

Trắch biên bản PVS ông C.V.K: Ộsau một thời gian cho con tham gia cai nghiện ma

Một phần của tài liệu Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 45)