Mặc dù luận văn này không bàn về “hệ thống pháp luật” (mà chỉ đề cập đến “khung pháp luật”, tức một bộ phận trong “hệ thống” đó), một sự cắt nghĩa về mục tiêu liên quan đế cả hai phạm trù này vẫn là cần thiết. Tác giả tạm mô phỏng, một
pháp luật” là các phòng hay bộ phận thuộc ngôi nhà đó. Mỗi phòng có những người ở khác nhau (vừa là “đối tượng điều chỉnh” vừa là các “chủ thể áp dụng luật”), trong khi cả ngôi nhà thuộc về một chủ sở hữu (tức Chính phủ hay Nhà nước là người xây nên hệ thống pháp luật và tổ chức vận hành nó). Như vậy, xét về phương diện lý thuyết, khung pháp luật về doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng, khi
được xây dựng, phải thoả mãn các điều kiện hay phục vụ các mục tiêu sau đây: (a) Phục vụ mục tiêu và lợi ích của Nhà nước hay Chính phủ (tức
“chủ sở hữu);
(b) Phục vụ mục tiêu và lợi ích các doanh nghiệp, tạm gọi là “chủ thể của khung pháp luật” (bao gồm chủ doanh nghiệp, các nhà điều hành doanh nghiệp và các đối tượng liên quan như người lao động, khách hàng, đối tác, người tiêu dung);
(c) Bảo đảm khả năng tự do hành động của các chủ thể của một khung pháp luật cụ thể trong sự tương tác với chủ thể của khung pháp luật khác và bản
thân họ với các khung pháp luật khác trong tổng thể hệ thống pháp luật; và (d) Bảo đảm tính hoà hợp về mặt kỹ thuật mỗi khung pháp luật cụ thể với các khung pháp luật khác trong hệ thống pháp luật, (hay nói một cách hình tượng, “các phòng” trong một “ngôi nhà pháp luật” đó với các “công năng” khác nhau cần
tạo nên sự nhất quán tổng thể của cả ngôi nhà).
Cần lưu ý là cả bốn mục tiêu nói trên cần phải được bảo đảm thực hiện một cách đồng bộ và hài hoà; trong trường hợp khác đi, hiệu quả thực thi của khung pháp luật sẽ bị cản trở và hạn chế. Nói một cách khác, khung pháp luật được xây dựng cần thoả mãn được các yêu cầu và tiêu chuẩn mang tính kỹ thuật và khoa học
của hệ thống pháp luật nói chung và các chế định pháp luật nói riêng, đó là (i) tính hệ thống (làm rõ các mục tiêu mà pháp luật cần đạt được, đồng thời xác định và xây dựng các phương tiện, công cụ, bộ phận và cấu trúc để thực hiện các mục tiêu
đó liên quan đến cả hai khâu ban hành pháp luật và thực thi pháp luật), (ii) tính nhất quán (hạn chế hay loại bỏ các chồng chéo và mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật), (iii) tính đồng bộ (các lĩnh vực pháp luật khác nhau cần được xây dựng
đồng thời để bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong qua trình áp dụng và thực thi), (iv) tính linh hoạt (cấu trúc của hệ thống pháp luật được xây dựng sao cho bảo đảm rằng
các văn bản và quy phạm pháp luật có thể được thay đổi một cách thuận tiện để thức ứng với các nhu cầu mới của cuộc sống đáp ứng, tuy nhiên không làm phá vỡ
các nguyên tắc chung đã hình thành và có hiệu lực lâu dài), và cuối cùng (v) tính thực tế (pháp luật cần bám sát các yêu cầu của cuộc sống và khả năng thực thi, đồng thời cần tính toán được hiệu quả kinh tế và xã hội từ việc áp dụng và thực thi
các văn bản pháp luật).