Định nghĩa TĐKTNN theo pháp luật hiện hành

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 65)

Theo Nghị định 101/2009/NĐ hiện hành, tại Điều 4 có định nghĩa về TĐKTNN (trong trường hợp thuộc phạm vi áp dụng của Nghị định này) như sau:

TĐKTNN thí điểm thành lập theo Nghị định này là nhóm công ty có quy mô lớn liên kết dưới hình thức công ty mẹ - công ty con và các hình thức khác, tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau

về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. [4] Định nghĩa này có thể được diễn giải dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên về phương diện pháp lý doanh nghiệp, bản chất của khái niệm TĐKTNN được hiểu

như sau:

Thứ nhất, Tập đoàn kinh tế chính là các liên kết có yếu tố tổ chức giữa các doanh nghiệp thông qua mối quan hệ sở hữu và/hoặc hợp đồng. Liên kết doanh nghiệp, về mặt thuật ngữ, có hàm ý rất rộng chỉ các quan hệ hợp tác lẫn nhau ở

nhiều mức độ và hình thức khác nhau giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với tập đoàn doanh nghiệp, đó phải là mối liên kết có yếu tố tổ chức, tức doanh nghiệp nọ

được coi là một phần của doanh nghiệp kia (ví dụ quan hệ “mẹ - con”, theo đó, doanh nghiệp “mẹ” sẽ phải sở hữu tối thiểu trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp “con” như quy định của LDN). Hình thức khác của quan hệ liên kết theo định nghĩa nói trên có thể xảy ra theo hai tình huống là: (i) hai doanh nghiệp có quan hệ sở hữu với nhau nhưng chưa tới mức độ trở thành “mẹ - con”, và (ii) hai doanh nghiệp có

quan hệ hợp tác với nhau (trên cơ sở hợp đồng). Yếu tố “hợp đồng” không được nhắc tới trong định nghĩa, tuy nhiên, được coi là đương nhiên và tất yếu vì về mặt pháp lý, ngoài điều kiện sở hữu, các quan hệ liên kết chủ động giữa hai pháp nhân

khác nhau chỉ có thể xảy ra trên cơ sở hợp đồng.

Thứ hai, quan hệ liên kết trong tập đoàn kinh tế phải có tính chất gắn bó, chặt chẽ và lâu dài. Yếu tố gắn bó, chặt chẽ trong kinh doanh đương nhiên không phải là các quan hệ mang tính vụ việc, nhất thời như ký kết và thực hiện một hợp đồng mua bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ; trong khía cạnh này, định nghĩa trên đã liệt kê hầu hết các lĩnh vực và đối tượng có thể (và một cách không giới hạn) của sự liên kết

như lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Đối với yêu cầu về tính lâu dài quan hệ liên kết, sẽ được hiểu là không có sự ấn định hay thoả

thuận về xác định thời hạn. Tóm lại, theo định nghĩa, nội dung của sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong TĐKTNN có thể rất rộng rãi bao hàm các yếu tố khác nhau

từ sở hữu, quản lý đến dịch vụ và thương mại thông thường.

Tiểu kết 1:

Với phân tích như ở trên, vấn đề cần chú ý là: đối với nhóm các công ty có quan hệ hợp tác với nhau, nếu muốn được công nhận là Tập đoàn kinh tế thì cần phải thoả mãn các điều kiện nhất định, tuy nhiên, một khi đã trở thành Tập đoàn kinh tế thì quy mô về tổ chức cũng như quan hệ hợp tác, liên kết của tập đoàn có thể

phát triển và mở rộng tới mức độ không giới hạn. Sự không giới hạn về quy mô và phạm vi hoạt động của tập đoàn kinh tế (cả về chiều dọc lẫn chiều ngang) chính là

điểm có tính “nhạy cảm” về mặt pháp lý, xét từ góc độ kiểm soát độc quyền và sự thao túng, lũng đoạn thị trường cũng như tính minh bạch về quản trị doanh nghiệp.

Nhận định này sẽ được thấy rõ hơn khi đối chiếu với pháp luật nước ngoài có liên quan. Như đã trình bày ở Phần 1.2.1 ở trên, pháp luật Hoa Kỳ phân biệt khác rõ

giữa hai loại sáp nhập doanh nghiệp để hình thành tập đoàn công ty như sau: - Sáp nhập “ngang” (Horizontal Merger): Một công ty mua lại một hay các công ty khác có cùng lĩnh vực hoạt động (tức đối thủ cạnh tranh); và

- Sáp nhập “dọc” (Vertical Merger): Một công ty là nhà sản xuất và cung cấp hàng hoá mua lại một công ty hay một hệ thống phân phối và bán loại hàng hoá do

mình sản xuất ra, qua đó hình thành mối quan hệ người bán - người mua. Việc hình thành tập đoàn công ty theo hai cách nói trên đều có thể dẫn đến nguy cơ tiềm tàng là sự tự do cạnh tranh trên thị trường sẽ bị loại bớt và qua đó lợi

ích của người tiêu dùng sẽ bị thiệt hại thông qua sự lạm dụng vị trí độc quyền để thao túng thị trường của chính tập đoàn đó. Rơi vào hai tình huống này, việc sáp nhập công ty sẽ bị các Cơ quan chức năng của Chính phủ kiểm soát gắt gao. Việc hình thành tập đoàn công ty thông qua sáp nhập sẽ không bị “cấm” với điều kiện là (i) công ty bị mua lại không phải đối thủ cạnh tranh và (ii) công ty bị mua lại không

thuộc cùng chuỗi cung cấp hay phân phối sản phẩm.

Theo định nghĩa về Tập đoàn kinh tế một cách khá “chung chung” và khái quát của Nghị định 101/2009/NĐ, về bản chất pháp lý, việc hình thành các TĐKTNN trên cơ sở các liên kết có yếu tố tổ chức chính là hành vi sáp nhập doanh nghiệp, theo cả chiều “dọc” lẫn chiều “ngang”. Như vậy, để ngăn ngừa các nguy cơ

lạm dụng và thao túng của các Tập đoàn này thì phải chăng yếu tố “sở hữu nhà nước” và “chủ quản nhà nước” về mặt quản lý đối với công ty mẹ trong các tập đoàn kinh tế sẽ là sự bảo đảm cho việc kiểm soát từ góc độ của pháp luật về cạnh tranh? Tuy nhiên, các ví dụ về sự mất kỉểm soát về đầu tư và tài chính của Chính phủ tại Tập đoàn Vinashin và một số TĐKTNN khác trong thời gian vừa qua dường

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh (Trang 65)